Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.2. Một số khái niệm cơ bản
GDTM góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Vì vậy cần tiến hành GDTM cho trẻ ngay từ nhỏ.
Nguyễn Thị Thanh Hà (2020) cho rằng “GDTM là GD sự hiểu biết, cảm xúc cái đẹp và lòng mong muốn xây dựng, thể hiện, sáng tạo cái đẹp trong hiện thực, với mục đích mở rộng nhận thức của con người nhằm xây dựng thế giới tình cảm, phát triển và củng cố MQH giữa con người và cuộc sống. GDTM góp phần phát triển toàn diện nhân cách, tích cực giúp cho việc thấm nhuần các tư tưởng tiên tiến của thời đại, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa chân - thiện - mỹ”. [8]
Trần Phạm Quang Trung, Đinh Hồng Thái quan niệm “GDTM tạo điều kiện phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ, kích thích sự xuất hiện của những rung động, cảm nhận thẩm mỹ về vẻ đẹp của hình ảnh, màu sắc, sự cân đối, hài hòa...;
từ đó, hình thành nên những giá trị cảm xúc và thái độ và thị hiểu thẩm mỹ.
GDTM có tác động tới cuộc sống của chúng ta”. [24].
Mục tiêu của GDTM là loại bỏ những khiếm khuyết và phát triển ý thức về cái đẹp trong tâm hồn. GDTM có quan hệ với GD đạo đức, trí tuệ, môi trường, XH và lao động qua đó lĩnh hội những nét đẹp của thiên nhiên, quan hệ xã hội, lao động và cuộc sống, phát triển thiên hướng nghệ thuật, khơi dậy trong con người yêu cái đẹp qua thơ ca, âm nhạc, văn học, mỹ thuật.[53]
Vậy, theo chúng tôi: “GDTM là một quá trình tác động có hệ thống và có mục đích vào nhân cách của cá nhân nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, GD lòng yêu cái đẹp và đưa cái đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo”.
1.2.2. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
GDTM cho trẻ MG là một trong những ND quan trọng. Năng lực thẩm mỹ chiếm một vị trí quan trọng trong nhân cách sáng tạo. Sự phát triển và bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ có tác dụng thiết yếu đối với sự sáng tạo và có liên quan trực tiếp đến sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi thiếu nhi, GD phát triển khả năng thẩm mỹ sẽ thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Denac (2014) cho rằng, phát triển khả năng thẩm mỹ là cho trẻ trải nghiệm, sáng tạo, đánh giá và thể hiện cái đẹp, phát triển MQH hướng tới thiên nhiên và hướng tới cái đẹp trong MQH giữa các cá nhân.[34]
Mục tiêu cuối cùng của GD MG là sự phát triển tự nhiên của trẻ và GV là người giúp trẻ phát triển thông qua các tiếp xúc tích cực với môi trường xung quanh bằng các HĐ nghệ thuật như ÂN, vận động, thơ văn, thủ công, mỹ thuật.
Việc bồi dưỡng giáo dục phát triển thẩm mỹ của trẻ em trong lĩnh vực nghệ thuật bao gồm âm nhạc, vận động, mỹ thuật, ngôn ngữ hướng đến sự phát triển toàn
diện về sức khỏe, MQH con người, môi trường, ngôn ngữ và cách diễn đạt của trẻ. [35]
Ở MG, thẩm mỹ là mặt phát triển nhanh nhất bởi đặc trưng tâm lí của giai đoạn này được biểu hiện ở tính hình tượng, tính dễ cảm xúc. Ngoài ra, phát triển thẩm mỹ sẽ kéo theo phát triển đạo đức, trí tuệ và thể chất. Do đó trang bị và bồi dưỡng thẩm mỹ qua các HĐ nghệ thuật chính là tổ chức cho trẻ HĐ hướng tới đối tượng, giúp trẻ tìm kiếm vẻ đẹp của chúng, đồng thời phản ánh chúng qua nhận thức của trẻ. [21]
GDTM cho trẻ MG chiếm một vị trí tăng cảm xúc lẫn tư duy ở các mức độ khác nhau, từ rung động thẩm mỹ đến đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ. Để phát triển khả năng thẩm mỹ ở lứa tuổi MG thì cần cho trẻ trải nghiệm, sáng tạo, đánh giá và thể hiện cái đẹp nhằm khơi gợi lòng ham muốn khám phá, cảm thụ và sáng tạo cái đẹp từ cuộc sống thiên nhiên xung quanh, MQH giữa mọi người, thúc đẩy sự phát triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách tốt đẹp ở trẻ. Qua đó, có thể thấy, GDTM cho trẻ MG là một việc làm không thể không có, cần được tiến hành triệt để, có hiệu quả.
Vậy, theo chúng tôi GDTM cho trẻ MG “là hoạt động của trẻ MG được GV tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu tìm hiểu khám phá, hình thành thị hiếu thẩm mỹ và nhận thức đúng đắn về cái đẹp thông qua các HĐ ở trường MN, góp phần thức hiện mục tiêu GD phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này”.
1.2.3. Hoạt động âm nhạc ở trường mầm non
HĐÂN như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc...
sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực.
ÂN ảnh hưởng đến trẻ, phát triển tai nghe cho trẻ, gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu. Vì vậy, GDÂN đối với trẻ MN là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người GV phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với ÂN trong tất cả các HĐ.
Khi nghe hát, nghe nhạc dưới tác động của âm thanh, trẻ MG có cảm xúc và bộc lộ cảm xúc đó bằng cử chỉ, HĐ của hình thể, chân, tay, đầu một cách ngẫu hứng. Đó là cảm xúc tự nhiên bật ra bằng hành động theo tính chất giai điệu hoặc nhịp điệu của bài hát, bản nhạc.
HĐÂN là một HĐ rất thiết thực, làm cho trẻ thêm yêu cuộc sống, giúp trẻ phát triển thẩm mỹ một cách tích cực. [10]
Tác giả Lô-tô-kốp-xki viết: “Cả người lớn cũng như trẻ em, thông thường khi nghe nhạc đều có ý muốn cử động theo nhịp tiết tấu. Tay họ đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư. Đó chính là hình thức của múa hát tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc,vừa tự ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình”.[10, tr67]
Vậy, theo chúng tôi: “HĐÂN là HĐ GD tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. HĐÂN hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. HĐÂN còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức”.
1.2.4. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc ở trường mầm non
Với HĐÂN ở trường MN giúp trẻ biết nhận xét, trao đổi với những tác phẩm ÂN trẻ yêu thích, dễ hát, âm hưởng vui tươi, sảng khoái. Qua HĐÂN giúp hình thành những cảm xúc thẩm mỹ qua cảm nhận của ý nghĩa lời ca, âm điệu, tiết tấu... từ đó GDTM cho trẻ.
Với HĐÂN có quá trình sẽ tạo cho trẻ ham thích, hình thành thị hiếu ÂN, giúp trẻ cảm nhận cái đẹp qua các lời ca, giai điệu, tiết tấu từ đó giúp GDTM cho trẻ. [9]
Bài hát với những lời ca trong sáng, giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, dễ thuộc là phương tiện để GDTM tốt nhất [10].
Như vậy, theo chúng tôi, “GDTM cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐÂN ở trường MN là GD cái đẹp cho trẻ 5-6 tuổi. HĐÂN là một trong những phương tiện nghệ thuật giúp GD cái đẹp cho trẻ 5-6 tuổi qua đó hình thành các cảm xúc thẩm mĩ và GDTM cho trẻ”.