Rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên theo tiêu chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

3.2.1. Thực trạng môi trường và các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương

3.2.1.3. Rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt là chất thải bao gồm mọi thứ mà con người không còn sử dụng tới, có ý định vứt đi hoặc loại bỏ. Chất thải có thể ở dạng rắn (rác thải), lỏng (nước thải) hoặc khí (khí thải). Rác thải sinh hoạt gây nhiều ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, cảnh quan, bệnh tật, ô nhiễm môi trường đất nước không khí. Rác thải sinh hoạt tại các nguồn phát sinh khác nhau như từ các hộ dân, đường xá, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ, cơ quan công sở. Rác thải trên địa bàn huyện chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của các hộ gia đình, các hộ kinh doanh. Rác thải từ hoạt động giao thông, từ các cơ quan trường học, công sở chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.

Bảng 3.9. Lượng rác thải hàng ngày của các hộ gia đình tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

STT Lượng rác

(kg/ngày) Số hộ gia đình Tỉ lệ

(%)

1 < 1kg 97 84,35

2 1-5kg 12 10,43

3 5-10kg 6 5,22

4 >10kg 0 0

Tổng 115 100%

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, năm 2023) Qua quá trình phỏng vấn nhận thấy, rác thải hữu cơ hàng ngày như cuộng cẫng rau, vỏ hoa quả được người dân tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cẩm. Lượng rác thải trung bình mỗi hộ khoảng <1kg/ngày và chủ yếu là rác thái khó phân hủy như nilon, bao tải rách...

Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý

Hiện nay, trên địa bàn huyện thị trấn Chợ Chu mới có đơn vị thu gom và vận chuyển rác thải về bãi lớn và chờ xử lý. Còn lại 22 xã trong huyện người dân tự thành lập những bãi rác nhỏ và xử lý theo hình thức đốt thủ công.

Với đặc thù là một huyện miền núi, địa hình phức tạp, cùng với ý thức của người dân, người dân chưa có ý thức trong việc thu gom và xử lý rác thải. Nhiều người dân tự gom rác của nhà mình và tự đốt hoặc một số xa trung tâm còn vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường rất nặng, đặc biệt vào những ngày mưa.

Bảng 3.10. Các hình thức đổ rác thải sinh hoạt của người dân tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên

STT Hình thức đổ rác Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

1 Tự đốt rác 66 57,39

2 Đổ rác ở bãi chung 12 10,43

3 Đổ rác tùy từng nơi 32 27,83

4 Được thu gom theo dịch vụ công ích 5 4,35

Tổng 115 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, năm 2023)

Hình 3.4.. Các hình thức đổ rác thải sinh hoạt của người dân

tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên

Qua điều tra về tình hình xử lý rác thải của địa phương cho thấy: Đại đa số hộ dân tự xử lý rác thải của gia đình mình bằng cách thu gom và tự đốt (chiếm 57,39%), một lượng nhỏ hộ dân sử dụng dịch vụ thu gom rác theo lịch công ích (chiếm 4,35%),

đây là hộ dân thuộc thị trấn Chợ Chu. 12/115 hộ đổ rác ở những bãi rác chung và 32/115 hộ đổ rác tại những nơi đất trống, ven sông suối hoặc đổ thẳng xuống sông suối để tự chảy (chiếm 27,83%).

3.2.1.4. Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm Nhà vệ sinh hộ gia đình

Bảng 3.11. Thực trạng nhà vệ sinh huyện Định Hóa

STT Kiểu nhà vệ sinh Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)

1 Không có 0 0

2 Hố xí xây kiên cố 61 53,04

3 Nhà vệ sinh tự hoại 12 10,43

4 Hố xí tạm (tre nứa...) 42 36,52

Tổng 115 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, năm 2023)

Hình 3.5. Biểu đồ Thực trạng nhà vệ sinh huyện Định Hóa năm 2023

Tại địa bàn huyện, các hộ gia đình đã có nhà vệ sinh, nhưng tỷ lệ nhà vệ sinh tự hoại chỉ đạt 10,43%, Hố xí kiên cố đạt 53,04% và số nhà vệ sinh chưa đạt tiêu chuẩn là hố xí tạm (tre, nứa ...) tỷ lệ là 36,52%. Mặc dù là Hố xí xây kiên cố, nhưng không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, không có nắp đậy, chủ yếu được xây bằng xi măng. Hố xí tạm thì vấn đề vệ sinh lại càng nghiêm trọng hơn, không có nắp đậy, không được vệ sinh, không có cửa, thường xuyên có ruồi nhặng, các loại công trùng sinh sống. Nếu không đầu tư xây dựng những hố xí tạm sẽ gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân. Ngoài tra, vì là địa bàn huyện miền núi, người dân hay phải canh tác tại các nương rẫy xa nhà, nên một số người dân đối với vấn đề vệ sinh còn thường được giải quyết tại chỗ hay cạnh các con suối, rất mất vệ sinh.

* Vấn đề chuồng trại

Bảng 3.12. Các hình thức chuồng trại của người dân huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

STT Kiểu chuồng trại Số hộ gia

đình Tỷ lệ (%)

1 Chuồng trại tách biệt khu dân cư 0 0

2 Chuồng trại liền kề khu nhà ở 87 75,65

3 Chuồng trại dưới sàn nhà 28 24,35

4 Không có chuồng trại 0 0,00

Tổng 115 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, năm 2023)

Hình 3.6. Kiểu chuồng trại của người dân huyện Định Hoá năm 2023

Do phong tục tập quán của người đồng bào dân tộc thiểu số, đại đa số hộ dân xây dựng chuồng trại liền kề với khu nhà ở (chiếm 75,65%). Cá biệt vẫn còn tới 24,35% hộ dân chăn nuôi ngay dưới sàn nhà, gây mất vệ sinh, gây mùi ảnh hưởng đến nhà ở phía trên. phân chuồng không được thu gom gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan của xã xã trong huyện. Trong thời gian tới cần tuyên truyền vận động các hộ dân làm chuồng trại gia súc ra xa nhà để đảm bảo vệ sinh.

* Vệ sinh an toàn thực phẩm

Giai đoạn 2020-2022 trên địa bàn huyện có xảy ra 17 vụ ngộ độc thực phẩm do uống rượu, ăn gia súc bị chết. Mặc dù, các ban, ngành chức năng tại các xã đã thường xuyên thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm tại các chợ, có biện pháp xử lý dứt điểm các cơ sở kinh doanh tự phát; cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách sản xuất, chế biến, tiêu dùng rau, thịt an toàn; nói không với chất cấm trong chăn nuôi; nâng cao nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh; nâng cao ý thức của người dân trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thực phẩm và sản xuất nông - lâm - thủy sản. Nhưng với các xã vùng xa, người dân còn lo đến từng bữa cơm thì vấn đề an toàn thực phẩm chưa được chú ý đến. Còn xảy ra tình trạng người dân giết mổ gia súc bị bệnh, chết để làm thực phẩm, sử dụng sản phẩm rẻ, hết hạn kém chất lượng. Trong thời gian tới, ngoài việc thắt chặt vấn đề sản phẩm ở những địa điểm bán, thì phải tuyên truyền, tạo các mô hình văn hóa để nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề thực phẩm tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)