Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.4. Lí luận về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc ở trường mầm non
1.4.6. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc ở trường mầm non
1.4.6.1. Yếu tố chủ quan
GDMN có vai trò nền móng vững chắc cho các cấp bậc học tiếp theo. Khi thực thi chương trình GDMN theo PP mới, GV cần biết tích hợp nội dung, hình thức trong các HĐÂN hợp lý, hài hòa tạo môi trường thân thiện, phù hợp cho trẻ HĐ với phương châm lấy trẻ làm trung tâm. Qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng XH, thẩm mỹ.
GVMN phải nhận thức được về yêu cầu của đổi mới GDMN, có hiểu biết về sự cần thiết của việc GDTM cho trẻ 5-6 tuổi. Nhận thức của GV về HĐÂN sẽ thuận lợi khi GV tổ chức GDTM cho trẻ. Ngược lại, nếu nhận thức chưa đúng, không thấy được vai trò của HĐÂN thì khó hình thành và phát triển về thẫm mỹ cho trẻ có hiệu quả.
Với trẻ 5-6 tuổi HĐÂN là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Cho nên GV cần thành thạo các PP, hình thức và đảm bảo các điều kiện để tổ chức tốt các HĐÂN cho trẻ qua đó GDTM. Nếu GV biết cách tổ chức HĐÂN để phát huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo của trẻ thì hiệu quả GDTM cao. GV phải chú ý quan sát, nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có HĐ không? Có thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng cùng bạn để có hướng giải quyết tình huống, tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dần cho trẻ quan tâm, thích thú với các HĐÂN. Vì vậy GV cần nhận thức được tầm quan trọng của HĐÂN để GDTM đối với trẻ 5-6 tuổi.
Trong mọi HĐ, GV đều có thể tích hợp với GDÂN, căn cứ ND các giờ học, các HĐ tổ chức để lựa chọn các tác phẩm âm nhạc cho phù hợp. Mọi tiết học đều có thể dùng các HĐÂN, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn.
Trong các giờ học ở lớp MN, những giờ học ÂN luôn mang lại cho trẻ nhiều
niềm vui. Vì vậy GV cần khéo léo sử dụng phương tiện ÂN để qua đó GDTM cho trẻ một cách tốt và hiệu quả nhất.
1.4.6.2. Yếu tố khách quan Yếu tố thuộc về trẻ:
Trẻ phải tích cực trong tham gia các HĐ GDTM. Trẻ MN rất thích HĐÂN, thích nghe nhạc và thích tham gia vào các HĐÂN. Thực tế GDÂN ở độ tuổi MN cho thấy, khả năng cảm thụ ÂN của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải phải qua một quá trình: Học - chơi - tiếp xúc thường xuyên, liên tục qua việc trẻ HĐÂN.
Theo chương trình GDMN mới, HĐÂN cho trẻ cần đảm bảo các ND: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi ÂN. Cách thức tổ chức các HĐÂN phải thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt dựa trên thực tế nhóm lớp, và đặc điểm tâm lý trẻ, để trẻ được thoải mái vận động, nhanh nhẹn, tự tin hơn. Trong giờ HĐÂN cần cho trẻ làm quen với một số bài hát khác, phù hợp với ND bài dạy và lứa tuổi, bài hát có thể do GV sáng tác hoặc sưu tầm. Cao hơn nữa với những trẻ có năng khiếu nếu có biện pháp phù hợp có thể phát hiện và phát triển năng khiếu ÂN và qua đó GDTM cho trẻ tốt hơn.
Môi trường GD, CSVC:
Đổi mới, sáng tạo trong HĐÂN cho trẻ 5-6 tuổi giúp bồi dưỡng ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực trong MQH chặt chẽ với nhau, góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện. Chính vì thế mà cần phải có môi trường GD tốt và CSVC trường lớp đầy đủ. Cơ sở hạ tầng, đồ dùng, phương tiện DH của trường lớp ảnh hưởng đến HĐÂN tổ chức cho trẻ ở trường MN.
Điều kiện CSVC, trang thiết bị đảm bảo cho HĐ GDTM cho trẻ 5-6 tuổi.
Điều kiện CSVC, kỹ thuật: bao gồm các trang thiết bị, không gian, quang cảnh, sân bãi, kinh phí tạo điều kiện tốt nhất cho các HĐÂN của trẻ. Nhà trường phải có cơ chế chính sách, đãi ngộ đúng mức với những GV tích cực, có thành tích trong GDTM sáng tạo ở các ND tiết học khác nhau.
Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - XH.
Thực tế hiện nay GDTM trong trường MN đã có những chuyển biến tích cực, đã có sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể trong XH, quan tâm thực hiện triển khai các chuyên đề GDÂN, lồng ghép ND GDTM phù hợp trong các tiết dạy: hát, múa, cảm thụ ÂN cho trẻ 5-6 tuổi, hoặc qua các cuộc thi, hội thi GV giỏi, “bé khoẻ, bé ngoan”, “bé khéo tay”, giai điệu tuổi hồng, tiếng hát trẻ thơ…Việc GDTM là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các MQH XH phức tạp. Vì thế, việc GDTM cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐÂN đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng XH và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong XH.
Nhà trường với điều kiện môi trường GD thích hợp giúp GDTM cho trẻ thông qua các HĐGD nói chung và HĐÂN nói riêng.
Môi trường XH bên cạnh các mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực luôn tồn tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến trẻ. Trẻ với đặc điểm hiếu động và ít vốn sống lại trẻ dễ bắt chước theo, dần dần trở thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến trẻ. Do vậy cần đảm bảo rằng có sự phối hợp đúng đắn, thống nhất tác động GD giữa nhà trường và gia đình để ngăn chặn các hậu quả xấu trong GD.
Khi nói đến GDTM cho trẻ 5-6 tuổi chúng ta thường coi đó là nhiệm vụ của trường MN với các “tiết học” tạo hình, múa hát, đóng kịch… mà hầu như ít người chú ý đến một trong những nhà GD đầu tiên, chủ yếu nhất và tuyệt vời nhất - đó chính là gia đình của trẻ. Trẻ lớn lên trong môi trường có GD gia đình tốt, các thành viên yêu thương, đoàn kết, có truyền thống thì trẻ sẽ được thừa hưởng những thuận lợi đó để làm nên ftangr cho sự hoàn thiện bản thân. Sự cảm nhận đầu tiên, rực rỡ nhất, ấn tượng nhất về vẻ đẹp được bắt nguồn từ thẩm mỹ của cha mẹ qua nhữn lời ca, lời ru ngọt ngào từ thuở ấu thơ, từ khi mới sinh ra đời, từ MQH giao tiếp - ứng xử tốt đẹp trong gia đình, đây là điều kiện thuận lợi nhất
để GDTM cho trẻ 5-6 tuổi. Vì vậy, cha mẹ trẻ phải có sự phối hợp cùng nhà trường trong GDTM cho trẻ. GD con cái trong gia đình không phải chỉ là việc riêng của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người sinh ra trẻ. GD gia đình mang tính xúc cảm mạnh mẽ, có khả năng cảm hóa lớn nhất. Tùy vào điều kiện kinh tế, đời sống của mỗi gia đình mà việc tiến hành GD trong các giai đoạn phát triển của trẻ có các nội dung, hình thức, nhiệm vụ khác nhau. Gia đình có vai trò và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các HĐ kết hợp. Gia đình là nơi trẻ được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Ảnh hưởng GD của gia đình đến với trẻ là đầu tiên và sớm nhất.
Chính vì vậy, nếu cha mẹ trẻ mà không hiểu và phối hợp GDTM cho trẻ qua HĐÂN của trẻ thì sẽ ảnh hưởng đến việc GDTM cho trẻ.
Như vậy, chúng ta đều thấy rằng trong lý luận cũng như trong thực tiễn GD, nếu đảm bảo được sự thống nhất tác động trong GD trẻ từ nhà trường, gia đình và XH được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi HĐGD có điều kiện đạt hiệu quả tốt.
Kết luận chương 1 Kết quả nghiên cứu lí luận cho thấy:
GDTM ở trường MN là một trong các lĩnh vực GD chủ yếu cho bước đầu tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện ở trẻ. GDTM thông qua HĐAN trẻ được rèn luyện để có khả năng cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật.
Trên cơ sở tìm hiểu tổng quan nghiên cứu vấn đề, tìm hiểu các khái niệm liên quan đến lý luận GDTM cho trẻ MN như: GD, GDTM, HĐÂN, GDTM cho trẻ 5-6 tuổi, GDTM cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐÂN.
Các nội dung lý luận GDTM cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐAN là: Vai trò GDTM, đặc điểm GDTM, điều kiện GDTM, ưu thế/mục tiêu/nội dung/phương pháp/hình thức/ kiểm tra đánh giá HĐAN để GDTM. Trong GDTM cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐAN cần quan tâm chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng để GDTM qua HĐÂN đạt được kết quả tốt nhất.
Những nghiên cứu lí luận của chương 1 góp phần để định hướng nghiên cứu điều tra thực trạng GDTM cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐÂN ở các trường MN thành phố Thái Nguyên.
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và nghien cứu 2.1.1. Khái quát khách thể khảo sát
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình. Đảng bộ và nhân dân Thành phố Thái Nguyên luôn đặt giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc - giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ.
HĐ GDTM cho trẻ 5-6 tuổi đã được áp dụng chủ yếu thông qua HĐ tạo hình, ngoài ra là tích hợp, lồng ghép trong các HĐ khác. Và trực tiếp quản lý HĐ GDTM ở các trường là do Hiệu trưởng và Hiệu phó chuyên môn phụ trách.
Năm học 2022-2023 thành phố Thái Nguyên có tổng số 71 trường và 23 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục (48 công lập, 01 dân lập, 22 tư thục).
Tổng số nhóm, lớp: 932 nhóm/lớp, tăng 22 nhóm, lớp so với cuối năm học 2021-2022. Trong đó: Nhà trẻ: 247 nhóm (giảm 8 nhóm), mẫu giáo: 685 lớp (tăng 30 lớp). Riêng lớp mẫu giáo 5 tuổi có 213 lớp, tăng 20 lớp so với kỳ cuối năm học 2021-2022.
Tổng số trẻ mầm non: 22 477 trẻ, tăng 720 trẻ so với kỳ cuối năm học 2021- 2022. Trong đó: Trẻ nhà trẻ là 5180 trẻ (giảm 74 trẻ), trẻ mẫu giáo: 17 297 trẻ
(tăng 646 trẻ). Số trẻ đang học tại các cơ sở GDMN ngoài công lập: 5845 trẻ (tăng 541 trẻ) chiếm tỷ lệ 26%, tăng 1,6% so với kỳ cuối năm học 2021-2022.
Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp: Trẻ nhà trẻ ra lớp 5180/12698, tỉ lệ huy động 40,7%; (tăng 1,7 % so với cuối năm học trước), trẻ mẫu giáo ra lớp mẫu giáo 17297/17372, tỉ lệ huy động 99,6%, tăng 0,6%
Năm học 2022-2023, Phòng GDĐT thành phố đã phối hợp với địa phương kiểm tra, thẩm định và ra Quyết định thành lập, Quyết định hoạt động giáo dục cho các 03 nhóm trẻ (03 nhóm trẻ Sơn Ca, địa chỉ phường Túc Duyên; Mon Kids và Macaron ở xã Quyết Thắng), góp phần thực hiện chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, huy động các doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm phát triển mạng lưới cơ sở GDMN ngoài công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
100% các đơn vị công lập đã thực hiện rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp mầm non theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-TW và đảm bảo các quy định của Luật GD năm 2019 phù hợp thực tiễn, tạo thuận lợi đưa trẻ đến trường, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Năm học 2022-2023: Đối tượng giáo viên dạy mẫu giáo 4-5 tuổi và mẫu giáo 5-6 tuổi: Tổng số 139/139 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non thành phố. Tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở GDMN tỉnh Thái Nguyên, tổng số 45/45gv đạt giáo viên dạy giỏi tỉnh.
+ Tham dự Liên hoan tiếng hát người giáo viên Nhân dân do Phòng GD- ĐT tổ chức chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập thành phố Thái Nguyên và 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11: Tổng số có 54 trường (trong đó 45 trường công lập, 9 trường ngoài công lập). Giải thưởng: Xuất sắc 01 đơn vị;
Nhất: 03 đơn vị; Nhì: 06 đơn vị; Ba: 08 đơn vị; Khuyến khích: 11 đơn vị.
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu 2.1.2.1. Mục tiêu
Đánh giá được thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5- 6 tuổi qua HĐ âm nhạc ở các trường MN thành phố Thái Nguyên làm cơ sở đề xuất biện pháp GDTM cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐ âm nhạc.
2.1.2.2. Nội dung khảo sát
- Nhận thức về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc ở trường mầm non
- Thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên.
- Yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân thực trạng GD thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐ âm nhạc ở các trường MN thành phố Thái Nguyên.
2.1.2.3. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu - Phương pháp: Quan sát, điều tra; phỏng vấn.
- Số liệu thu được xử lý qua các công thức tính toán của phần mềm excel.
Đối với phiếu khảo sát sau khi thu được tiến hành thống kê kết quả và cho điểm với 4 mức độ:
- Rất quan trọng/ Rất thường xuyên/ Rất cần thiết/ Tốt: 4 điểm;
- Quan trọng/ Thường xuyên/ Cần thiết/ Khá: 3 điểm;
- Phân vân/ Thỉnh thoảng/ Bình thường/ Trung bình: 2 điểm;
- Không quan trọng/ Không bao giờ/ Không cần thiết/Yếu: 1 điểm.
Từ cơ sở trên tiến hành tổng hợp số liệu, tính %, tính điểm trung bình cho từng Item, phân tích, đánh giá thực trạng.
Các mức độ điểm trung bình được sắp xếp:
- Rất quan trọng/ Rất thường xuyên/ Rất cần thiết/ Tốt: 3,26 < ĐTB <= 4,0;
- Quan trọng/ Thường xuyên/ Cần thiết/ Khá: 2,6 < ĐTB <= 3,25;
- Phân vân/ Đôi khi/ Thỉnh thoảng/ Trung bình: 1,76 < ĐTB <= 2,5;
- Không quan trọng/ Không bao giờ/Không cần thiết/ Yếu: ĐTB <= 1,75.
2.2. Thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về đặc điểm thẩm mỹ của trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
Thực trạng nhận thức về đặc điểm thẩm mỹ của trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục1) khảo sát 50 GVMN của 5 nhà trường, thu được kết quả bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về đặc điểm thẩm mỹ của trẻ 5-6 tuổi
TT Đặc điểm
Mức độ
TBC Thứ bậc Hoàn
toàn đồng ý
Đồng ý
Phân vân
Không đồng ý
1
Trẻ tiếp xúc nghệ thuật một cách tự nhiên và nghệ thuật tác động rất mạnh mẽ đến trẻ, trẻ dễ nhận ra những vẻ đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát và học rất nhanh bằng cách bắt chước.
21 19 6 4 3.14 1
2
Trẻ 5-6 tuổi có tính hình tượng phát triển mạnh dẫn tới trẻ dễ gần gũi với nghệ thuật.
14 24 7 5 2.94 5
3
Trẻ có khả năng tri giác với ÂN cùng những kinh nghiệm được tích luỹ từ trước.
11 21 12 6 2.74 8
4
Trẻ thích cái đẹp và mong muốn thể hiện trong các hoạt động nghệ thuật (HĐ tạo hình và HĐ ÂN)
14 25 6 5 2.96 4
5
Trẻ có thể chuyển đổi điệu bộ theo âm điệu, vận động phối hợp toàn thân trong các điệu múa hay tái hiện một số tiết tấu khó.
16 21 6 7 2.92 6
TT Đặc điểm
Mức độ
TBC Thứ bậc Hoàn
toàn đồng ý
Đồng ý
Phân vân
Không đồng ý
6
Trẻ biết thể hiện nhạc cảm khi hát múa, biết so sánh một vài thể loại ÂN về âm thanh, tính chất, lời ca.
16 24 5 5 3.02 2
7
Trẻ biết tạo ra các tác phẩm nghệ thuật âm nhạc và biết đưa cái đẹp trong các tác phẩm âm nhạc vào cuộc sống.
11 27 7 5 2.88 7
8
Trẻ biết vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép sáng tạo khi tìm hiểu về tác phẩm âm nhạc.
13 28 5 4 3.00 3
Kết quả bảng trên thấy được rằng GVMN đã quan tâm và nhận thức tương đối đúng về đặc điểm của GDTM cho trẻ 5-6 tuổi. Cụ thể: “Trẻ tiếp xúc nghệ thuật một cách tự nhiên và nghệ thuật tác động rất mạnh mẽ đến trẻ, trẻ dễ nhận ra những vẻ đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát và học rất nhanh bằng cách bắt chước” với TBC 3.14, xếp thứ 1/8. đặc điểm được GVMN đánh giá thấp nhất là “Trẻ có khả năng tri giác với ÂN cùng những kinh nghiệm được tích luỹ từ trước” với TBC 2.74, xếp thứ 8/8.
Phỏng vấn cô giáo Hoàng Thanh N. - GVMN trường mầm non Tân Thịnh cho biết: “Trong các giờ tổ chức cho trẻ HĐ nghệ thuật hát múa không những GDTM mà còn có tác dụng GD tình cảm đạo đức cho trẻ. Từ những xúc cảm thẩm mỹ đó nó có tác động đến đạo đức của trẻ, trẻ trở nên cao thượng, đời sống của trẻ thêm phong phú, trẻ thêm lạc quan hơn trong cuộc sống. Thường ngêu