Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.4. Lí luận về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc ở trường mầm non
1.4.3. Phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc ở trường mầm non
PPGD với GDMN phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường GD nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực HĐ một cách hứng thú, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có PPGD phù hợp.
Nhóm phương pháp dùng lời nói
Nhóm PP này gồm: trò chuyện, giảng giải, đàm thoại giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển tình cảm thẩm mỹ phù hợp, hình thành các kĩ năng HĐ cần thiết trong
HĐÂN. GV dùng lời nói để giới thiệu hoặc giảng giải về bài hát, bản nhạc (tên bài hát, bản nhạc, tên tác giả, nội dung, ý nghĩa, tính chất của bài hát bản nhạc hoặc trích dẫn, giải thích một hình ảnh đẹp, một nét nhạc hay…). Lời nói của GV ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, không quá lạm dụng thuật ngữ ÂN khó hiểu đối với trẻ. GV cần phát huy tính sáng tạo và trí tưởng tượng trong quá trình nghe nhạc, nghe hát. Tùy theo độ tuổi của trẻ, GV bằng phương pháp dùng lời để hỏi đáp có tính chất gợi mở, kích thích sự chú ý, suy nghĩ và khuyến khích trẻ mạnh dạn trả lời qua đó góp phần GDTM cho trẻ.
Nhóm PP trực quan:
+ PP quan sát: GV cho trẻ quan sát vẻ đẹp đa dạng, phong phú của cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật, hướng dẫn trẻ biết quan sát toàn vẹn sự vật hiện tượng đến những dấu hiệu, khuyến khích trẻ nói lên vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng;
cho trẻ tích cực so sánh, đồi chiếu, tìm MQH giữa các tính chất, đặc điểm của sự vật với các chuẩn cảm giác mà trẻ biết, giúp trẻ có ấn tượng một cách sâu sắc, phong phú, phát huy cao độ trí tưởng tượng. Việc tổ chức quan sát các hiện tượng, khung cảnh thiên nhiên, các sự kiện, cảnh sinh hoạt trong XH GV cần:
Lựa chọn đối tượng, lựa chọn thời điểm, góc độ quan sát cho trẻ thấy rõ mọi chi tiết nổi bật, đặc trưng nhất; Suy nghĩ các câu hỏi hướng sự chú ý của trẻ vào những nét cơ bản của đối tượng, vào những đặc điểm cần thiết cho quá trình miêu tả của trẻ sau này.
+ PP chỉ dẫn trực quan: Phương pháp này dùng khi trẻ mới bắt đầu làm quen hoặc khi trẻ chưa nắm vững các khâu trong tổ chức HĐ. Với HĐÂN, GV chú trọng đến chỉ dẫn cách hát (cách lấy hơi, hát đúng cao độ, trường độ, bắt đầu /kết thúc…), các kỹ năng vận động theo nhạc, cách sử dụng các nhạc cụ ÂN và cách thể hiện tình cảm phù hợp với tính chất sắc thái của bài hát.
+ PP làm mẫu: GV trực tiếp thể hiện tác phẩm bằng giọng hát kết hợp cử chỉ, điệu bộ nét mặt để gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng qua các bài hát, bản nhạc. Các động tác mẫu, tư thế, nét mặt, cử chỉ của GV cần thể
hiện đúng tình cảm, sắc thái bài hát bản nhạc giúp trẻ cảm thụ cái đẹp. GV có thể dùng mọi phương tiện để phần mẫu gây cho trẻ nhiều ấn tượng, cảm xúc nhất như: dùng đàn/nhạc cụ đệm theo bài hát hoặc kết hợp với trang phục, cử chỉ, điệu bộ minh họa.
Nhóm phương pháp tìm tòi - sáng tạo:
Nhóm PP này được sử dụng để hình thành kinh nghiệm sáng tạo yêu cầu trẻ quan sát, tìm kiếm, phát hiện, sửa chữa, tìm ra các PP giải quyết trong HĐÂN giúp làm giàu vốn hiểu biết, tạo các xúc cảm tình cảm. Đây là quá trình cần tổ chức liên tục, có hệ thống với mức độ mở rộng, phong phú dần các HĐ và sự trải nghiệm với các tác phẩm ÂN.
Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ:
GV với phong thái chuẩn mực, nhẹ nhàng, không tạo áp lực, động viên kịp thời trẻ trong khi tham gia các HĐÂN nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, khuyến khích trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống, trong tác phẩm nghệ thuật và trong chính quá trình HĐÂN của trẻ.
Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm, trò chơi:
Nhóm PP này bao gồm các PP thực hành, trải nghiệm, trò chơi. Đây là nhóm PP cần đặc biệt chú trọng để tổ chức các HĐGD phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
+ PP thực hành nghệ thuật (luyện tập):
HĐÂN để GDTM cho trẻ 5-6 tuổi cần sử dụng phương pháp tập luyện hành động có thể gọi đó là những hành động thẩm mỹ nhằm hình thành các kinh nghiệm HĐ thực tiễn, gồm những tình huống miêu tả, bài tập cho trẻ lặp lại, nhớ lại và vận dụng những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo vào thực tiễn HĐÂN, cho trẻ trực tiếp trải nghiệm khả năng hát, vận động, trong các dạng HĐÂN, trò chơi ÂN.
Trong các HĐÂN, việc cho trẻ thực hành cần linh hoạt, tạo thói quen, hoặc kết hợp trong khi tổ chức các dạng HĐ khác để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin.
+ PP trải nghiệm: Để hình thành, phát triển cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ một cách bền vững trẻ cần được tạo các cơ hội để được trải nghiệm, tiếp xúc thường
xuyên với cái đẹp trong thiên nhiên và trong các HĐ đa dạng của cuộc sống hàng ngày: GV cần tạo môi trường hấp dẫn (môi trường vật chất, môi trường XH), tạo nhiều cơ hội để kích thích trẻ tập thử và rèn luyện các kĩ năng.
+ PP trò chơi: Trò chơi ÂN dành cho trẻ MN đa dạng về thực hiện như: cá nhân, nhóm, tập thể,… Trò chơi trong tổ chức các tiết HĐÂN đều là những HĐ sôi nổi, kích thích sự chủ động tham gia của trẻ. Qua các trò chơi được GV tổ chức trong các giờ HĐÂN ví dụ trò chơi ai nhanh hơn khi thực hiện các thao tác trong các tiết học trong thời gian các bạn trong lớp cùng hát to một bài hát thì ngoài giúp trẻ được rèn luyện và nâng cao cảm thụ ÂN và những kĩ năng đã được học trong các ND hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc,… trẻ còn được rèn luyện rất nhiều kĩ năng khác như tư duy, phản xạ, kĩ năng HĐ nhóm, nâng cao thể lực, trí tuệ,… Bởi vậy, tuy là một HĐ chơi đực tổ chức trong các giờ HĐÂN nhưng trẻ lại qua đó biết nhiều kiến thức và kĩ năng, nâng cao cảm thụ ÂN cho trẻ cũng như mang lại bầu không khí vui vẻ, sôi nổi, hấp dẫn cho trẻ sau các ND học khác cũng như qua đó GDTM cho trẻ. Như vậy trò chơi ÂN được sử dụng như một phương tiện GD nhằm truyền đạt những kinh nghiệm XH. Khi chơi trẻ không những trải nghiệm những kinh nghiệm trước đó mà còn tạo nên những hình ảnh mới mẻ mang tính chất nghệ thuật và trẻ cần được tham gia, đánh giá, thưởng thức thành quả lao động của mình. PP trò chơi được sử dụng để củng cố kiến thức, kĩ năng, đồng thời vận dụng những giá trị thẩm mỹ mà trẻ tiếp thu được trong giải quyết nhiệm vụ chơi. GV nên tạo nên những tình huống chơi phong phú có thể xẩy ra trong cuộc sống thực để trẻ có cơ hội thể hiện, thử nghiệm và tích lũy kĩ năng theo nhiều cách khác nhau.
Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá
GV sử dụng các hình thức phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ và biểu dương trẻ là chính. Đánh giá thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể. Nêu gương trẻ có cử chỉ, hành
vi đẹp, trẻ biết làm các động tác đẹp, biết vận động theo nhạc có tính sáng tạo, phù hợp với bài hát, bản nhạc. Không sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm - sinh lí của trẻ.