Một số biến thể giải phẫu thường gặp của vòng động mạch não

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm đa giác willis trên phim chụp cắt lớp vi tính đa dãy ở bệnh nhân phình động mạch não (Trang 42 - 50)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Đặc điểm về kích thước và một số biến đổi giải phẫu của đa giác Willis trên bệnh nhân

3.3.2. Một số biến thể giải phẫu thường gặp của vòng động mạch não

3.3.2.2. Biến đổi phần trước của vòng động mạch não và một số nhánh liên quan.

Bảng 3.7: Thống kê một số biến đổi giải phẫu của phần trước đa giác Willis

Dạng biến đổi

Nam Nữ Tổng số

n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%)

Bình thường 34 33.66 67 66.34 101 85.59

Thiểu sản AComA 1 20 5 80 6 5.09

Bất sản AComA 0 0 4 100 4 3.39

Thiểu sản A1 một bên 0 0 3 100 3 2.53

Bất sản A1 một bên 0 0 4 100 4 3.4

Nhận xét:

- Tỷ lệ bình thường của phần trước vòng động mạch não là 85.59%

(101/118) trong đó tỷ lệ nam chiếm 33.66 %, nữ chiếm 66.34 %

- Có 4 dạng biến đổi ở phần trước của vòng ĐM não với tỷ lệ 14.41 % (17/118), trong đó tỷ lệ nam 5.88%, nữ 94.12%

+ Thiểu sản ĐM thông trước (AComA): ĐM thông trước có đường kính <

1mm. Biến đổi dạng này xảy ra ở 6 trường hợp với tỷ lệ 5.09% với 1 TH ở nam và 5 TH ở nữ.

+ Bất sản ĐM thông trước (AComA): ĐM thông trước không xuất hiện trên hình ảnh tái tạo. Có 4 trường hợp biến đổi này, chiếm tỷ lệ 3.39%, chỉ xuất hiện ở nữ.

+ Thiểu sản đoạn A1 một bên: đoạn A1 của ĐM não trước có đường kính <

1mm và chỉ xảy ra ở một bên của phần trước vòng ĐM não (vòng Willis). Dạng biến đổi này chiếm tỷ lệ 2.53% (3/118) và chỉ xảy ra ở giới nữ.

+ Bất sản đoạn A1 một bên: đoạn A1 của ĐM não trước không xuất ảnh tái tạo. Biến đổi dạng này chiếm 1,7% và chỉ xuất hiện ở nữ.

Hình 10: Hình ảnh túi phình ở vị trí AcomA kèm theo có bất sản A1 trái ở bệnh nhân Trần Ngọc H. (Mã lưu trữ: I72/3)

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Hình 11: Sơ đồ minh họa dạng bình thường và các dạng biến đổi phần trước của vòng Willis: 1: dạng bình thường; 2: thiểu sản ACoA; 3: bất sản ACoA; 4:

thiểu sản A1 một bên; 5: bất sản A1 một bên.

3.2.2.2. Biến đổi phần sau của vòng động mạch não và một số nhành liên quan

Bảng 3.8: Thống kê các dạng biến đổi giải phẫu ở phần sau đa giác Willis

Dạng biến đổi

Nam Nữ Tổng số

n Tỉ lệ (%)

n Tỉ lệ (%)

n Tỉ lệ (%)

Bình thường 18 25.71 52 74.29 70 59.32

Bất sản P1 một bên 0 0 3 100 3 2.54

Thiểu sản P1 một bên 0 0 5 100 5 4.24

Thiểu sản P1 một bên, bất sản PComA một bên

0 0 1 100 1 0.85

Thiểu sản P1 một bên, thiểu sản PComA một bên

0 0 4 100 4 3.39

Bất sản PComA một bên 0 0 7 100 7 5.94

Thiểu sản PComA hai bên 3 30 7 70 10 8.47

Thiểu sản PComA một bên 9 69.23 4 30.77 13 11.02 Thiểu sản PComA một bên, bất

sản bên còn lại

2 100 0 0 2 1.69

Nhận xét:

- Biến đổi phần sau của vòng Willis ở các đoạn mạch bao gồm: P1 của ĐM não sau và ĐM thông sau ở cả hai bên.

- Tỷ lệ bình thường phần sau của vòng Willis chiếm 59.32% (70/118), trong đó tỷ lệ nữ chiếm đa số 74.29 %

- Có 9 dạng biến đổi của phần sau vòng Willis chiếm tỷ lệ 40.68% (48/118), trong đó tỷ lệ nam 35.42% (17/48) và nữ 64.58% (31/48)

+ Bất sản đoạn P1 một bên: đoạn trước thông P1 của ĐM não sau không xuất hiện trên hình ảnh tái tạo xảy ra ở một bên của vòng Willis. Dạng biến đổi này xảy ra nữ với tỷ lệ 2.54% (3/118)

+ Thiểu sản đoạn P1 một bên: đoạn trước thông P1 của ĐM não sau có đường kính <1 mm, xảy ra ở một bên của vòng Willis. Tỷ lệ dạng là 4.24% (5/118), chỉ xảy ra ở nữ

+ Thiểu sản đoạn P1 một bên kèm bất sản ĐM thông sau (PComA) một bên:

đoạn trước thông P1 của ĐM não sau có đường kính <1 mm xảy ra ở một bên, kết hợp với ĐM thông sau không xuất hiện trên hình ảnh tái tạo ở một bên của vòng Willis. Chỉ có 1 TH ở nũ chiếm 0.85 %

+ Thiểu sản đoạn P1 một bên kèm thiểu sản ĐM thông sau (PComA) một bên: đoạn trước thông P1 của ĐM não sau và ĐM thông sau không xuất hiện trên hình ảnh tái tạo ở một bên của vòng Willis. Dạng biến đổi này chiếm tỷ lệ 3.39%, xảy ra với 4 TH nữ

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

+ Bất sản ĐM thông sau (PComA) hai bên: ĐM thông sau không xuất hiện trên hình ảnh tái tạo ở cả hai bên của vòng Willis. Dạng biến đổi này chiếm tỷ lệ 2.54% (3/118), xuất hiện chỉ ở nam giới

+ Bất sản ĐM thông sau (PComA) một bên: ĐM thông sau không xuất hiện trên hình ảnh tái tạo ở một bên của vòng Willis. Dạng biến đổi này chiếm tỷ lệ 5.94%, chỉ gặp ở nữ.

Hình 12: Hình ảnh bất sản PcomA bên phải ở bệnh nhân Mai Thi H.

(Mã lưu trữ: G98/197)

+ Thiểu sản ĐM thông sau (PComA) hai bên: ĐM thông sau có đường kính

<1 mm ở cả 2 bên của vòng Willis. Dạng này chiếm tỷ lệ 8.47% (10/118), trong đó tỷ lệ nam 30% và nữ 70%

+ Thiểu sản ĐM thông sau (PcomA) một bên: ĐM thông sau có đường kính

<1 mm ở một bên của vòng Willis. Dạng này chiếm tỷ lệ 11.02% (13/118), trong đó tỷ lệ nam 69.23% và nữ 30.77%

Hình 13: Hình ảnh bất sản PcomA bên trái ở bệnh nhân Nguyễn Thị V.

(Mã lưu trữ: I61/602)

+ Thiểu sản ĐM thông sau (PcomA) một bên bất sản bên còn lại: ĐM thông sau có đường kính <1 mm ở một bên của vòng Willis và bên còn lại không xuất hiện trên hình ảnh tái tạo. Dạng này chỉ gặp 2 TH ở nam với 1.69 %

Hình 14: Sơ đồ minh họa dạng bình thường và các dạng biến đổi của phần sau đa giác Willis:

1. Dạng bình thường; 2. Bất sản P1 một bên; 3. Thiểu sản P1 một bên bất sản PcomA bên còn lại; 4. Thiểu sản P1 một bên; 5. Thiểu sản P1 một bên và thiểu sản PcomA bên còn lại; 6. Bất sán PComA một bên; 7. Bất sản PcomA hai bên; 8.

Thiểu sản PcomA một bên; 9. Thiểu sản PcomA hai bên.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

3.2.2.3. Biến thể giải phẫu của nhánh đối diện trong trường hợp phình tại vị trí động mạch thông trước và động mạch thông sau

Bảng 3.9: Tỉ lệ biến đổi của nhánh đối diện vị trí túi phình

Vị trí

Bình thường Thiểu sản Bất sản

n % n % n %

AComA 20 80 3 12 2 8

PComA 17 85 1 5 2 10

Nhận xét:

- Trong tổng số 25 túi phình ở vị trí động mạch thông trước thì có 3 TH thiểu sản nhánh A1 và 1 TH bất sản nhánh A1 chiếm 25%.

Hình 15: Hình ảnh túi phình ở vị trí AcomA và bất sản nhánh đối diện A1 bên phải ở bệnh nhân Lương Thị M. (Mã lưu trữ: I60/403)

- Có 1 TH thiểu sản P1 và 2 TH bất sản P1 trong tổng số 17 TH có túi phình ở vị trí thông sau chiếm 15%

Hình 16: Sơ đồ minh họa dạng biến đổi giải phẫu bất thường nhánh đối diện:

1. Phình tại AcomA và thiểu sản A1 một bên;2. Phình tại AcomA và bất sản A1 một bên; 3. Phình tại PcomA và bất sản P1 đối diện; 4. Phình PcomA và thiểu sản

P1 đối diện.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm đa giác willis trên phim chụp cắt lớp vi tính đa dãy ở bệnh nhân phình động mạch não (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)