Chỉ đạo xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở

Một phần của tài liệu Đảng bộ trường chính trị tỉnh thái nguyên lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở (1997 2020) (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 1. ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

1.2.3. Chỉ đạo xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở

Năm 1997, sau khi tỉnh Thái Nguyên được tái lập, Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên ra đời trên cơ sở Trường Chính trị tỉnh Bắc Thái. Vấn đề chia tách tỉnh tác động trực tiếp đến việc điều động cán bộ của nhà trường. Do nhu cầu công tác của tỉnh mới, Đảng ủy nhà trường đã chỉ đạo điều động 6 cán bộ cho tỉnh Bắc Kạn, có 4 giảng viên, trong đó 1 đồng chí phó hiệu trưởng được đề bạt làm trưởng ban, 2 đồng chí được đề bạt làm phó ban và 1 đồng chí được đề bạt làm trưởng phòng. Sau khi có quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về bộ máy của nhà trường theo mô hình mới, Đảng ủy nhà trường đã chỉ đạo tiến hành sắp xếp, điều chỉnh, đề bạt một số cán bộ giữ các chức vụ trưởng khoa, phó khoa; trưởng phòng, phó phòng. Năm 2000, bộ máy tổ chức của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên cũng được kiện toàn thêm một bước theo mô hình chung về tổ chức các trường chính trị trong cả nước. Ban Giám hiệu vẫn có hai người, nhưng sự phân công trách nhiệm rõ ràng hơn. Toàn trường có 48 cán bộ, trong đó có 21 giảng viên. Số cán bộ giảng dạy tập trung trong bốn khoa là Khoa Lý luận cơ sở, Khoa Dân vận, Khoa Quản lý nhà nước và Khoa Xây dựng Đảng. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, cơ cấu đội ngũ của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên về cơ bản chƣa có những thay đổi đáng kể.

Trên cơ sở đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên đƣợc xây dựng qua các năm (1997 - 2010), Đảng ủy nhà trường đã quan tâm sâu sát, tăng cường chỉ đạo bổ sung số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ trên tất cả các phương diện:

Tư tưởng chính trị, năng lực chuyên môn, đời sống vật chất và tinh thần.

Về tư tưởng chính trị, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo tổ chức học tập đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước kịp thời cho cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường, nhất là các chỉ thị, nghị quyết liên quan trực tiếp đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở. Từ đó, cán bộ, đảng viên nhà trường đều an tâm công tác, có lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh. Không có cán bộ, đảng viên nào tham nhũng, lợi dụng chức quyền tham ô của công, lãng phí tiền của nhà nước, của cơ quan. Cán bộ, đảng viên luôn là những người gương mẫu trong mọi hoạt động của nhà trường, có uy tín nên đã phát huy vai trò lôi kéo quần chúng tham gia các phong trào. Sinh hoạt của Đảng bộ và các chi bộ hàng tháng, hàng quý đƣợc thực hiện đều đặn theo nguyên tắc tập trung dân chủ; nội bộ đoàn kết thống nhất; duy trì nền nếp đấu tranh tự phê và phê bình. Đảng bộ nhà trường làm tốt công tác quản lý, rèn luyện đảng viên, chú trọng công tác xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh. Hằng năm, Đảng bộ đều tiến hành phân tích chất lƣợng đảng viên. Trong những năm 1997 - 2000, 100%

đảng viên thuộc Đảng bộ trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đủ tư cách loại I; 4/4 chi bộ đạt trong sạch vững mạnh 5 năm liền, trong đó có một chi bộ đạt trong sạch vững mạnh xuất sắc ba năm liên tục được Đảng bộ cấp trên khen thưởng, 11 cán bộ, giảng viên, nhân viên đã được kết nạp Đảng. Đảng bộ trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 5 năm liền đạt trong sạch vững mạnh xuất sắc và được khen thưởng (1994 - 1999).

Về năng lực chuyên môn, công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, giảng viên được Đảng ủy nhà trường quan tâm. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã cử nhiều lượt cán bộ giảng dạy xuống các địa phương, cơ sở để tìm hiểu thực tế, phục vụ

các bài giảng, phục vụ các chuyên đề nghiên cứu khoa học. Nhà trường đã tổ chức cho cán bộ, giảng viên đi tham quan, học tập một số trường bạn ở Hà Giang, Nghệ An, Quảng Trị, … và đón tiếp một số trường bạn như Bắc Giang, Hưng Yên, Lai Châu đến tham quan, giao lưu, học hỏi lẫn nhau.

Đảng uỷ và Ban Giám hiệu nhà trường đã cử nhiều lượt cán bộ đi đào tạo lý luận chính trị (bằng cử nhân thứ hai); khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ giảng dạy trẻ đi thi và học các lớp cao học, nghiên cứu sinh. Cán bộ giảng dạy các khoa tham gia tích cực các lớp bồi dƣỡng, các đợt tập huấn do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính quốc gia tổ chức. Tính riêng năm 2006, nhà trường đã cử 47 lượt cán bộ giảng dạy đi tập huấn chương trình, giáo trình, tập huấn các chuyên đề tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính quốc gia.

Bảng 1.3. Cơ cấu về trình độ của đội ngũ giảng viên trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên (1997 - 2010)

Năm Tổng số cán bộ, GV

Số lƣợng giảng viên

Trình độ chuyên môn Trình độ LLCT Cử

nhân Thạc sĩ Tiến sĩ Trung cấp

Cao cấp

1997 44 22 22 01 0 08 01

1998 42 20 20 01 0 08 01

1999 45 22 22 03 0 09 02

2000 48 23 23 03 01 10 03

2001 50 25 25 04 01 10 03

2002 53 32 32 05 01 11 04

2003 52 32 32 07 0 11 04

2004 48 33 33 07 0 11 06

2005 55 34 34 07 01 11 08

2006 53 33 33 08 01 13 10

2007 57 34 34 08 0 14 11

2008 55 33 33 09 0 14 11

2009 53 31 31 09 0 14 11

2010 45 30 30 10 0 14 12

Nguồn: Phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu – Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

Bảng thống kê trên cho thấy: Giai đoạn 1997 - 2010 có sự biến động về số lượng cán bộ nói chung, số lượng giảng viên nói riêng của nhà trường. Với sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, trình độ chuyên môn và trình độ LLCT của đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, số giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số cán bộ, giảng viên của nhà trường.

Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, Đảng ủy còn quan tâm chỉ đạo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường. Trong những năm 1997 - 2010, những hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức khá sôi nổi, thu hút cán bộ, giảng viên nhà trường tham gia. Cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường được đi nghỉ mát tại Sầm Sơn, Thanh Hoá. Việc thực hiện chính sách, quyền lợi liên quan đến cán bộ, giảng viên, nhân viên được công khai. Nhà trường tiếp tục đề nghị cho các đồng chí được hưởng phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp trách nhiệm, được nâng ngạch, hưởng chế độ phụ cấp đứng lớp theo văn bản của Chính phủ và hướng dẫn của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu Đảng bộ trường chính trị tỉnh thái nguyên lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở (1997 2020) (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)