Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.2. Biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại ở trường mầm non
Đổi mới hoạt động GDTM cho trẻ MN qua việc áp dụng các PPGD hiện đại góp phần tạo cảm xúc nghệ thuật âm nhạc, tăng sự hiểu biết, củng cố các kỹ năng thực hành để tăng khả năng thưởng thức, khả năng sáng tạo của trẻ về nghệ thuật, thẩm mỹ.
3.2.3.2 Nội dung
Phương pháp GD Steiner:
GV chỉ là người định hướng, hướng dẫn để trẻ tự tìm tòi, phát hiện, học hỏi, khám phá, cảm nhận cái đẹp của các tác phẩm âm nhạc bằng tất cả sự vui thích do vậy hiệu quả GDTM cho trẻ sẽ cao.
Phương pháp này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kể chứ không phải là đọc truyện. Câu chuyện khi được kể sẽ xây dựng trí tưởng tượng của trẻ hơn.
Việc chơi ngoài trời cũng giúp thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ. Kết nối với thiên nhiên có nghĩa là dạy cho trẻ biết chú tâm đến thế giới xung quanh.
Phương pháp GD Steiner khuyến khích các loại đồ chơi đơn giản và thân thiện với môi trường mà mọi người đều có thể dễ dàng tìm thấy: trái thông khô, vỏ sò, cuộn len, mảnh vải, khăn tay, cành cây khô, các khối gỗ, đá cuội.
Phương pháp GD Reggio Emilia:
Trẻ cố gắng tìm hiểu thế giới quanh mình và tự đưa ra cách riêng của mình để giải thích sự vận động của thế giới xung quanh trẻ.
Phương pháp GD Reggio Emilia: trẻ tự giải quyết vấn đề và thể hiện các ý tưởng, cảm nhận, cảm xúc của bản thân. Môi trường học tập được thiết kế để thể hiện tính linh hoạt và thẩm mỹ.
GV theo phương pháp Reggio Emilia: giữ vai trò hỗ trợ trẻ khám phá, quan sát hoạt động của trẻ, không có quy tắc bắt buộc và linh hoạt thay đổi thời gian và không gian theo mong muốn của trẻ, nhưng đồng thời đảm bảo trẻ đạt được các mục tiêu phát triển theo từng độ tuổi của chương trình GDMN. GV cùng trẻ tham gia vào các hoạt động đồng thời quan sát khi trẻ chơi với nhau và cẩn thận ghi chép lại thông tin. Các GV sẽ phối hợp với nhau, sử dụng các phương tiện thông tin, thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc giảng dạy và qua đó hướng dẫn dùng khi cần thiết.
Môi trường: được lấp đầy với các vật liệu như đất sét, sơn và các nguyên liệu để thuận lợi sáng tạo của trẻ. Trẻ em sử dụng các vật liệu trong “xưởng nghệ thuật” để thể hiện những suy nghĩ hay đã học được trong các dự án.
Phương pháp GD Reggio Emila coi giáo viên và trẻ là cộng sự, trẻ được tham gia vào quá trình học hỏi. Các ý tưởng được kết nối và trao đổi tự do giữa trẻ và GV, nhấn mạnh đến quá trình giải quyết vấn đề.
Phương pháp GD STEAM:
PPGD STEAM: trẻ được trải nghiệm với các tác phẩm nghệ thuật âm nhạc để qua đó những kiến thức thực tiễn nhẹ nhàng đưa trẻ nhận thức được cái đẹp, ý thức được giá trị thẩm mỹ của cái đẹp, cái nghệ thuật trong các tác phẩm âm nhạc. Tư duy nghệ thuật được lồng ghép vào các hoạt động STEM giúp trẻ MN hiểu sâu hơn những kiến thức về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học, mà còn là một bước tiếp cận gần hơn tới việc ứng dụng các kiến thức STEM để giải quyết những vấn đề thực tế cuộc sống. Nghệ thuật không chỉ đơn giản như nhiều người nghĩ là ca hát, vẽ tranh,.. Nghệ thuật ở đây là sự khám phá và tạo ra những cách giải quyết một vấn đề thực tế một cách khéo léo, khoa học.
3.2.3.3 Cách thức thực hiện Đối với CBQL
- PPGD hiện đại đòi hỏi GV cũng như CBQL phải thật sự tâm huyết, đoàn kết, nhất trí, đồng lòng, cùng nhau vừa làm vừa rút kinh nghiệm hoàn thiện thì mới thành công. Đặc biệt là lĩnh vực GDTM khó cân, đong, đo đếm cũng như lượng giá được trong quá trình chăm sóc, GD trẻ. Vì vậy đòi hỏi CBQL cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng GDTM qua HĐÂN của trẻ, đặc biệt là hoạt động GDTM cho trẻ áp dụng các PPGD hiện đại phù hợp nội dung GDTM qua tổ chức cho trẻ làm quen và thực hành với các tác phẩm âm nhạc.
Đối với GV
- Để áp dụng được các phương pháp GD hiện đại hiện nay để GDTM qua các tác phẩm âm nhạc hay HĐÂN phù hợp với điều kiện thực tế tại các cơ sở GDMN là một quá trình phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện cũng như tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, về kiến thức âm nhạc, về các tác phẩm âm nhac cũng như dùng PPGD hiện đại nào mà giúp trẻ GDTM được là vấn đề đòi hỏi công sức, trí tuệ cũng như tâm huyết của người GV.
- GV cần tích cực, sáng tạo và chủ động xây dựng kế hoạch với từng chủ đề cụ thể có những tác phẩm âm nhạc nào, sử dụng PPGD hiện đại nào để đặt được trẻ vào vị trí trung tâm của các hoạt động, trẻ trải nghiệm vào các hoạt động âm nahcj đó và qua đó trẻ có được GDTM do GV hay Nhà trường tổ chức.
3.2.3.4 Điều kiện thực hiện
BGH cần có cơ chế tạo động lực cho GV tích cực trong áp dụng các tác phẩm ÂN để GDTM cho trẻ.
Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về GDTM qua HĐÂN cho cán bộ GV
Đầu tư cho CSVC đáp ứng yêu cầu GDTM qua HĐÂN có chất lượng cao