Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.4. Sơ lược về chụp cắt lớp vi tính và ứng dụng chụp cắt lớp vi tính đa dãy
1.4.1. Lịch sử của chụp cắt lớp vi tính:
Godfrey Hounsfield cùng Ambrose (1/10/1971) [3] cho ra đời chiếc máy chụp CLVT sọ não đầu tiên. Cấu tạo máy chụp điện toán ở giai đoạn này gồm một ống phóng tia X và một dãy cảm biến (detectors) xoay xung quanh. Ống phát ra tia X có hình rẻ quạt đi xuyên qua bệnh nhân nằm chính giữa. Khi tia X đâm xuyên qua các mô khác nhau thì có sự khác nhau về mức độ cản tia X . Dựa vào sự thay đổi này mà dãy cảm biến tính ra được sự giảm cường độ tia ở mọi điểm của lát cắt. Qua đó tái tạo ra được hình ảnh lát cắt ngang hay dọc qua cơ thể. Thế hệ máy trong giai đoạn này chỉ thực hiện được kiểu cắt từng lát. Có nghĩa máy thực hiện các lát cắt ngang trong khi đó thì bàn cắt lại cố định, do đó mỗi lát cắt khác nhau thì bàn lại phải di chuyển đến một vị trí khác, quá trình này được lặp lại trong suốt quá trình quét. Với đặc điểm cấu tạo, máy trong giai đoạn này chỉ thu được hình ảnh hai chiều trên phim và thời gian cắt lâu do đó không thích hợp cho chụp kiểm tra mạch.
Từ khi ra đời máy cắt lớp vi tính đầu tiên đến nay, có rất nhiều tiến bộ kỹ thuật: cấu tạo máy, phần mềm xử lý,… Năm 1998, các nhà khoa học đã chế tạo thành công máy cắt lớp vi tính có nhiều dãy đầu dò hay CLVT đa dãy (MSCT).
Máy được lắp nhiều dãy đầu dò, có khả năng khảo sát đồng thời nhiều lát cắt (hiện nay 4-320 lát cắt) với thời gian quét nhanh (dưới 0.5 giây/vòng). Khảo sát tốt trong các trường hợp cần thời gian nhanh như tim, mạch vành, có bơm cản quang, bộ phận cử động,.. Trong thời gian ngắn máy có thể cho thông tin về các quá trình bệnh lý của nhiều cơ quan trong cơ thể [1].
1.4.2. Kỹ thuật xử lý ảnh thường được sử dụng trong chụp cắt lớp
- MPR (multiplanar reformation): là kỹ thuật tái tạo đa mặt cắt bằng cách chồng các lát cắt lại với nhau. Phần mềm này sẽ giúp cắt khối thể tích đó theo các hướng khác nhau và tạo hình ảnh.
- MIP (maximum intensity projection): là kỹ thuật dùng hiển thị đậm độ cao nhất từ các thể tích khối của lát cắt theo các hướng chiếu khác nhau. Kỹ thuật sử dụng chủ yếu cho hình ảnh mạch máu.
- VRT (volume rendering technigue): là kỹ thuật cho phép hiển thị tốt thể tích vật thể dưới dạng bán trong suốt, các vật thể khác nhau vẫn thấy được, không bị chồng mất nhau trên hình.
1.4.3. Chụp cắt lớp vi tính và cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán PĐMN Trên phim chụp CLVT không tiêm thuốc chỉ phát hiện được biến chứng là gợi ý của phình động mạch não đó là chảy máu dưới nhện (CMDN), nó có dạng hình ảnh tăng tỷ trọng tự nhiên trong khoang dưới nhện có thể ở các vị trí: bể trên yên, bể quanh thân não, các rãnh cuộn não, các khe liên bán cầu, khe Sylvius, lều tiểu não [2].
Hình ảnh CMDN trên ảnh CLVT được đánh giá theo phân loại của Fisher (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Bảng phân loại CMDN trên phim chụp CLVT của Fisher
Độ Hình ảnh
1 Không có máu
2 Máu lan toả hoặc độ dày lớp máu dưới 1mm 3 Máu khu trú hoặc độ dày lớp máu trên 2mm
4 Chảy máu não hoặc não thất với CMDN lan toả hoặc không chảy máu dưới màng nhện
Hình 1.7: Hình chụp CLVT chảy máu dưới màng nhện [3]
A: Hình CMDMN ở khe Silvien phải (Fisher độ 2) do vỡ túi phình ĐM não giữa phải; B: Hình CMDMN lan tỏa (Fisher độ 3) ở BN vỡ túi phình quanh thể trai; C:
Hình CMDMN lan tỏa kèm máu tụ trong não thất (Fisher độ 3+4).
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
1.3.3.2. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy mạch não
- Nguyên lý chung: bóng phát tia X quay và liên tục phát tia X, trong khi cột thuốc cản quang được bơm qua đường tĩnh mạch để làm tăng tỷ trọng tối đa trong lòng động mạch. Sau đó sử dụng các thuật toán tái tạo mạch não với cường độ tối đa (MIP), tái tạo trên nhiều mặt phẳng (MPR) và tái tạo đa thể tích (VRT) [24].
Chụp CLVT đa dãy xoắn ốc có tiêm thuốc cản quang loại nồng độ Iod từ 300- 400mg/ml, liều 1- 2ml/kg, tiêm tĩnh mạch lớn tốc độ 3-5 ml/s, tổng liều từ 60- 100ml. Sau thời gian tiêm kiểu bolus, quan sát được động mạch cảnh trong (lúc này nồng độ thuốc trong lòng ĐM cảnh trong đạt 80 đơn vị Hounsfield (HU)), bắt đầu quét tự động từ đốt sống C1 lên đến hết đỉnh đầu, độ dày các lát cắt từ 0,5- 1,25mm và tái tạo 0,6mm. Hình ảnh thu được tái tạo MPR, MIP, VRT 3D cho phép phân tích đánh giá động mạch não (Hình 8). Tuy nhiên nếu thực hiện các lát cắt muộn thì các tĩnh mạch não sẽ hiện hình và như vậy sẽ rất khó để đánh giá hệ thống ĐM não [48].
A B C
Hình 1.8: Hình CMSHXN (A) và chụp CLVT đa dãy mặt phẳng đứng ngang (B) và mặt phẳng ngang (C) tái tạo MIP thấy hiện hình túi phình gốc ĐM
thông sau phải [3]
- Hạn chế: Là phương pháp gây nhiễm xạ, chống chỉ định với các trường hợp dị ứng thuốc cản quang, suy thận…