CHƯƠNG 1. ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
1.1. Những yếu tố tác động đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên về công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở
Sau khi tỉnh Thái Nguyên được tái lập, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Thái Nguyên ra quyết định thành lập Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII về công tác cán bộ và những văn bản quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên,…
là những định hướng quan trọng để Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đề ra những chủ trương về công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở giai đoạn 1997 - 2010.
Trong những năm đầu đi vào hoạt động (1997 - 2000), mặc dù còn nhiều khó khăn, nhất là thiếu hụt cán bộ giảng dạy do điều động cán bộ nhà trường cho tỉnh Bắc Kạn, Đảng ủy nhà trường đã kịp thời đề ra chủ trương sắp xếp, điều chỉnh, đề bạt một số cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý, ổn định bộ máy tổ chức; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; phổ biến kịp thời và quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên trong quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại trường.
Năm 2000, bộ máy tổ chức của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên được kiện toàn theo mô hình chung về tổ chức các trường chính trị trong cả nước.
Thời gian này, nhà trường đang trong giai đoạn cải tạo và xây dựng mới, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ
theo phân cấp rất lớn nên nhà trường không đủ điều kiện để đáp ứng, đặc biệt là các lớp hệ tập trung và tại chức tại trường. Nguồn kinh phí được cấp hạn chế, nhà trường còn phải chi thêm nhiều khoản kinh phí hỗ trợ nên nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng càng hạn hẹp. Trong bối cảnh khó khăn, Đảng bộ trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã chủ trương phát huy sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Đảng ủy đề ra chủ trương trước mắt và lâu dài để xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, tiếp tục cử cán bộ đi đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chủ trương thực hiện sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa Ban Giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong việc tổ chức mọi hoạt động phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.
Năm 2003, Đại hội Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên lần thứ VI, nhiệm kỳ 2003 - 2005 đƣợc tổ chức. Đại hội nhấn mạnh vị trí, vai trò của công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở, khẳng định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của nhà trường. Sau Đại hội, Đảng uỷ nhà trường đã xây dựng Chương trình hành động số 01-CTr/ĐU ngày 15/4/2004 về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên lần thứ VI. Chương trình xác định 7 nội dung chủ yếu. Trong đó, đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở, Chương trình nhấn mạnh chủ trương của Đảng bộ nhà trường là: “Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và một số nghiệp vụ khác cho cán bộ, đảng viên trong tỉnh, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần thúc đẩy các quá trình kinh tế - xã hội phát triển”. Để thực hiện mục tiêu chung đó, Đảng bộ nhà trường chủ trương lãnh đạo đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường “cụ thể hoá các quan điểm mới của Trung ương để đưa vào trong các bài giảng, nhất là các môn học về dân vận, về văn hoá xã hội để tiếp tục tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong các lớp học của nhà trường” [17].
Bước vào năm 2005, đất nước ta diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, nhiều ngày kỷ niệm lớn. Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên cùng với nhân dân cả nước phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng; thi đua hoàn thành những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Kế hoạch Nhà nước 5 năm (2001 - 2005); lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên; kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng (1930 - 2005); 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 - 2005); 115 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 2005); 60 năm ngày Toàn quốc kháng chiến (1946 - 2006)… Trong bối cảnh đó, tháng 5/2005, Đại hội Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên lần thứ VII đƣợc tổ chức. Đại hội đã xác định mục tiêu tổng quát của Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên trong nhiệm kỳ 2005 - 2010 là:
“Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Phấn đấu xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, nhà trường phát triển bền vững, các đoàn thể quần chúng đạt vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới” [18]. Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2005 - 2010, trong đó công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở đƣợc nhấn mạnh là nhiệm vụ hàng đầu: “Bám sát mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2005 - 2010, chủ động tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các cấp để lãnh đạo thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị hằng năm. Đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời kỳ mới, góp phần vào việc đổi mới nhận thức coi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch, sử dụng đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở” [18].
Nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở đƣợc Đại hội cụ thể hóa thành các chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhiệm kỳ:
- Lãnh đạo thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, đảm bảo kế hoạch, chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Phấn đấu mỗi năm mở từ 35 lớp đào tạo, bồi dƣỡng trở lên.
- Có từ 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh trở lên. Xuất bản mỗi năm 2 số bản tin nghiên cứu - trao đổi.
- 100% giảng viên đăng ký thao giảng các cấp. Các giảng viên tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phấn đấu đến năm 2010 có từ 30%
số giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên [18].
Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VII, trong những năm 2005 - 2010, căn cứ vào nhiệm vụ chính trị hằng năm của nhà trường, Đảng ủy Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã chủ động xây dựng Nghị quyết về nhiệm vụ công tác Đảng các năm. Qua các Nghị quyết hằng năm, chủ trương, quan điểm của Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đối với việc lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở đƣợc thể hiện rõ.
Trong công tác quản lý học viên, Đảng ủy xác định công tác tổ chức quản lý đào tạo nói chung, quản lý học viên trong quá trình học tập nói riêng có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở và nâng cao toàn diện chất lƣợng công tác của Nhà trường. Năm 2009, Đảng ủy Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/ĐUTCTr ngày 20/4/2009 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ trong công tác quản lý học viên nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị. Nghị quyết nêu rõ 04 mục tiêu trong công tác quản lý học viên:
“Một là, lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý học viên thực hiện theo đúng quy định, nâng cao chất lượng học tập, xây dựng kỷ cương, nền nếp trong nhà trường.
Hai là, xây dựng cho mỗi cá nhân học viên và tập thể lớp học ý thức chấp hành tốt quy chế đào tạo, nội quy học tập và sinh hoạt tập thể. Giải quyết tốt mỗi quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của học viên.
Ba là, ngăn ngừa và khắc phục những biểu hiện tự do, tùy tiện trong học tập và rèn luyện của học viên; xây dựng lề lối, phong cách học tập khoa học.
Bốn là, công tác quản lý học viên phải bằng nội dung cụ thể, có kiểm tra, đánh giá, xếp loại, biểu dương, phê bình, thông báo kết hợp với cơ quan, đơn vị có cán bộ đi học để quản lý học viên. Đồng thời phải có kiểm tra, đánh giá đối với các chủ thể quản lý” [20].
Nghị quyết số 18-NQ/ĐUTCTr ngày 22/12/2009 của Đảng ủy Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên về nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng năm 2010 nhấn mạnh: “… Tập trung nâng cao chất lượng đi đôi với mở rộng các loại hình và hình thức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ của tỉnh…
Mục tiêu trọng tâm là lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn” [21].
Những chủ trương của Đảng bộ trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên qua các nhiệm kỳ là cơ sở để Ban Giám hiệu, các khoa chuyên môn, các phòng chức năng và đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở trong những năm 1997 - 2010.