Về phương pháp đo kích thước của ĐM, các ĐM não trong nghiên cứu của chúng tôi được đo trên hình ảnh tái tạo dạng MIP với độ dày lát cắt là 10mm ở cả 3 vị trí gồm: nguyên ủy, tận cùng và điểm giữa của đoạn mạch. Đường kính của đoạn mạch được xác định là trung bình ở cả 3 vị trí đo. Nhận thấy sự khác biệt về đường kính tại nguyên ủy, tận cùng và điểm giữa của ĐM là không nhiều. Như vậy, đường kính ĐM thường hằng định cho đến khi chia thành các nhánh mạch nhỏ hơn. Mặc dù không có sự thay đổi nhiều về đường kính ở nguyên ủy, tận cùng và điểm giữa trên cùng một đoạn ĐM, nhưng chúng tôi cho rằng phương pháp đo đường kính trong nghiên cứu của chúng tôi hạn chế được các sai số.
Nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra được đường kính của tất cả các đoạn ĐM thuộc vòng Willis và một số nhánh lân cận của nó (bảng 3.6). Trong khi đó hầu hết các nghiên cứu của các tác giả khác chỉ đưa ra kích thước của một số ĐM não.
Hoàng Văn Cúc và cộng sự (2000) [1] đã đưa ra đường kính các động mạch thuộc vòng Willis và 2 đoạn lân cận của vòng Willis là đoạn M1 của động mạch não giữa và động mạch nền. Nghiên cứu của El-Barhoun [27], đưa ra đường kính đoạn A2 của động mạch não trước, đoạn M1 của động mạch não giữa, đoạn P2 của động mạch não sau và động mạch nền. Nghiên cứu của Karataş [40], cũng chỉ đưa ra đường kính đoạn P1 của động mạch não giữa, đoạn A1 của động mạch não trước và
tác giả Hoàng Minh Tú [16] là đầy đủ nhất mô tả về kích thước của tất cả các đoạn mạch trong đa giác Willis và các nhánh lân cận đó. Do đó, chúng tôi sẽ so sánh đường kính của các động mạch não trong nghiên cứu của chúng tôi với kích thước của động mạch được đưa ra tương ứng trong nghiên cứu của các tác giả trước đó và chủ yếu là so sánh với tác giả Hoàng Minh Tú.
Bảng 4.2: So sánh ĐKTB giữa các đoạn mạch trong vòng động mạch não và một số nhánh lân cận giữa một số tác giả
BA ICA M1 P1 A1 AcomA PComA
(P-T) (P-T) (P-T) (P-T) (P-T) El Barhoun [27] 3.1–3.3 4.5–4.4 3–2.9 2–2 2.2 - - Karataş [40] - - - 2.22–2.12 2.15–2.26 - 1.3–1.27
Gunnel [36] 3 4.9 - 2.8 2.8 - 2.1
I.ệ. Yeniỗeri [39] 2.85 4.24–4.32 2.13–2.10 1.8 1.58–1.60 - 1.12 Hoàng Văn Cúc [1] 2.92 - 2.73-2.97 - 1.98-2.33 1.08 - Hoàng Minh Tú [16] 3.62 - 2.94-2.93 2.15-2.21 2.19-2.19 1.78 1.67-1.62 Chúng tôi 3.29 4.26-4.32 2.77-2.78 2.21-2.18 2.23-2.32 1.65 1.68-1.61
Đường kính trung bình AcomA trong nghiên cứu của chúng tôi là 1.65mm, kích thước này khá tương đương với giá trị mà tác giả Hoàng Minh Tú đưa ra 1.78mm, tuy nhiên tác giả Hoàng Văn Cúc [1] đưa ra ĐKTB của AcomA nhỏ hơn khá nhiều 1.08mm. Có thể sự khác nhau này là do đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu khác nhau.
ĐKTB đoạn A1 trong nghiên cứu của chúng tôi là 2.23mm bên phải và 2.32 mm bên trái. Khi so sánh ĐKTB đoạn A1 2 bên, chúng tôi nhận thấy kết quả khá tương đồng với các tác giả khác, trong nghiên cứu của Karataş [40] là 2.15mm bên phải, 2.26mm bên trái; Hoàng Minh Tú đưa ra kết quả ĐKTB đoạn A1 2.19mm cả 2 bờn, tuy nhiờn, I.ệ. Yeniỗeri [39] đưa ra ĐKTB này là 1.58mm bờn phải và 1.6mm
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
bên trái. Kết quả này có thể là do phương tiện nghiên cứu được sử dụng khác nhau, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu cũng có ảnh hưởng tới sự khác biệt này.
ĐKTB của đoạn P1 của chúng tôi là 2.21mm bên phải và 2.18mm bên trái, kết quả này khá phù hợp với kết quả của các tác giả khác đưa ra, El Barhoun đưa ra kết quả ĐKTB của đoạn P1 cả 2 bên là 2mm. Ngoài ra, chúng tôi không nhận thấy có sự chênh lệch đường kính giữa đoạn P1 2 bên và các tác giả khác cũng có kết quả tương tự [27].
ĐKTB của PcomA bên phải và bên trái lần lượt là 1.68mm và 1.61mm.
Nghiên cứu của Hoàng Minh Tú xác định được ĐKTB của PcomA lần lượt là 1.67mm bên phải và 1.62mm bên trái. Kết quả của chúng tôi và tác giả Hoàng Minh Tú khá tương đồng với nhau tuy nhiên khi so sánh, ĐKTB của PcomA của các tác giả khác nhỏ hơn khá nhiều, tác giả Krataş [40] là 1.3mm bên phải và 1.27mm bên trỏi, tỏc giả I.ệ.Yeniỗeri đưa ra kết quả là 1.12mm trung bỡnh cho PcomA 2 bờn [39]. Sự khác biệt có thể là do phương tiện nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Hoàng Minh Tú khá tương đồng nhau, 2 nghiên cứu đều sử dụng phương tiện nghiên cứu là máy chụp cắt lớp vi tính còn các tác giả khác sử dụng phương tiện là MRI, ngoài ra chúng tôi cho rằng sự khác nhau này còn có thể là do nguyên nhân của yếu tố nhiễu là sự co mạch ở trên đối tượng bệnh nhân bị PĐMN.