CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đề xuất các giải pháp cho thực hiện tiêu chí môi trường trên địa bàn huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
3.3.2. Giải pháp cụ thể
3.3.2.1. Đối với nội dung tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định
Để đạt được mục tiêu này, cần ưu tiên sửa chữa và nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình cấp nước tập trung đã được đầu tư xây dựng nhưng đang hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoạt động. Ngoài ra, cần bổ sung cơ chế và chính sách hỗ trợ người dân lắp đặt thiết bị xử lý nước quy mô hộ gia đình tại các vùng không có điều
kiện xây dựng công trình cấp nước tập trung. Cụ thể là hỗ trợ người dân xây bể lọc nước để đảm bảo các nguồn nước sử dụng phù hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, cần bổ sung quy định về năng lực và điều kiện của tổ chức, cá nhân tham gia vào việc quản lý và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ các điểm chuyển từ mô hình quản lý không hiệu quả sang mô hình mới để giúp cho việc khai thác và sử dụng các nguồn nước được thuận tiện và an toàn. Cuối cùng, cần mở rộng dịch vụ cung cấp nước máy ra các xã lân cận Thị trấn Chợ Chu để đảm bảo hợp vệ sinh cho số lượng hộ sử dụng nước máy được tăng lên.
3.3.2.2. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản, làng nghề
Cần nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo môi trường lĩnh vực thủy sản bao gồm các nội dung: hoàn thiện mạng lưới hệ thống quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản; tăng cường nguồn lực (con người, thiết bị và tài chính) cho hệ thống quan trắc môi trường trong NTTS; xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý và văn bản kỹ thuật; quản lý và chia sẻ thông tin môi trường ….
3.3.2.3. Đối với nội dung xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn
Các xã đã chủ động điều tra các khu điểm dân cư gây ô nhiễm môi trường và tiến hành khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm của các khu này để phân loại mức độ ô nhiễm và đề xuất giải pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống và hạ tầng bảo vệ môi trường, đồng thời nâng tỷ lệ diện tích cây xanh. Ngoài ra, công tác tuyên truyền vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân bảo vệ môi trường ở khu vực công cộng và khu dân cư được tăng cường. Công việc vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn như làm sạch các con đường làng, xóm, thôn bản hay khơi thông các rãnh thoát nước được thực hiện hiệu quả. Cuối cùng, việc thành lập tổ chức tự quản để bảo vệ môi trường trong khu dân cư và xây dựng hương ước bảo vệ môi trường giúp cho việc xoá bỏ các hủ tục hay thói quen không có lợi cho môi trường được lan rộng.
Đối với các khu điểm dân cư hiện hữu chưa có hạ tầng bảo vệ môi trường, địa phương sẽ xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường, bố trí ngân sách và xây dựng cải tạo hệ thống thu gom nước thải và xử lý nước thải để đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
3.3.2.4.Đối với nội dung chất thải trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định
Để giải quyết vấn đề chất thải và nước thải ở các khu dân cư, cần phải đầu tư xây dựng các bãi xử lý rác tập trung cho từng địa phương. Đồng thời, hệ thống thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải cần được nâng cấp và cải tiến để tăng cường lực lượng thu gom và mở rộng địa bàn thu gom. Các khu xử lý chất thải và nước sinh hoạt sẽ được xây dựng theo quy trình hợp vệ sinh để đảm bảo việc xử lý các loại chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh và của hộ gia đình.
Công tác điều tra, thống kê nguồn phát sinh nước thải tại các khu dân cư, chợ sẽ
được tiến hành để có những giá trị đánh giá hiệu quả trong việc tái thiết lại hệ thống thoát nước. Ngoài ra, công tác điều tra này sẽ giúp cho việc xây dựng mới các hệ thống thoát nước hiện đại.
Hỗ trợ người dân trong việc xây dựng nhà vệ sinh là một trong những biện pháp cần thực hiện để đảm bảo vệ sinh cho mỗi gia đình. Đồng thời, công tác truyền thông và triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân sẽ giúp nâng cao tỷ lệ người dân tích cực sử dụng nước sạch và các công trình vệ sinh.
Hỗ trợ hộ nghèo có chăn nuôi trâu, bò làm chuồng với quy mô từ 1-2 con là một trong những biện pháp giúp tăng tỷ lệ hộ chăn nuôi hợp vệ sinh. Cần phải thiết lập chính sách hỗ trợ cho các công trình xử lý chất thải chăn nuôi khác như máy ép phân, sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý chất thải và xử lý sau biogas.
Cuối cùng, việc xây dựng hệ thống cống và mương có tấm đan hoặc mương hở để thoát nước cho từng gia đình và khu dân cư là điều quan trọng để giải quyết được vấn đề này. Tổng kết lại, các biện pháp này được coi là rất hiệu quả trong việc tái thiết lại toàn bộ hạ tầng thu gom - xử lí chất thải và nước thải ở các khu dân cư.
3.3.2.5. Đối với lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật:
cần tiếp tục thực hiện công tác BVMT trong lĩnh vực trồng trọt được giao đặc biệt kiểm tra việc thu gom, xử lý và sử dụng phụ phẩm cây trồng tại các vùng trên cả nước; đẩy mạnh các giải pháp, các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường; tiếp tục rà soát đề xuất loại bỏ các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường; tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV, phân bón và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm ….
3.3.2.6. Đối với nội dung tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh
Các gia đình ở vùng sâu, xa và khó khăn cần được hỗ trợ chính sách để xây dựng nhà tiêu, nhà tắm và bể chứa nước sinh hoạt. Tuyên truyền tích cực cho người dân hiểu lợi ích của việc sử dụng các công trình vệ sinh để nâng cao ý thức trong việc thực hiện nội dung này. Cần có chính sách phát triển kinh tế hiệu quả để giúp người dân có thêm thu nhập đầu tư vào xây dựng các công trình vệ sinh và bể chứa nước đảm bảo hợp vệ sinh. Đồng thời, cần tăng cao ý thức giữ gìn môi trường, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh và bể chứa nước hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe gia đình. Ngoài ra, việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh cũng cần được đưa vào các phong trào thi đua, bình xét gia đình văn hóa, hương ước và lễ làng để cộng đồng cùng nhau thực hiện.
3.3.2.7. Đối với tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi chưa đảm bảo vệ sinh môi trường
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý môi trường trong chăn nuôi bằng nhiều hình thức để truyền đạt đến người dân các kiến thức cơ bản, các chính sách, quy định của nhà nước về BVMT trong chăn nuôi. Từ đó nâng cao sự hiểu biết dẫn đến thay đổi hành vi và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động quản lý môi trường trong chăn nuôi.
- Đưa ra một số chính sách ưu đãi khác để tăng sức thu hút của cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường chăn nuôi: Vay vốn với lãi suất ưu đãi, miễn thuế sử dụng đất khi xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi...
- Khuyến khích các hộ chăn nuôi xây hầm biogas, vận động những hộ có công trình chăn nuôi không hợp vệ sinh cải tạo, xây dựng mới công trình chăn nuôi xa khu nhà ở dân cư, thực hiện láng chuồng trại, thu gom phân và thực hiện ủ phân trước khi sử dụng; vận động, hỗ trợ hộ chăn nuôi khó khăn xây dựng công trình biogas đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Sử dụng các chế phẩm vi sinh EM, EMUNIV, đệm lót sinh học để xử lý mùi hôi chuồng trại; Tách phân rắn ủ compost để thu hồi phân bón.
3.3.2.8. Đối với lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn cần củng cố, kiện toàn lại chức năng nhiệm vụ và bộ máy, nhân sự quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực ngành nghề nông thôn, làng nghề, nhất là tại các địa phương cấp huyện để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước; thống nhất giao nhiệm vụ chủ trì quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành nghề nông thôn, làng nghề cho ngành Nông nghiệp và PTNT theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ; rà soát, đánh giá thực trạng làng nghề hiện nay để xây dựng tiêu chí, đánh giá phân loại làng nghề; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT làng nghề, tăng cường năng lực cho các cán bộ làm công tác quản lý môi trường làng nghề cấp cơ sở.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đến 31/12/2022, trên địa bàn xã Định Hoá có tổng số 16/22 xã và thị trấn Chợ Chu đạt chuẩn NTM. Các xã đã được công nhận đạt chuẩn thực hiện theo bộ tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2015-2020; tuy nhiên đến nay đánh giá theo bộ tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, một số tiêu chí vẫn chưa đạt, cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng trong giai đoạn tiếp theo. Trong các nhóm tiêu chí, đến thời điểm nghiên cứu cho thấy Tiêu chí môi trường là tiêu chí có tỉ lệ chưa đạt cao nhất. Đây là một tiêu chí cần nhiều công sức và giải pháp thực hiện ở các xã đã đạt NTM cũng như các xã đang phấn đấu đạt NTM trên địa bàn huyện Định Hoá.
Kết quả thực hiện các nội dung của tiêu chí số 17 về môi trường của các xã trên địa bàn huyện Định Hóa cho thấy còn rất nhiều khó khăn. Cụ thể tình trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân với nước máy tiêu chuẩn còn thấp; vấn đề nước thải và xử lý nước thải trên địa bàn còn rất phức tạp, là điểm yếu ở các xã trên địa bàn, tỷ lệ hộ dân để nước thải sinh hoạt tự chảy và ngấm xuống đất còn rất cao chiếm tới 66,09%; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn còn nhiều nội dung cần khắc phục.
Các giải pháp để nâng cao chất lượng môi trường, giúp các xã trên địa bàn duy trì, đảm bảo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới bao gồm những giải pháp chung như tuyên truyền, các giải pháp kỹ thuật và những giải pháp cụ thể trong từng nội dung thực hiện tiêu chí môi trường.
2. Kiến nghị
Tăng cường công tác truyền thông đến mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao tỷ lệ người dân tích cực sử dụng nước sạch, các công trình vệ sinh. Đưa việc xây dựng và sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh vào các phong trào thi đua, bình xét gia đình văn hóa, vào hương ước, quy ước để cộng đồng cùng thực hiện.
Thu gom và xử lý rác thải phù hợp với điều kiện từng địa phương.
Xây dựng, nhân rộng và tuyên truyền các mô hình điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu tiếng việt
1. AGRO INFO (Theo bài thuyết trình của tiến sĩ Jang Heo) (2009), Nhìn lại mô hình Nông thôn mới tại Hàn Quốc, http://ipsard.gov.vn/vn/tID3152_nhin-lai-mo-hinh- nong-thon-moi-cua-han-quoc.html
2. Phạm Mỹ Anh (2020), Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM tại xã Phúc Xuân, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ khoa học môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
3. Vũ Thị Bình (2006), “Đặc trưng của vùng nông thôn và sự cần thiết phải phát triển nông thôn”, Quy hoạch phát triển nông thôn.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo môi trường quốc gia - Môi trường nông thôn.
7. Phạm Đi, “Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2016.
8. Đỗ Hương (2015), Xây dựng nông thôn mới: Nút thắt ở môi trường nông thôn,http://vea.gov.vn/vn/quanlymt/Quanlychatthai-
caithien/caithienmt/Pages/Xây-dựng-NTM-Nút-thắt-ở-môi-trường-nông-thôn.aspx 9. Lê Thị Hương năm 2021: “Đánh giá việc thực hiện và đề xuất giải pháp đạt chuẩn
nông thôn mới tại xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu”.
10. Đoàn Đức Lân, Đào Hữu Bính (2015), Phong trào mỗi làng một sản phẩm của Nhật Bản và hướng đi cho nông sản Tây Bắc, Trường Đại học Tây Bắc.
11. Liên bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính (2011), Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg.
12. Phương Ly (2012), Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước châu Á, https://nongthonmoihatinh.vn/Tin-tuc-nong-thon-moi/Kinh-nghiem-xay-dung- nong-thon-moi-o-mot-so-nuoc-chau-A-21639.html
13. Phan xuân Sơn- Nguyễn Cảnh (2008). Báo cáo Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay, https://www.tapchicongsan.org.vn/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-
nha-nuoc/-/2018/1625/xay-dung-mo-hinh-nong-thon-moi-o-nuoc-ta-hien-nay.aspx 14. Hà Minh Ngọc (2014), Tìm hiểu về tình hình xây dựng nông thôn mới tại xã Tân
Dĩnh, huyện Lạng Giang, thành phố Bắc Giang.
15. Nguyễn Ngọc Nông, Lương Văn Hinh, Đặng Văn Minh, Nguyễn Thị Bích Hiệp (2004), “Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn”, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
16. Khánh Phương (2017), Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở các nước trên thế giới, https://nongthonmoihatinh.vn/Tin-tuc-nong-thon-moi/Kinh-nghiem-xay- dung-nong-thon-moi-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-50906.html
17. Trần Thị Quyên (2020), Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường và ATTP trong xây dựng mô hình NTM tại xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ Quản lý tài nguyên và môi trường, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên
18. Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật BVMT năm 2014.
19. Vũ Đức Toàn (2016), Một số giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên.
20. Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTG ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
21. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
22. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
23. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
24. Thừa Xuân (2019), Một năm khởi sắc xây dựng nông thôn mới tại Yên Bái.
25. UBND tỉnh Thái Nguyên, Quyết định số 2194/QĐ-UBND về việc ban hành bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, bộ tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 và phân công các sở, ngành phụ trách, hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí
II. Tài liệu tiếng anh
26. Takuji Sakai (2008), One village one product movement in Oita prefecture.
PHỤ LỤC 1 I. PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH
Phiếu điều tra hộ gia đình, cá nhân về tình hình đời sống, việc làm, môi trường sống của người dân
Phiếu điều tra số: ...
Địa bàn điều tra: Huyện Định Hóa- Thái Nguyên
Xin Ông/Bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây, (hãy trả lời hoặc đánh dấu x vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của Ông/Bà).
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN:
1. Tên chủ hộ:...
2. Tuổi: Giới tính (Nam/Nữ):
3. Nghề nghiệp: ... Dân tộc:
4. Trình độ văn hóa: ...
5. Tổng số nhân khẩu trong hộ: ...(người) II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN
1. Kinh tế gia đình
1.1. Số lao động trong gia đình
- Số người không có khả năng lao động: ... người.
1.2. Nguồn thu nhập chính của gia đình từ :
Nông nghiệp Lâm nghiệp Tiền lương
Kinh doanh Khoản thu khác
1.3. Thu nhập bình quân 1 người/ 1 năm là bao nhiêu?
<36 triệu >36 triệu
1.3. Thu nhập từ sản xuất có đủ cho hộ gia đình tiêu dùng không?
Vừa đủ Không Có dư
2. Giao thông
2.1. Gia đình sử dụng phương tiện gì để đi lại?
Không có Xe đạp Xe máy Ô tô 2.2. Đường từ trung tâm xã vào nhà của gia đình là loại đường nào?
Đường đất Đường bê tông Đường nhựa
2.3. Các tuyến đường có đảm bảo xe cung ứng thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt không?
Có Không