Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.2. Biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc, củng cố kỹ năng âm nhạc cho trẻ mọi lúc mọi nơi ở trường mầm non
3.2.2.1. Mục tiêu
Nâng cao chất lượng HĐÂN, củng cố kỹ năng ÂN cho trẻ qua các HĐ mọi lúc mọi nơi nhằm GDTM cho trẻ 5-6 tuổi giúp hình thành ở trẻ những giá trị thẩm mỹ đúng đắn qua HĐÂN nhằm góp phần phát triển hài hoà và toàn diện cho trẻ.
3.2.2.2. Nội dung
GDÂN thông qua các chế độ sinh hoạt hàng ngày như: ở giờ đón - trả trẻ;
GDÂN thông qua giờ thể dục sáng; qua lồng ghép sử dụng các tác phẩm ÂN với các giờ học khác; GDÂN thông qua HĐ góc; GDÂN qua HĐ ngoài trời.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
GDTM thông qua HĐÂN là quá trình GV bằng các BP tác động giúp trẻ biến đổi mình trở thành một chủ thể thẩm mỹ đích thực với quan hệ thẩm mỹ đúng đắn.
HĐÂN ở giờ đón - trả trẻ:
Với các tác phẩm âm nhạc phù hợp tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, đến lớp, góp phần tác động đến tinh thần của trẻ khi tạm biệt CMT để vào lớp hay khi chào GV về với CMT, giúp trẻ có tinh thần, động lực hơn để có một ngày HĐ tích cực.
Với những tác phẩm âm nhạc có tiết tấu, âm hưởng, có giai điệu hay, nhẹ nhàng, dễ hiểu, gần gũi với trẻ nên được sử dụng vì qua được nghe nhiều lần trẻ sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát được các tác phẩm âm nhạc đó từ đó GDTM giúp trẻ cảm nhận được nét đẹp thẩm mỹ, thẩm âm qua các tác phẩm âm nhạc đó.
Khi mở những bài hát này ngoài tác động ÂN còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ học, giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh và GDTM cho trẻ qua những hoạt động hát hay nghe về những tác phẩm âm nhạc đó
GDÂN thông qua giờ thể dục sáng:
GV lựa chọn một số bài hát phù hợp và khớp được với các động tác thể dục sáng theo kế hoạch của mỗi Nhà trường theo từng tuần, chủ đề, tháng.
Qua hoạt động này giúp trẻ nhớ, ôn luyện được tên, nội dung của các bài có trong chủ đề mà mình đang học. Tích cực hơn trong giờ thể dục sáng. Trẻ có thể vừa hát, vừa tập theo nhịp nhạc cũng giúp trẻ phát triển vận động và có thêm kiến thức về kĩ năng vận động trong các giờ HĐÂN tiếp theo và quá đó hình thành và GDTM cho trẻ.
Lồng ghép các tác phẩm ÂN trong các môn học
Với giờ học toán: GV có thể qua hoạt động gợi mở gây hứng thú cho trẻ cùng hát và vận động các bài hát phù hợp với chủ đề của tiết học. Ví dụ: với đề
tài: dạy trẻ phân biệt khối vuông, khối tròn - Chủ đề thế giới thực vật. Hoạt động gợi mở gây hứng thú GV cho trẻ hát bài “cái cây xanh xanh” sau đó dùng các câu hỏi gợi mở dẫn dắt trẻ tạo hứng thú cho trẻ tham gia các hoạt động tiếp theo.
- Với giờ học hoạt động tạo hình: GV dùng các tác phẩm âm nhạc có tiết tấu, nhịp phách, giai điệu nhẹ nhàng về đề tài lựa chọn. Ví dụ với hoạt động trẻ vẽ các con vật nuôi trong gia đình-chủ đề thế giới động vật. GV có thể dùng hàng loạt các bài hát: “cá vàng bơi”, “một con vịt”; “meo meo meo, rửa mặt như mèo”;
… Làm như vậy trẻ sẽ cảm thấy có động lực hơn khi tham gia vào HĐ và như vậy sẽ kích thích trẻ sáng tạo ra những sản phẩm sáng tạo. Hay GV có thể lồng ghép hình ảnh ÂN là các dụng cụ ÂN vào giờ tạo hình như đề tài trang trí một số dụng cụ ÂN và sau đó cho trẻ sử dụng những nhạc cụ đó để biểu diễn và nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình sau giờ học.
- Với giờ học “khám phá khoa học”: GV có thể xây dựng kế haochj bài học lồng ghép ở các haotj động hình thành kiến thức hay củng cố cho trẻ bằng cách tạo các trò chơi có sử dụng thời gian kết thúc trò chơi là hết nội dung một bài hát.
- Với giờ học thể dục: ở chủ đề giao thông khi dạy về các phương tiện giao thông. GV có thể chọn đề tài “phương tiện giao thông đường bộ” để từ đó chọn bài hát “Em đi qua ngã tư đường” để trẻ hát theo nhạc và nhận biết được các loại phương tiện giao thông và cách tham gia giao thông nhanh và dễ hiểu nhất. Qua đó cũng hình thành được các giá trị thẩm mỹ cho trẻ.
Như vậy trong tất cả các giờ học ở trường mầm non, nếu người GV chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng các tác phẩm âm nhạc để GDTM cho trẻ đều có thể được. Không chỉ tổ chức các HĐ kết hợp lồng ghép ÂN. GV có thể tổ chức cho trẻ biểu diễn các tác phẩm âm nhạc trong những giờ HĐ ngoài trời hay những buổi chiều cuối tuần hoặc trong HĐ vui chơi. Điều đó giúp cho trẻ phát huy tích cực khả năng của mình và trẻ có thể biểu diễn hay ca múa một cách thoải mái, không gượng ép, không gò bó. Qua đó góp phần GDTM cho trẻ được ở mọi phương diện, giúp trẻ phát triển toàn diện mọi mặt.
GDÂN thông qua HĐ góc:
Với các góc chơi, ví dụ góc bán hàng trẻ có thể sử dụng các tác phẩm âm nhạc mở sẵn hay để thu hút các bạn đến mua, đến tham quan trẻ hay nhóm trẻ thực hiện các thao tác biểu diễn các tác phẩm âm nhạc, hát múa….rất hay và bổ ích. Nên cần cho trẻ làm quen với ÂN mọi lúc, mọi nơi và trong HĐ góc. Vì với các HĐ trong góc kết hợp cùng ÂN giúp trẻ tăng cường các kĩ năng âm nhạc, những hiểu biết cũng như cảm nhận được giá trị cái đẹp, giá trị thẩm mỹ với các tác phẩm âm nhạc được trẻ sử dụng.
Với góc nghệ thuật có đầy đủ các dụng cụ âm nhạc: kèn, trống, sắc xô, đàn….trẻ cũng có thể dễ dàng sử dụng và tạo các tác phẩm riêng độc đáo, sáng tạo của bản thâm. ÂN cũng có thể được sử dụng khi trẻ chơi trò chơi đóng vai như: tập làm GV và dạy hát bài: “cháu yêu bà”, “lớp chúng mình”, "Cô và mẹ"...
giúp trẻ qua các vai chơi cảm nhận và hiểu biết hơn về âm nhạc cũng như cuộc sống hình thành các giá trị thẩm mỹ tốt đẹp.
GDÂN qua HĐ ngoài trời:
Giờ HĐ ngoài trời GV dùng các tác phẩm âm nhạc, các bài hát với lời ca, giai điệu, tiết tấu phù hợp với mỗi hoạt động, nội dung, các đề tài, lĩnh vực phát triển hoặc GDTM cho trẻ thông qua các haotj động cụ thể trong dạo chơi, trong vận động theo nhạc, trong trò chuyện vào thời gian chiều trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Trong các hoạt động dạo chơi, hay hoạt động cụ thể về một chủ đề nhất định GV trò chuyện về các tác phẩm âm nhạc, các bài hát, giải thích cho trẻ về nội dung lời ca. Kết hợp vận động phách, nhịp, ties tấu, giai điệu sau khi thảo luận về bài hát. Có ÂN sẽ giúp trẻ vui thú, làm cho HĐ thêm nhẹ nhàng, thoải mái giúp trẻ cảm nhận sâu sắc hơn về những giá trị thẩm mỹ trong các tác phẩm âm nhạc đó.
Như vậy qua việc GDÂN cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong HĐ kết hợp với khích lệ, động viên khéo léo kịp thời với tất cả các HĐ khi tổ chức cho trẻ tham
gia cần linh hoạt sử dụng ÂN đan xen vừa góp phần GDTM vừa tạo hứng thú học tập cho trẻ.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
GV cần có lòng yêu nghề, mến trẻ.
Có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Linh hoạt, sáng tạo khi dùng các tác phẩm ÂN trong tổ chức các HĐ cho trẻ ở trường MN nhằm GDTM.