Một số đặc điểm về nhận thức của HS lớp 9

Một phần của tài liệu Dạy học hình học 9 ở trường trung học cơ sở theo hướng rèn luyện kỹ năng lập luận toán học cho học sinh (Trang 40 - 45)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.7. Một số đặc điểm về nhận thức của HS lớp 9

Với học sinh trung học cơ sở nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng, cấu trúc nhận thức của họ đã có sự thay đổi rõ rệt so với các lớp học dưới. Cụ thể, sự phát triển các hành động nhận thức của học sinh lớp 9 có thể được trình bày như sau:

1.7.1. Tri giác

Trong các lớp cấp II HS bắt đầu nghiên cứu và lĩnh hội các cơ sở của các khoa học. Các em phải nắm vững một khối lượng lớn kiến thức. Tài liệu phải lĩnh hội, một mặt đòi hỏi trình độ học tập – nhận thức và tư duy cao hơn trước đây, và mặt khác nó nhằm phát triển các hoạt động đó [1].

Khối lượng các đối tượng tri giác được tăng lên rõ rệt, tri giác của các em có tính trình tự, có kế hoạch và ngày càng hoàn thiện hơn. Khả năng phân tích, tổng hợp của các em được nâng cao, các em có thể tiến hành phân tích và tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự vật hiện tượng. Ở lứa tuổi này các em đã sử dụng thông tin cảm tính một cách linh hoạt, tùy thuộc vào nhiệm vụ tư duy. Hoạt động nhận thức của HS THCS dựa trên cơ sở của cái (khái niệm khoa học, nội dung học) và cách (phương pháp học) mà các em đã lĩnh hội được ở Tiểu học và phát triển ở trình độ cao hơn, có tính chuyên biệt hơn tuỳ thuộc vào hệ thống các khái niệm và nội dung các môn học. Ngôn ngữ của

các em đã có sự phát triển rõ về cả số lượng và chất lượng tuy nhiên vẫn chưa hoàn thiện [6].

- Khả năng quan sát phát triển, trở thành thuộc tính ổn định của cá nhân. Hoạt động nhận thức của HS THCS dựa trên cơ sở của cái (khái niệm khoa học, nội dung học) và cách (phương pháp học) mà các em đã lĩnh hội được ở Tiểu học và phát triển ở trình độ cao hơn, có tính chuyên biệt hơn tuỳ thuộc vào hệ thống các khái niệm và nội dung các môn học. Ngôn ngữ của các em đã có sự phát triển rõ về cả số lượng và chất lượng tuy nhiên vẫn chưa hoàn thiện [6].

- Tuy nhiên tri giác của các em vẫn còn những hạn chế như thiếu kiên trì, vội vàng [5].

Trí tuệ hóa các quá trình tri giác là điều kiện cần thiết để lĩnh hội có kết quả các tài liệu học tập bất kì, kể cả tài liệu trực quan như: các bản vẽ, sơ đồ, tranh [1].

Như vậy thông qua các nghiên cứu trên ta nhận thấy cùng với sự gia tăng của khối lượng tri giác thì khả năng tri giác của HS THCS đặc biệt là HS lớp 9 cũng được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Việc phát triển tri giác ở các em sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các thao tác tư duy và năng lực cho các em. Với các đặc điểm trên GV cần phát huy các lợi thế của các em bằng cách tăng cường các đối tượng tri giác trong dạy học, hướng dẫn điều khiển quá trình tri giác của HS một cách hợp lí để hoàn thiện tri giác của các em đặc biệt là thông qua các đối tượng hình học cũng như mô hình toán học trong môn Toán nhằm phát triển các thao tác tư duy cho HS. Cùng với việc có được nền tảng nhận thức, kiến thức khá đầy đủ, khả năng tập chung, suy luận đã được rèn luyện từ trước thì việc phát triển các năng lực sẵn có được nhiều điều kiện thuận lợi đặc biệt là kỹ năng lập luận đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp học dưới. Khả năng tri giác tốt cũng giúp các em có ưu thế trong việc tiếp thu với các đối tượng mới.

1.7.2. Trí nhớ

Ở tuổi HS THCS, đặc biệt là HS lớp 9, trí nhớ có những biến đổi căn bản: năng lực ghi nhớ chủ định được phát triển. Tính ý nghĩa, tính chủ định trong ghi nhớ được tăng nhanh vào những năm cuối cấp (sang cấp II, tri thức trở nên phức tạp hơn, trừu tượng hơn, điều đó đòi hỏi các em phải hiểu nội dung tri thức cần nhớ, không thể học vẹt, nhớ máy móc).

- Các em có khả năng sử dụng các loại trí nhớ một cách hợp lý: nhớ ngắn hạn dài hạn, nhớ có chủ định, biết tìm ra các phương thức ghi nhớ, biết phát huy vai trò của tư duy trong quá trình ghi nhớ một cách hiệu quả.

- Các em biết chọn lọc nội dung ghi nhớ và ghi nhớ tài liệu trừu tượng tốt.

- Ở các em bắt đầu hình thành phương pháp thủ thuật để ghi nhớ.

- Các em thường có khuynh hướng xem nhẹ việc ghi nhớ máy móc, mà coi trọng ghi nhớ ý nghĩa. [6]

- Cần giải thích cho các em rõ sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định nghĩa, những qui luật. Ở đây phải chỉ rõ cho các em thấy, nếu ghi nhớ thiếu một từ nào đó thì ý nghĩa của nó không còn chính xác nữa.

- Dạy cho HS phương pháp ghi nhớ lô-gíc.

- Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình.

- Chỉ cho các em, khi kiểm tra sự ghi nhớ, phải bằng sự tái hiện mới biết được sự hiệu quả của sự ghi nhớ (Thường thiếu niên hay sử dụng sự nhận lại).

- Cần chỉ cho các em thiết lập các mối liên tưởng ngày càng phức tạp hơn, gắn tài liệu mới với tài liệu cũ, giúp cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thống hơn, đưa tài liệu cũ vào hệ thống tri thức [6].

Khuyết điểm phổ biến của HS nhỏ trong việc làm độc lập và tâm thế muốn ghi nhớ tài liệu (mà chưa hiểu) và thói quen học thuộc lòng mọi cái bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều đó đem lại tác hại lớn. Tuy nhiên trong chính thời kì thiếu niên sự phát triển trí nhớ đi theo hướng trí tuệ hóa nó [1].

Theo tác giả A.V.PETROVSKI: “Có sự phụ thuộc trực tiếp giữa việc sử dụng những thủ thuật ghi nhớ, mức độ nắm vững những thủ thuật đó với hiệu quả ghi nhớ và tái hiện” [1].

Qua các nghiên cứu của các tác giả ở trên ta thấy rằng ngoài việc ghi nhớ máy móc thì khả năng ghi nhớ ý nghĩa đã phát triển mạnh và đem lại hiệu quả ghi nhớ tốt từ đó người GV cần hướng dẫn HS biết cách lựa chọn cách ghi nhớ phù hợp với từng trường hợp cần ghi nhớ. Qua môn Toán GV có thể rèn luyện cho các em cách ghi nhớ logic, có trình tự thông qua việc rèn luyện các thao tác tư duy khi học Toán. Thông qua việc giúp các em ghi nhớ một cách hiệu quả, giáo viên có thể giúp HS kết hợp những

điều đã học được để phát triển kỹ năng lập luận như việc ghi nhớ đặc trưng của các đối tượng tính toán, ghi nhớ là lựa chọn các phương án giải quyết vấn đề bằng cách chứng minh một cách tối ưu.

1.7.3. Tư duy

- Ở đầu cấp học tư duy trực quan hình tượng vẫn tiếp tục phát triển, và nó giữ một ví trí quan trọng trong cấu trúc tư duy của các em dẫn đến nhiều lúc các em nhầm lẫn giữa dấu hiệu bản chất và không bản chất.

- Tư duy trừu tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong mọi hoạt động cuối cấp nhất là ở HS lớp 9. Đây là đặc điểm cơ bản của sự phát triển nhận thức ở thiếu niên.

- Thao tác tư duy được các em vận dụng khá nhuần nhuyễn, tính phê phán trong tư duy phát triển, các em biết lập luận và giải quyết vấn đề một cách có căn cứ.

- Mức độ tính chất của tư duy trừu tượng được hình thành ở mỗi em là khác nhau (do trình độ nhận thức, yếu tố di truyền, tính tích cực hoạt động ở mỗi người là khác nhau) [6].

- Tư duy cụ thể vẫn giữ vai trò chủ đạo, tư duy khái quát hóa trừu tượng hóa được phát triển, khả năng suy luận của các em đã có bước phát triển mới.

- Khả năng nhận định và giải quyết vấn đề được phát triển, biết cách giải quyết các nhiệm vụ được giao và đưa ra cũng như bảo vệ các quan điểm của mình.

- Tuy nhiên nhận thức của các em còn một số hạn chế như: các em vẫn chú trọng các đặc điểm bề ngoài hơn là các đặc điểm bản chất bên trong của sự việc, với một số thiếu niên hoạt động nhận thức chưa thực sự độc lập, tinh thần kiên trì trong học tập của các em còn yếu, các em thích học nhanh nhưng lại ngại suy nghĩ, không có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề phức tạp, chỉ muốn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng để thu được kết quả. Khả năng tưởng tượng của các em phong phú nhưng thiếu thực tiễn. Với các đặc điểm trên người GV cần thực hiện các biện pháp sư phạm giúp phát triển khả năng tư duy trực quan cũng như trừu tượng của HS, đồng thời thông qua việc rèn luyện các thao tác tư duy giúp HS hoàn thiện tư duy và giải quyết các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả. Tập trung phát triển tư duy cho các em cũng góp phần giúp các em nhìn nhận vấn đề một cách chính xác, có lô-gíc từ đó góp phần không nhỏ trong việc liên kết các vấn đề, nhiệm vụ và yêu cầu lập luận trong Toán học cũng như thực tiễn từ đó góp phần rèn luyện năng lực này.

1.7.4. Về ngôn ngữ

“So với HS tiểu học ngôn ngữ của HS THCS phong phú hơn hẳn về lượng từ, đặc biệt là những thuật ngữ khoa học tăng lên rõ rệt điều này thể hiện rõ nhất ở các em HS cuối cấp.

- Ngôn ngữ vốn từ của các em tăng rõ rệt, tuy nhiên khả năng sử dụng ngôn ngữ cũng như biểu đạt ý bằng ngôn ngữ còn chưa tốt.

- Vì vậy việc phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em nên được quan tâm, rèn luyện thông qua việc yêu cầu các em phát biểu định nghĩa định lí cũng như trình bày các lời giải của mình khi học tập môn Toán.

Về sự phát triển của tưởng tượng:

- Cả hai hình thức tưởng tượng là tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo đều phát triển.

- Do sự phát triển của hoạt động trí tuệ làm cho tính li kì trong tưởng tượng giảm dần đi, tưởng tượng của các em gần với hiện thực hơn, tính lãng mạn bay bổng của trẻ phát triển cao.” [6].

Hoạt động nhận thức của HS THCS dựa trên cơ sở của cái (khái niệm khoa học, nội dung học) và cách (phương pháp học) mà các em đã lĩnh hội được ở Tiểu học và phát triển ở trình độ cao hơn, có tính chuyên biệt hơn tuỳ thuộc vào hệ thống các khái niệm và nội dung các môn học. Ngôn ngữ của các em đã có sự phát triển rõ về cả số lượng và chất lượng tuy nhiên vẫn chưa hoàn thiện [6].

Qua nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Huệ ta thấy rằng ngôn ngữ của HS THCS đặc biệt là HS lớp 9 có sự phát triển mạnh cả về mặt số lượng và chất lượng tuy nhiên vẫn có những hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ cũng như biểu đạt ý tưởng qua ngôn ngữ. Như vậy để phát triển ngôn ngữ cho HS ngoài việc rèn luyện các hoạt động ngôn ngữ trong môn toán như: phát biểu định nghĩa, định lí, trình bày ý kiến, lời giải của một bài toán hay vấn đề toán học cũng như việc rèn luyện các tư duy lô - gíc trong việc sử dụng ngôn ngữ cho HS là điều cần thiết vì ngôn ngữ là phương tiện của tư duy việc rèn luyện các thao tác tư duy cũng góp phần phát triển tư duy đồng thời từ đó cũng góp phần phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ ở các em. Ngôn ngữ phát triển, đặc biệt là ngôn ngữ toán học sẽ giúp các vấn đề liên quan được diễn tả một cách khoa học, rõ ràng từ đó hướng tới việc xác định các nhiệm vụ toán học rõ ràng, đặc biệt là

các hoạt động lập luận từ đó hỗ trợ cho các hoạt động nhằm phát triển kỹ năng lập luận đạt hiệu quả cao.

Nhìn chung, hoạt động nhận thức (lĩnh hội đối tượng học) của HS TH và THCS đều tuân theo quy luật của quá trình nhận thức.

Một phần của tài liệu Dạy học hình học 9 ở trường trung học cơ sở theo hướng rèn luyện kỹ năng lập luận toán học cho học sinh (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)