4.3.1. Đặc điểm biến đổi giải phẫu phần trước đa giác Willis
Có 4 dạng biến đổi phần trước của vòng Willis trong nghiên cứu gồm: thiểu sản động mạch thông trước (AcomA), bất sản động mạch thông trước, thiểu sản đoạn A1 động mạch não trước một bên và bất sản đoạn A1 động mạch não trước một bên.
Năm 2001, Al-Hussain [20], nghiên cứu trên phẫu tích 50 bộ não người đã đưa ra 3 dạng biến đổi phần trước của vòng Willis gồm: thiểu sản đoạn A1 động mạch não trước một bên, động mạch thông trước (AcomA) dạng mạch đôi, hai đoạn A1 của động mạch não trước ở hai bên hợp nhất lại thành một thân chung là đoạn A2.
Nghiên cứu trước đó của Li [45], xác định có 4 loại biến đổi phần trước vòng Willis, trong đó có 3 dạng biến đổi giống nghiên cứu này gồm: bất sản động mạch thông trước, bất sản đoạn A1 động mạch não trước, thiểu sản đoạn A1 động mạch não trước và một dạng khác đó là: ĐM thông trước dạng mạch đôi. Dạng thiểu sản của ĐM thông trước không có trong nghiên cứu của Li [45].
Nghiên cứu của Hoàng Minh Tú tại Việt Nam đưa ra [16], có 4 dạng biến đổi phần trước của vòng Willis trong nghiên cứu của chúng tôi gồm: thiểu sản động mạch thông trước (AcomA), bất sản động mạch thông trước, thiểu sản đoạn A1 động mạch não trước một bên và bất sản đoạn A1 động mạch não trước một bên.
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
Kết quả của Hoàng Minh Tú khá tương quan với kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi.
Bảng 4.1: So sánh tỉ lệ một số biến đổi giải phẫu ở phẩn trước đa giác Willis giữa nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Hoàng Minh Tú.
Dạng biến đổi
Chúng tôi Hoàng Minh Tú
n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%)
Bình thường 101 85.59 71 70.59
Thiểu sản AcomA 6 5.09 4 3.92
Bất sản AcomA 4 3.39 22 21.57
Thiểu sản A1 một bên 3 2.53 2 1.96
Bất sản A1 một bên 2 1.7 2 1.96
Thấy rằng tỉ lệ một số biến đổi giải phẫu phần trước của Hoàng Minh Tú có chênh lệch so với trong nghiên cứu này (tỉ lệ bất sản động mạch thông trước của Hoàng Minh Tú cao hơn 21.57% so với 3.39%. Kết quả này có thể do cỡ mẫu khác nhau và 2 nghiên cứu cũng được thực hiện trên đối tượng khác nhau.
4.3.2. Đặc điểm về biến đổi phần sau đa giác Willis
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, có 9 dạng biến đổi của phần sau vòng Willis chiếm tỷ lệ 40.68% (48/118), trong đó tỷ lệ nam 35.42% (17/48) và nữ 64.58% (31/48): 1. Bất sản đoạn P1 một bên. 2. Thiểu sản đoạn P1 một bên. 3.
Thiểu sản đoạn P1 một bên kèm bất sản ĐM thông sau (PcomA) một bên. 4. Thiểu sản đoạn P1 một bên kèm thiểu sản ĐM thông sau (PcomA) một bên. 5. Bất sản ĐM thông sau (PcomA) hai bên. 6. Bất sản ĐM thông sau (PcomA) một bên. 7.
Thiểu sản ĐM thông sau (PcomA) hai bên. 8. Thiểu sản ĐM thông sau (PcomA) một bên. 9. Thiểu sản ĐM thông sau (PcomA) một bên bất sản bên còn lại.
Trong các dạng biến đổi phần sau của vòng Willis, dạng bất thường ĐM thông sau chiếm tỷ lệ cao nhất 58.7% thiểu sản và 23.9% bất sản. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của Hoàng Minh Tú [16], Li [45] và của Al-
Hussain thực hiện trên phẫu tích xác cho tỷ lệ biến đổi phần lớn là thiểu sản ĐM thông sau (33% thiểu sản thông sau trong nghiên cứu của Al Hussain còn Hoàng Minh Tú cho thấy tỷ lệ chủ yếu là bất sản ĐM thông sau (47.08%). Sự khác biệt này có thể do hạn chế của dòng máu chứa chất cản quang lưu thông qua ĐM thông sau, hơn nữa ĐM thông sau thường có kích thước nhỏ nên có thể gây nhầm lẫn giữa thiểu sản và bất sản trên hình ảnh MSCT, trong khi nếu phẫu tích xác hoặc sử dụng máy MSCT có độ phân giải cao hơn thì kết quả sẽ chính xác hơn.
Tác giả Hoàng Minh Tú cũng đưa ra 11 dạng biến đổi của phần sau vòng Willis gồm 1: bất sản P1 một bên; 2: bất sản P1 hai bên; 3: thiểu sản P1 một bên;
4: bất sản P1 một bên; 5: bất sản PcomA một bên; 6: bất sản PcomA hai bên; 7:
thiểu sản PcomA một bên; 8: thiểu sản PcomA hai bên; 9: bất sản P1 một bên kèm bất sản PcomA bên đối diện; 10: thiểu sản P1 một bên kèm bất sản PcomA bên đối diện; 11: bất sản PcomA một bên kèm PcomA và PCA bên đối diện không hợp nhất [16].
Như vậy, có 6 dạng biến đổi trùng khớp với kết quả của tác giả Hoàng Minh Tú. Trong nghiên cứu này phát hiện được 3 loại khác đó là thiểu sản đoạn P1 một bên kèm bất sản ĐM thông sau (PcomA) một bên. Thiểu sản đoạn P1 một bên kèm thiểu sản ĐM thông sau (PcomA) một bên. Thiểu sản ĐM thông sau (PcomA) một bên bất sản bên còn lại.
4.3.3. Biến thể giải phẫu của nhánh đối diện trong trường hợp phình tại vị trí động mạch thông trước và động mạch thông sau.
Một đặc điểm cũng hết sức quan trọng đối với TP ở vị trí ĐM thông trước và thông sau là thiểu sản/bất sản nhánh ĐM đối diện (nhánh A1 đối với TP vị trí thông trước, nhánh P1 đối với TP vị trí thông sau). Trong nghiên cứu này, trong tổng số 25 túi phình ở vị trí động mạch thông trước thì có 3 TH thiểu sản nhánh A1 chiếm 12% và 1 TH bất sản nhánh A1 chiếm 8%. Có 1 TH thiểu sản P1 và 2 TH bất sản P1 trong tổng số 17 TH có túi phình ở vị trí thông sau chiếm lần lượt 5% (1/20) và 10% (2/20).
Nghiên cứu của Vũ Đăng Lưu thấy tỷ lệ thiểu sản/bất sản nhánh đối diện với các TP ở ĐM thông trước là 52,3%, ở vị trí ĐM thông sau là 12,9% [4]. Trong nghiên cứu của Trần Anh Tuấn [18], tỷ lệ này là khá cao cho các TP ở vị trí đó (73 - 75%).
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
PĐMN ở vị trí thông sau, nhánh thông sau đi từ cổ túi, bắt buộc bảo tồn nếu nó là nhánh chính nuôi dưỡng thùy chẩm (thiểu sản hoặc bất sản đoạn P1 cùng bên) và không cần bảo tồn nếu nó là nhánh nhỏ hoàn toàn được bù trừ bằng ĐM não sau.
Vị trí túi phình ở ĐM thông trước, bảo tồn ĐM thông trước bằng buộc trong trường hợp bất sản đoạn A1 bên đối diện. Nếu thiểu sản hoặc đường kính bình thường của A1 đối diện, chúng ta có thể gây tắc túi phình cùng ĐM thông trước. Thậm chí trong các trường hợp không có bất sản nhánh đối diện, người ta có thể chủ động gây tắc luôn ĐM thông trước hoặc thông sau ở cổ túi để đảm bảo túi phình tắc hoàn toàn đồng thời hạn chế tái thông. Và trong những trường hợp bất sản nhánh đối diện, việc bảo tồn nhánh thay thế nuôi dưỡng vùng đối diện là hết sức cần thiết, yêu cầu điều trị đặt ra làm cho các nhà can thiệp khi luồn dụng cụ bảo vệ khi thả VXKL như bóng hay stent thì hay luồn sang nhánh đối diện để đặt đầu xa, mục đích là chắc chắn bảo tồn được nó.