Kết quả triển khai, thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 74)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên theo tiêu chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

3.2.2. Kết quả triển khai, thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

3.2.2.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định

Nước sạch nông thôn là một trong những công trình thiết yếu góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Định Hóa nói riêng đã triển khai xây dựng nhiều công trình cung cấp nước sạch cho nhân dân.

Thực trạng nguồn nước sinh hoạt và công tác cung cấp nước sạch nông thôn của huyện Định Hóa được tổng hợp qua bảng 3.2.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 75 công trình cấp nước sạch nông thôn, trong đó chỉ có 18 công trình hoạt động tốt, 44 công trình hoạt động kém hiệu quả và 13 công trình không hoạt động. Nguyên nhân là do: công tác tuyên truyền về nước sạch về vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế, một số bộ phận người dân chưa có ý thức sử dụng và bảo vệ công trình; công tác duy tu bảo dưỡng định kỳ chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến công trình xuống cấp nhanh chóng, tỷ lệ thất thoát cao.

Bảng 3.13. Tổng hợp các công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Định Hóa

STT Địa điểm

Số lượng

công trình

Số hộ được cấp nước

Hiện trạng hoạt động Đang

hoạt động tốt

Hoạt động kém hiệu

quả

Không hoạt động

1 Đồng Thịnh 4 205 4

2 Phượng Tiến 1 212 1

3 Bảo Cường

4 Trung Hội 4 540 4

5 Bảo Linh

6 Phúc Chu 7 419 3 2 2

7 Trung Lương

8 Điềm Mặc 6 415 2 4

9 Phú Đình 2 148 2

10 Sơn Phú 10 278 1 8 1

11 Bình Thành

12 Bộc Nhiêu

13 Kim Sơn 10 241 1 8 1

14 Kim Phượng 1 178 1

15 Phú Tiến 2 139 2

16 Quy Kỳ

17 Lam Vĩ

18 Tân Thịnh

19 Bình Yên 5 478 5

20 Thanh Định 4 215 4

21 Định Biên 7 130 2 1 4

22 Linh Thông

23 Tân Dương 12 154 11 1

Tổng 75 3752 18 44 13

(Nguồn UBND huyện Định Hóa, năm 2023)

Nhiều công trình nước sinh hoạt đã được đầu tư, xây dựng và góp phần giải quyết nhu cầu về nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân các dân tộc thiểu số trong huyện. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng chưa hiệu quả, khiến một số công trình bị xuống cấp và bỏ hoang. Nguyên nhân là do các công trình được đặt ở xa, trên đồi núi, không có người thường xuyên dọn dẹp và sửa sang; thiếu kinh phí bảo dưỡng khiến

chúng mau hỏng hóc. Hiện tại, các công trình chỉ phục vụ cho một số hộ gia đình ở gần đường ống; còn lại thì không có nước hoặc lượng nước rất yếu. Phần lớn người dân buộc phải sử dụng khe suối để thu thập nước uống mà không được đảm bảo vệ sinh.

Hàng chục công trình cấp nước sạch hiện chưa hoạt động hiệu quả trong khi người dân miền quê lại khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt do các công trình này được xây ở những khu vực khó khăn, địa hình dốc, chia cắt và dân cư sống rải rác. Điều này khiến cho việc quản lý các công trình nước sạch trở nên khó khăn và không hiệu quả do sự thiếu trách nhiệm của cộng đồng và địa phương trong việc quản lý. Các công trình được giao cho các Ban quản lý tại xã và thôn để khai thác, quản lý nhưng phần lớn cán bộ Ban quản lý lại không có trình độ chuyên môn vì họ kiêm nhiệm từ các vị trí khác; thiếu kinh phí hoạt động khiến cho các công trình không được bảo dưỡng và mau hỏng hóc.

Vì vậy, người dân buộc phải tìm kiếm nguồn nước từ giếng hay nguồn (được dòng từ khe núi) để sử dụng hàng ngày. Việc này là một giải pháp tạm thời nhằm giúp cho cuộc sống sinh hoạt của người dân được tiếp tục diễn ra mặc cho tình hình hiện tại của các công trình cấp nước.

Bảng 3.14. Thực trạng nguồn nước sinh hoạt tại các xã điều tra

STT

Nước máy (hộ)

Tỷ lệ (%)

Giếng khoan (hộ)

Tỷ lệ (%)

Giếng đào (hộ)

Tỷ lệ (%)

Nguồn nước khác

(hộ)

Tỷ lệ (%)

5 xã đạt NTM

Định Biên 0 0 0 0 6 20 24 80

Bình Yên 0 0 6 20 13 43,3 11 36,7

Phú Quý 0 0 23 76,7 2 6,7 5 16,6

Điềm Mặc 0 0 29 32,2 21 23,3 40 44,5

Tân Dương 0 0 14 46,7 5 16,7 11 36,7

5 xã chưa đạt NTM

Bình Thành 0 0 0 0 0 0 30 100

Quy Kỳ 0 0 0 0 0 0 30 100

Tân Thịnh 0 0 0 0 0 0 30 100

Linh Thông 0 0 0 0 0 0 30 100

Bảo Linh 0 0 0 0 0 0 30 100

(Nguồn tổng hợp phiếu điều tra, năm 2023)

Từ bảng thống kê, tác giả nhận thấy rằng trong 10 xã điều tra, với tổng số 300 hộ được điều tra, không có hộ gia đình nào sử dụng nước máy. Thay vào đó, có 72 hộ ( chiếm 35,1%) sử dụng nước từ giếng khoan và 47 hộ (chiếm 22%) sử dụng nước từ giếng đào. Còn lại là nguồn khác (tổng cộng là 91 hộ chiếm 42,9%).

Không có một xã điều tra nào mà các hộ gia đình sử dụng nước máy do hiện chỉ có dịch vụ này được cung cấp cho khu vực thị trấn Chợ Chu. Điều này gây ra khó khăn trong việc cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh cho các gia đình trên toàn huyện Định Hóa.

Các người dân thiểu số tập trung chủ yếu tại các khe suối để lấy nguồn nước cho cuộc sống hàng ngày của mình. Họ tiến hành lắp đặt các loại bìa nhựa hoặc tre để chứa và dẫn nước từ khe suối này về nhà. Tuy rằng nguồn nước này được lấy từ các khe suối trên núi cao, nhưng do không bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người, nên nước dẫn về khá sạch. Tổng số hộ sử dụng nguồn nước này trong 5 xã điều tra đã đạt mức Nông thôn mới là 91 hộ ( chiếm 42,9%). Còn lại, trong 5 xã chưa đạt mức Nông thôn mới thì tất cả các hộ gia đình phải sử dụng nguồn nước từ khe suối để sinh hoạt và vệ sinh.

3.2.2.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về môi trường

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển KT - XH của cả nước, của tỉnh, huyện Định Hóa đã không ngừng phát triển và được coi là huyện động lực, đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân không ngừng được nâng cao. Cùng với sự phát triển kinh tế, hàng loạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh ra đời, kéo theo các vấn đề về môi trường như chất thải trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai thác, chế biến khoáng sản... làm cho môi trường sinh thái bị ô nhiễm theo xu hướng ngày càng tăng, môi trường đất, nước, không khí, rác thải rắn với nhiều mức độ, nhiều nguyên nhân và các yếu tố tác động khác nhau.

Bảng 3.15. Tổng hợp các doanh nghiệp, HTX đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Định Hóa năm 2023

STT Ngành nghề kinh doanh Số lượng

1 Khai thác, chế biến khoáng sản 1

2 Khai thác, kinh doanh VLXD 3

4 Xây dựng và san lấp mặt bằng 7

5 Kinh doanh điện, nước và VSMT 1

6 Kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ vận tải 2

7 Hợp tác xã 20

Tổng 35

(Nguồn Chi cục thống kê huyện Định Hóa, năm 2023) Trong thời gian vừa qua, huyện Định Hóa đã triển khai các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường, đặc biệt là tại các xã có nhà máy và khu vực khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường. Vì vậy, UBND huyện Định Hóa đã ban hành chính sách và kế hoạch để quản lý môi trường được tốt hơn, nhất là trong việc quy hoạch bãi xử lý và chôn lấp chất thải sinh hoạt. Khu trung tâm của huyện đã thu gom và vận chuyển thành công các loại rác sinh hoạt và công nghiệp vào bãi xử lý theo qui định. Công tác quản lý khoáng sản cũng được cải thiện dần qua việc áp dụng nghiêm ngặt các qui định pháp luật trong việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

Mặc dù điều này có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, song việc khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra, gây tác động tiêu cực đến môi trường và ngân sách huyện. Còn việc phối hợp giữa các ngành và chính quyền cấp huyện trong công tác quản lý khoáng sản vẫn chưa được hiệu quả như mong muốn.

Mỏ quặng Chì - kẽm là một ví dụ điển hình cho tình trạng ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản không đúng qui định.

3.2.2.3. Xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn

Trong những năm qua, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều thành tựu tích cực. Các cấp, ngành và các tổ chức đã phối hợp tuyên truyền và hướng dẫn cho bà con về việc không sử dụng các chất độc hại trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, áp dụng nguyên tắc "4

đúng" khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tăng nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất.

Hiện tại, khu vực nông thôn đã chuyển sang sản xuất hàng hoá có quy mô lớn hơn và áp dụng các kỹ thuật mới để tăng hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm. Bảo vệ môi trường cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển này.

Các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường ở các xã được duy trì rộng rãi thông qua việc phát động phong trào cây xanh, làm sạch đường làng, chỉnh lại hàng rào... Nhiều người tự xây dựng lò đốt rác thải và chủ động giữ gìn vệ sinh nhà cửa, chuồng trại gia súc hợp vệ sinh.

Để xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp, an toàn trên địa bàn huyện, tất cả các tổ chức đoàn thể đã vào cuộc. Hội liên hiệp phụ nữ Huyện là một điển hình khi triển khai nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả trong việc xây dựng NTM. Các hội phụ nữ ở các xã như Đinh Biên, Bình Yên đã thành công trong việc tổ chức làm mẫu cho việc chỉnh trang nhà cửa và vệ sinh môi trường để được 63 hộ gia đình học tập và nhân rộng.Hội viên và nhân dân trong toàn huyện tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới với nhiều hình thức, việc làm thiết thực, cụ thể như xây mới được 28 lò đốt rác và hỗ trợ xây 12 nhà tiêu hợp vệ sinh. Duy trì vệ sinh, đường làng ngõ xóm đoạn đường phụ nữ tự quản có 8.750 lượt hội viên tham gia. Nhằm góp phần vào xây dựng nông thôn mới và tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

3.2.2.4. Mai táng phù hợp theo quy định và theo quy hoạch

Huyện Định Hóa là một vùng miền núi có đa số dân tộc thiểu số. Theo phong tục tập quán của người dân, việc mại táng thường được thực hiện trên đất của hộ gia đình và không cải táng. Tuy nhiên, nhờ tuyên truyền và vận động của chính quyền, việc an táng người chết đã được thực hiện theo phù hợp với các giá trị tín ngưỡng, phong tục và truyền thống văn hóa của địa phương.

Các xã trong huyện Định Hóa có phong tục an táng không ở nghĩa trang sẽ

cho các gia đình cá nhân chôn cất người thân tại khu vực vườn đồi của gia đình. Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, khoảng cách từ khu mộ chôn cất đến nhà ở gần nhất phải là ≥100m; khoảng cách từ khu mộ chôn cất tới nguồn nước và các công trình công cộng lớn khác là ≥100m và ≥50m.

3.2.2.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom xử lý theo quy định

* Về chất thải rắn.

Trong những năm gần đây, do sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng và sự phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân, đặc biệt là các cơ sở chế biến nông sản đã làm gia tăng lượng rác thải ra môi trường. Tuy nhiên, hạ tầng và hệ thống xử lý chất thải vẫn chưa đáp ứng được với quy mô hoạt động kinh doanh này. Điều này gây ô nhiễm cho môi trường nước, không khí, đất và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị cũng như sức khỏe của người dân. Trung bình, mỗi hộ gia đình sinh hoạt trong huyện Định Hóa sinh ra khoảng 2kg rác/thùng/ngày. Việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn vẫn gặp khó khăn. Rác không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn sau khi thu gom từ nhà hàng xóm; sau đó các gia đình tự mang đi để tiêu huỷ bằng việc chôn hoặc thiêu. Hiện nay, việc xử lý rác chỉ được thực hiện thông qua việc cho vào bãi rác không có kiểm soát; điều này gây mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô nhiễm.

Bảng 3.16. Các hình thức thu gom rác thải tại các xã điều tra

STT Hình thức thu gom rác sinh hoạt

Các xã đạt NTM

Các xã Chưa đạt NTM Số

lượng (hộ)

Tỷ lệ (%) Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Đổ ở hố rác riêng 29 19,3 29 19,3

2 Đổ ở bãi rác chung 120 80,0 12 8,0

3 Đổ tùy nơi 1 0,7 109 72,7

4 Được thu gom theo 0 0,0 0 0,0

Tổng 150 100,0 150 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, năm 2023) Qua bảng trên ta thấy tại 10 xã điều tra với 2 nhóm đạt và chưa đạt chuẩn NTM:

Đối với nhóm xã đã đạt NTM: ý thức giữ gìn vệ sinh chung của người dân đã được nâng cao, đa số các hộ dân đã tự giác thu gom rác đổ tại hố rác riêng của gia đình tỷ lệ đạt 19,3%. Việc đổ rác tại bãi rác chung chiếm tỷ lệ khá cao 120 hộ chiếm 80%.

Đổ tùy nơi chiếm tỷ lệ rất ít là 1 hộ chiếm 0,7%. Điều này cho thấy ý thức của người dân về việc giữ gìn vệ sinh môi trường ngày càng được nâng cao do đó đây cũng là

một trong những điều kiện thuận lợi để thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Đối với nhóm các xã chưa đtạ chuẩn NTM thì số hộ đổ rác tùy từng nơi chiếm tỉ lệ tất cao với 109 hộ chiếm 72,7%, 29 hộ có hố đổ rác riêng, 12 hộ đổ chung ở bãi rác chung.

Bảng 3.17. Các hình thức xử lý rác của các hộ dân tại các xã điều tra

STT Hình thức thu gom rác sinh hoạt

Các xã đạt NTM

Các xã Chưa đạt NTM Số

lượng

(hộ) Tỷ lệ (%)

Số lượng

(hộ) Tỷ lệ (%)

1 Vứt xuống ao, sông, suối 0 0,0 12 8,0

2 Đem đến khu rác chung của

thôn 115 76,7 34 22,7

3 Đốt, chôn, vứt vào một chỗ 35 23,3 104 69,3

Tổng 150 100,0 150 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, năm 2023) Qua điều tra về tình hình xử lý rác thải ở các nhóm cho thấy:

Đối với nhóm xã đạt NTM đa số người dân đem rác tới khu bỏ rác chung của thôn với 115 hộ điều tra (chiếm 76,7%), 35 hộ tự gom tác sinh hoạt của gia đình mình lại và tự xử lý bằng hình thức đốt, chôn (chiếm 23,3%). Đối với nhóm xã chưa đạt NTM thì hình thức xử lý rác thải phần lớn là các hộ dân tự gom sau đó đốt hoặc chôn xung quanh nhà mình với 104 hộ chiếm 69,3%, 34 hộ đem rác tới khu rác chung của thôn và cá biệt có tới 12/150 hộ điều tra vứt rác xung quang ao, sông suối để rác tự trôi đi (chiếm 8%)

* Về nước thải:

Trên địa bàn huyện Định Hóa cơ bản các xã trong huyện đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Lượng nước thải ở một số khu vực dân cư tập trung hoặc trên các tuyến đường liên xã thì đổ tập chung vào mương thoát nước của hệ thống đường giao thông, lượng nước thải của các hộ khu vực còn lại chủ yếu các hộ có rãnh thải nước ra vườn, ruộng hoặc ao hồ. Nhiều hộ còn không xử lý và đổ thẳng ra môi trường gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ngầm.

Bảng 3.18. Các hình thức xử lý nước thải của các hộ dân tại các xã điều tra

STT Hình thức thu gom rác sinh hoạt

Các xã đạt NTM

Các xã Chưa đạt NTM Số

lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Không xử lý đổ thẳng ra môi

trường 17 11,3 72 48,0

2 Có rãnh thoát nước ra vườn,

ruộng, ao 102 68,0 54 36,0

3 Đổ tập trung vào mương của

thôn xã 31 20,7 24 16,0

Tổng 150 100,0 150 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, năm 2023) Như vậy, Phần lớn các hộ dân trong nhóm xã đạt NTM hộ có rãnh thoạt nước đổ ra vườn, ao ruộng tỉ lệ này chiếm 68,0% và 20,7% các hộ dân trong 5 xã đạt NTM đổ nước thải sinh hoạt về các mương tập chung của thôn. Một số ít các hộ đổ thẳng nước sinh hoạt ra môi trường (chiếm 11,3%). Đối với xã chưa đạt NTM thì xử lý nước thải sinh hoạt của người dân rất đơn giản và nhanh đó là đổ thẳng ra môi trường (72/150 hộ chiếm 48,0%), 54 hộ dân có hệ thống rãnh thoát nước ra vườn ao hay ruộng gần nhà (36,0%) và có 24 hộ chiếm 16,0% đổ nước thải sinh hoạt vào mương chung của thôn, xã.

3.2.2.7. Hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, cùng với sự phát triển chung của đất nước, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, người dân ngày càng có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh và ngày càng có điều kiện đầu tư vào xây dựng các công trình vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh hơn, đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)