Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.3. Đặc điểm thẩm mỹ của trẻ 5-6 tuổi và ưu thế của hoạt động âm nhạc
1.3.1. Đặc điểm thẩm mỹ của trẻ 5-6 tuổi
Trẻ 5-6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi mầm non với sự GD của người lớn, trẻ sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện. Cụ thể:
Thứ nhất, Trẻ tiếp xúc nghệ thuật một cách tự nhiên và nghệ thuật tác động rất mạnh mẽ đến trẻ, trẻ dễ nhận ra những vẻ đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát và học rất nhanh bằng cách bắt chước.
Thứ hai, Trẻ 5-6 tuổi có tính hình tượng phát triển mạnh dẫn tới trẻ dễ gần gũi với nghệ thuật. Vì thế để lĩnh hội được cái đẹp của một nghệ thuật cần có những kiến thức nhất định phù hợp và vì vậy mỗi trẻ cần rèn luyện, nâng cao khả năng cảm thụ của mình.
Thứ ba, Trẻ có khả năng tri giác với ÂN cùng những kinh nghiệm được tích luỹ từ trước. GDTM giúp trẻ kích thích sự sáng tạo, là biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.
Thứ tư, Trẻ thích cái đẹp và mong muốn thể hiện trong các hoạt động nghệ thuật (HĐ tạo hình và HĐ ÂN). Trẻ 5-6 tuổi, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ phát triển, trẻ dễ nhận ra những vẻ đẹp, biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát các bài đơn giản, vui tươi, dễ thuộc.
Thứ năm, Trẻ có thể chuyển đổi điệu bộ theo âm điệu, vận động phối hợp toàn thân trong các điệu múa hay tái hiện một số tiết tấu khó. Với những HĐ nghệ thuật phù hợp trẻ ủng hộ và mong muốn được tham gia vào các HĐ để thể hiện và khẳng định bản thân.
Thứ sáu, Trẻ biết thể hiện nhạc cảm khi hát múa, biết so sánh một vài thể loại ÂN về âm thanh, tính chất, lời ca.
Thứ bảy, Trẻ biết tạo ra các tác phẩm nghệ thuật ÂN và biết đưa cái đẹp trong các tác phẩm ÂN vào cuộc sống.
Thứ tám, Trẻ biết vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép sáng tạo khi tìm hiểu về tác phẩm nghệ thuât ÂN.
1.3.2. Vai trò giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực GD toàn diện cho trẻ MN. Trẻ 5-6 tuổi có tâm hồn nhạy cảm với mọi sự vật, hiện tượng quanh trẻ, với nhiều điều mới lạ hấp dẫn. Vì vậy việc GDTM cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi MG để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai. GDTM trường MN góp phần:
Thứ nhất, Hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ qua chế độ chăm sóc cũng như các HĐ nhằm: Hình thành và phát triển những tình cảm thẩm mỹ trong quá trình cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp; khơi gợi hứng thú thẩm mỹ; thể hiện cái đẹp trong tâm hồn, trong cuộc sống.
Thứ hai, GDTM giúp phát triển GD trí tuệ: GDTM qua các HĐ phù hợp giúp trẻ mở rộng tầm mắt, trau dồi lòng ham hiểu biết. Từ sự hiểu biết sâu sắc về các sự vật hiện tượng xung quanh, hiểu sâu sắc ND của tác phẩm nghệ thuật lại là cơ sở để hình thành những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ ở trẻ.
Thứ ba, GDTM giúp phát triển GD đạo đức: Trẻ qua việc cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật có tác động đến đạo đức của trẻ, làm trẻ thêm cao thượng, đời sống tình cảm thêm phong phú, từ đó hình thành ở trẻ thái độ tích cực đối với cuộc sống, trẻ nhận thức được đúng đắn, cái đẹp, cái xấu…từ đó hình thành những phẩm chất đạo đức ở trẻ như: Lòng nhân ái, tinh thần cộng đồng, lòng yêu quê hương đất nước, yêu lao động.
Thứ tư, GDTM giúp phát triển GD lao động và GD thể chất.
Thứ năm, GDTM góp phần nâng cao khả năng phán đoán, thị hiếu thẩm mỹ, năng lực sáng tạo nghệ thuật
Thứ sáu, GDTM cho trẻ 5-6 tuổi tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện tình cảm, cảm xúc, sáng tạo trong HĐÂN, góp phần định hướng quan điểm và giá trị nghệ thuật cho trẻ ngay từ lứa tuổi MN
Lứa tuổi 5-6 tuổi có khả năng tiếp thu và ghi nhớ là khá cao, chính vì vậy việc GDTM cho trẻ cần hết sức quan tâm và lưu ý.
1.3.3. Ưu thế của hoạt động âm nhạc trong giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
1.3.3.1. Hoạt động âm nhạc ở trường mầm non
ÂN là cần thiết và vô cùng ý nghĩa đối với cuộc sống của trẻ ở trường MN.
GDÂN cho trẻ ở trường MN động lực tích cực khuyến khích trẻ vui chơi học tập và tránh hiện trạng khủng hoảng tâm lý ở trẻMN.
Ở trường mầm non, HĐÂN giúp trẻ phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả nâng diễn tả hứng thú của trẻ. ÂN bằng ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp độ, hỏa âm, tiết tấu... đã làm thỏa mãn nhu cầu trẻ. Do đó, các HĐÂN cho trẻ ở trường MN được vận dụng rất nhiều trong quá trình chăm sóc, GD trẻ như:
Dạy hát
Dạy hát là nội dung trọng tâm của HĐ GDÂN cho trẻ ở trường MN. ÂN có thể phát triển được khả năng thụ cảm và trẻ cũng rất yêu thích HĐ này. ÂN được sử dụng là thường là các bài hát sôi nổi, có âm điệu vui tươi, mang màu sắc và ngộ nghĩnh của con vật. Trẻ được học bài hát, được xem biểu diễn ÂN và thưởng thức nghệ thuật.
HĐ ca hát còn kích thích, suy nghĩ về bài hát. Trẻ được học hát, hát đúng âm vần và nhạc điệu.
Nghe hát - nghe nhạc
Đây là 2 phương thức nhanh chóng nhất giúp trẻ cảm thụ nhạc điệu, âm sắc bài hát. Cảm xúc ÂN cũng được phát triển và dần hình thành thói quen nghe nhạc ở trẻ.
Thông qua HĐ nghe, trẻ có thể ghi nhớ nội dung bài hát, phân biệt các thể loại nhạc và hỗ trợ HĐ rèn luyện thính giác. HĐ này góp phần rèn luyện khả năng tập trung, sự cảm thụ âm thanh. Hướng trẻ đến khả năng cảm thụ, đánh giá, nhận xét và bày tỏ được thể loại ÂN mình yêu thích.
HĐ cùng ÂN
HĐ cùng ÂN được hiểu là sự kết hợp giữa các HĐ tay chân và ÂN bài hát.
HĐ theo nhạc có thể GD thể chất ở trẻ, giúp trẻ rèn luyện sự dẻo dai và linh hoạt từ cơ thể. ÂN rèn cho trẻ khả năng phản ứng nhanh với các HĐ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhạc điệu. HĐÂN được chia theo 2 hình thức: HĐ theo nhịp điệu: Đây là hình thức phân biệt tiết tấu bài hát nhanh - chậm từ bài hát. Vỗ tay là HĐ hướng dẫn trẻ nắm bắt tiết tấu nhanh - chậm; HĐ minh họa: Trẻ thực hiện minh họa bài hát bằng các HĐ cơ thể thông qua hình thức tạo dáng hoặc múa. HĐ minh họa thường được tổ chức nhiều hơn, do tính chất dễ thực hiện và HĐ tốt.
Trò chơi ÂN
Trò chơi ÂN là một dạng tổng hợp của các HĐ GDÂN. Trong các trò chơi, trẻ được nghe nhạc, ca hát, vui chơi,… theo sự dẫn dắt của GV. Trò chơi ÂN được xây dựng ND trên cơ sở các bài hát và chơi dựa trên quy luật ÂN. Trò chơi ÂN giúp trẻ ôn luyện các kỹ năng nghe, nói, trình diễn âm nhạc. Các trò chơi âm nhạc đều có khả năng dẫn dắt trẻ vui chơi, ca hát, bộc lộ và phát triển bản thân.
1.3.3.2. Ưu thế của hoạt động âm nhạc trong giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
Thứ nhất, ÂN là phương tiện GDTM, GDTM là GD cái đẹp cho trẻ. ÂN với các lời ca, giai điệu của các bài hát, bản nhạc có thể giúp trẻ nói lên cảm xúc của mình, diễn tả những ý nghĩ, những ước mơ.
Thứ hai, ÂN giúp trẻ cảm nhận ý nghĩa cuộc sống. HĐÂN giúp trẻ biết nhận xét, trao đổi... Cảm nhận ý nghĩa lời ca, âm điệu, tiết tấu...
Thứ ba, Tiếp xúc với ÂN hình thành thị hiếu ÂN là cơ sở của tình cảm thẩm mỹ, đạo đức tốt đẹp qua các bài hát với ca từ mộc mạc, gần gũi, giản dị, có tính nghệ thuật, phù hợp là cơ sở cảm xúc thẩm mỹ, đạo đức tốt đẹp.
Thứ tư, Khơi dậy ở trẻ lòng ham hiểu biết, làm cho thế giới xung quanh của trẻ thêm sâu sắc.
Thứ năm, Góp phần giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, khả năng quan sát, khả năng sáng tạo và các năng khiếu liên quan đến nghệ thuật.
Như vậy, GDTM cho trẻ MN qua HĐÂN là nhiệm vụ vô cùng cần thiết, đòi hỏi người GV phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với ÂN trong tất cả các HĐGD.