CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Định Hóa
Huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên có dân số trung bình năm 2022 là 88.964 người, với mật độ dân số là 170,8 người/km2. Tuy nhiên, mật độ dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng trong huyện và thị trấn Chợ Chu có mật độ dân số cao nhất huyện (1.409 người/ km2), trong khi các xã vùng cao như Tân Thịnh chỉ có mật độ dân cư thấp hơn (67,5 người/ km2). Khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ lớn trong huyện với 23.880 hộ và 82.267 nhân khẩu chiếm tới 92,7% tổng số hộ và 92,5% tổng số nhân khẩu toàn huyện
Bảng 2.1. Dân số huyện Định Hóa phân theo giới tính, thành thị, nông thôn giai đoạn 2020-2022
Chỉ tiêu Tổng số
Phân theo giới tính
Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn I. Dân số (Người)
2020 88.175 43.573 44.602 6.140 82.035
2021 88.430 43.710 44.720 6.630 81.800
2022 88.946 43.933 44.953 6.679 82.267
II. Tốc độ tăng (%)
2020 0,09 0,08 0,09 0,15 0,08
2021 0,29 0,31 0,26 7,98 -0,29
2022 0,58 0,65 0,52 0,74 0,57
III. Cơ cấu (%)
2020 100 49,4 50,6 7,0 93
2021 100 49,4 51,6 7,5 92,5
2022 100 49,46 50,54 7,5 94
(Nguồn: Chi cục thống kê Định Hóa) Định Hoá là khu vực sản xuất nông nghiệp chủ yếu và trên 92% dân số sinh sống tại khu vực này. Số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện vào năm 2022 là trên 63.000 người chiếm tới 71,3% của toàn bộ dân số trong khu vực này và tỷ
lệ lao động trong nông nghiệp khá cao khoảng gần70 %. Nguồn lao động rất phong phú và đủ để huyện phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế như lao động chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn và trình độ khoa học, kỹ thuật thấp.
Huyện Định Hoá có 23 đơn vị hành chính cấp xã và 1 thị trấn, bao gồm 13 dân tộc anh em sinh sống. Trong số các dân tộc này, Tày, Kinh, Nùng, San Chí, Dao và Hoa chiếm đa số. Dân tộc Tày chiếm trên 53%, dân tộc Kinh chiếm trên 29% và các dân tộc thiểu số khác chiếm khoảng18 %. Sự phân bố của các dân tộc trong huyện không đồng đều. Dân tộc Kinh và Tày sinh sống chủ yếu trong vùng thấp có mức phát triển kinh tế khá cao.
Các dân tôcn Nùng, Dao, San Chí lại sinh sống trong vùng núi cao khiến cho khu vực này gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển.
Mặc dù đã có rất nhiều chương trình giúp người dân thoát nghèo nhưng số hộ nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa vẫn còn cao. Cần có những chính sách và phương án giải quyết thực tế để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực này.
1.3.2.2. Tăng trưởng kinh tế
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Định Hóa giai đoạn năm 2020-2022 (theo giá cố định)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Khu vực Năm
2020
Năm 2021
Năm 2022
Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn
2020 - 2022 1 Giá trị sản xuất ngành
công nghiệp - Xây dựng. 196.100 202.200 219.100 105,70 2
Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản.
932.700 976.800 986.880 102,86
3 Giá trị sản xuất thương
mại - dịch vụ 500.123 593.344 711.244 119,25
Tổng giá trị sản xuất 1.628.923 1.772.344 1.917.224 108,49 (Nguồn: Chi cục thống kê Định Hóa) Tổng giá trị sản xuất trong năm 2022 đạt 1.917.224 triệu đồng (giá hiện hành) đạt 103,9% so với kế hoạch, 13,8% so cùng kỳ. Trong đó ngành công nghiệp - Xây dựng đạt 219.100 triệu đồng chiếm 11,43 % tổng giá trị sản xuất; nhóm ngành
nông lâm nghiệp, thủy sản đạt 986.880 triệu đồng chiếm 51,47 % tổng giá trị sản xuất; nhóm ngành thương mại - dịch vụ đạt 711.244 triệu đồng chiếm 37,10 % tổng giá trị sản xuất.
Kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 30,5 triệu đồng năm 2021 lên 36,5 triệu đồng năm 2022. Tốc độ phát triển bình quân trong giai đoạn 2020-2022 đạt 108,49 triệu đồng/năm.
1.3.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Ngành nông - lâm nghiệp
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tại huyện Định Hóa đạt giá trị 986.880 triệu đồng, tăng 1,03% so với năm trước. Trong đó, ngành nông nghiệp chiếm phần lớn với giá trị 754.400 triệu đồng; lâm nghiệp là 181.100 triệu đồng và thuỷ sản là 51.380 triệu đồng.
Đối với diện tích gieo trồng, mặc dù số liệu cho thấy diện tích gieo trồng của lúa và ngô đã hoàn thành kế hoạch, nhưng mưa lũ đã gây ra thiệt hại cho diện tích này và làm giảm sản lượng cây lương thực có hạt. Tổng sản lượng dự kiến của cây lương thực có hạt trong năm sẽ đạt khoảng 50.678/51.450 tấn, bằng khoảng 98,5% kế hoạch ban đầu.
Tuy nhiên các loại cây khác như khoai lang, rau cải đã vượt qua kế hoạch được đề ra trong khi giá trị sản phẩm trên mỗi hecta của các loại cây này dự kiến sẽ tăng khoảng 2,5%
so với cùng kỳ.
Về chè, sản xuất chè an toàn và sản lượng chè búp tươi dự kiến sẽ đạt 23.784 tấn/23.000 tấn, bằng khoảng 103,4% kế hoạch ban đầu. Huyện cũng đã thực hiện thành công các mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và tiếp tục triển khai các mô hình mới.
Trong lĩnh vực chăn nuôi - Thú y, tổng số trang trại chăn nuôi trên địa bàn hiện có là 24 trang trại và đã thực hiện phòng, chống dịch bệnh tốt. Sản lượng thịt của nhiều loại gia súc như trâu, bò, lợn và gia cầm đều vượt qua kế hoạch ban đầu.
Công tác quản lý rừng được thực hiện rất tốt với tỷ lệ che phủ rừng duy trì ở mức cao là 56%. Năm nay huyện Định Hóa đã thực hiện việc trồng rừng cho khoảng 1.644 ha cây, bằng khoảng 182,7% so với kế hoạch ban đầu.
Năm nay toàn huyện Định Hóa cũng đã thành lập mới được 5 HTX để nâng tổng số HTX trên địa bàn lên 30 HTX, trong đó có 19 HTX đã hoạt động và 11 HTX khác sẽ
được giải thể.
Năm 2022, giá trị sản xuất của ngành Công nghiệp - Xây dựng được kế hoạch đạt 219.100 tỷ đồng tăng 8,36% so với năm trước và đạt 107% kế oạch. Trong đó, công nghiệp khối cá thể chiếm 132.800 tỷ đồng và công nghiệp khối doanh nghiệp chiếm 86.300 tỷ đồng. Để thúc đẩy sản xuất gỗ ván ép tại HTX Vận tải Chuyên Đức, xã Trung Hội sẽ triển khai Đề án khuyến công sản xuất gỗ ván ép; thành lập mới 03 làng nghề chè để phát triển sản phẩm từ lâm sản; kiểm tra việc sản xuất và chế biến lâm sản tại các cơ sở trên toàn huyện.
Về Thương mại - Dịch vụ, giá trị dự kiến của ngành này trong năm là 711.244 tỷ đồng ( đạt được 103,6% kế hoạch) và tăng khoảng hơn một phần năm so với cùng kỳ ( 19,87%). Tổ chức chương trình " Đưa hàng Việt về miền núi" tại xã Đồng Thịnh;
Hội chợ thương mại huyện sẽ được diễn ra trong năm; triển khai gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của huyện tại Lễ hội Lồng tồng.
Đối với Dịch vụ du lịch, có hai loại: du lịch sinh thái và du lịch văn hóa - lịch sử. Các điểm du lịch sinh thái bao gồm Hồ Bảo Linh ( xã Bảo Linh), Thác Khuân Tác (hay còn gọi là thác 7 tầng) thuộc xã Phú Đình và Động Chùa Hang thuộc thị trấn Chợ Chu. Trong khi đó, Định Hóa được biết đến là thủ đô kháng chiến và là nơi di tích để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử Việt Nam. Năm 1981, Khu di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia và mới đây nhất năm 2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 548/QĐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt An Toàn Khu (ATK) Định Hóa.
1.3.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Trong huyện, hiện chỉ có một đô thị duy nhất là Thị trấn Chợ Chu, vừa là trung tâm kinh tế - văn hoá, vừa là nơi xây dựng trụ sở khối cơ quan của huyện. Trong những năm gần đây, tốc độ xây dựng các công trình như nhà ở, công cộng và cơ sở hạ tầng đã phát triển khá nhanh chóng. Huyện đã triển khai Quy chế quản lý đô thị để quản lý việc phát triển đô thị trên toàn bộ diện tích 441 ha của Thị trấn Chợ Chu.
Tổng số dân số trong khu vực đô thị này là 6.679 người và mật độ dân số là 1.409 người/km2. Bề mặt bình quân cho mỗi người trong khu vực này là 74 m2/người.
Còn trong khu vực nông thôn của huyện có tổng diện tích khoảng 3.213, 39 ha thuộc 23 xã và chiếm tổng số dân số của huyện lên tới 94%, tức khoảng 82.267 người; bề mặt bình quân cho mỗi người trong khu vực này được tính toán khoảng 132m2/người.
Dân cư được phân bố tại các thôn, xóm gần đường giao thông, nguồn nước và địa bàn sản xuất thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, phân bố dân cư không
đồng đều vì dân số tập trung chủ yếu ở các trung tâm xã và ven các trục đường lớn;
trong khi dân số lại thưa hơn ở những khu vực xa trung tâm xã.
Trong thời gian qua, kết cấu hạ tầng của khu vực nông thôn đã được đầu tư và cải thiện khá rõ rệt. Đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, điện, giáo dục (trường học) và sức khỏe (trạm xá).
1.3.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư và nâng cấp hệ thống giao thông trong những năm qua. Hiện tại, trên địa bàn huyện có 3 tuyến đường chính là Quốc lộ 3C dài 35 km và Tỉnh lộ 264 dài 18 km và Tỉnh lộ 264B dài 15,5 km với mặt đường trải nhựa thuận tiện cho việc đi lại. Hệ thống đường huyện có tổng chiều dài là 149,7 km với các loại đường khác nhau. Trong số này, có đường được xếp loại cấp IV với chiều dài là 92,2 km; đất canh tác được phục vụ bằng các loại mặt đường khác nhau: bê tông xi măng ( 1km), cấp phối ( 44, 7km) và đất ( 383, 3km). Toàn huyện Định Hóa hiện có tổng cộng 98 cây cầu với chiều dài khoảng gần một kilômét.
Vì điều kiện tự nhiên của khu vực chủ yếu là ruộng bậc thang hoặc sườn núi dốc thoai thoải nên các công trình thuỷ lợi của huyện chủ yếu quy mô nhỏ hoặc trung bình. Tuy nhiên, diện tích tưới tiêu đã đạt được 8.088 ha trong năm 2021, chiếm 71,9% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện. Trong số này, có 7.701 ha lúa được tưới tiêu chiếm khoảng 96% tổng diện tích cây hàng năm được tưới tiêu.
Toàn huyện Định Hóa hiện có tổng cộng 174 công trình thuỷ lợi với các loại hồ và phai đập khác nhau; kèm theo đó là kênh mương cấp I, II dài khoảng gần 118km và mương cấp III dài khoảng gần 243km để phục vụ cho việc tưới tiêu.
Hệ thống điện của huyện Định Hóa bao gồm một trạm biến áp tại trung tâm huyện và tổng số lượng các trạm biến áp khác là 97 (dung lượng: 10.210 KVA); Chiều dài đường dây điện trung áp là khoảng gần150 km và đường dây điển hạ áp là khoảng gần 382 km; Tỷ lệ sử dụng điền của người dân trong toàn bộ huyên khiêm chiếm 99,04%.
Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông của huyện Định Hóa khá hoàn thiện với mạng điện thoại cố định, điện thoại di động phủ gần 100% xã, thị trấn. Mọi người dân trong khu vực có thể liên lạc và trao đổi thông tin thuận tiện để phục vụ cho sản xuất và cuộc sống hàng ngày. Các xã cũng đã được trang bị các điểm bưu điện văn hóa xã để giúp cho việc giao tiếp thuận tiện hơn.
1.3.2.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Huyện này nằm ở vị trí tiếp giáp giữa hai tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn. Đây là một khu vực núi cao, phức tạp với sự xen kẽ giữa đất đá vôi và các hang động, sông suối và thác nước bốn mùa, tạo thành phong cảnh hữu tình. Huyện cũng có nhiều di tích lịch sử quan trọng như Nhà tù Chợ Chu, cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ quốc phòng đã từng hoạt động tại đây cùng liên khu di tích lịch sử Tân Trào. Do có cảnh quan thiên nhiên đẹp và môi trường trong lành, huyện này rất tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái.
Sản xuất nông lâm nghiệp của huyện đã có những bước tiến bộ khiến cho giá trị sản xuất ngày càng được cải thiện. Tuy vậy, để duy trì sự phát triển này thì việc khai thác các loại cây trồng hiệu quả kinh tế cao và bền vững như cây quế là điều rất cần thiết.
Đất của huyện rất đa dạng, nhưng đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích tự nhiên. Do đó, việc sử dụng hợp lý các loại cây trồng để khai thác lợi thế này là rất quan trọng, và cây quế là một trong số đó.
Huyện có khí hậu đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho các loại cây lâm nghiệp có giá trị cao như quế hay hồi.
Về lao động, huyện Định Hoá có nguồn lao động dồi dào và trình độ văn hoá chuyên môn ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề để sản xuất cây quế phát triển tốt trên toàn bộ diện tích của huyện.
Năng suất sản xuất của các gia đình được cải thiện và các ngành phụ trợ cho kinh tế vườn rừng đã phát triển. Hỗ trợ từ mạng lưới giao thông thuận tiện cũng sẽ giúp cho việc sản xuất cây quế ở khu vực này được thuận tiện trong những năm tiếp theo.