CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản - Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản,
- Diện tích nuôi trồng thủy sản của hộ, % diện tích nuôi trồng thủy sản so với tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của hộ vốn có.
- Quy hoạch vùng nuôi hợp lý? Chưa hợp lý?
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu cơ sở hạ tầng - Giao thông:
+ Tổng chiều dài, chiều rộng đường bê tông được xây dựng trong các khu nuôi trồng thủy sản.
+ Số hộ, % hộ có đường giao thông thuận tiện để nuôi trồng thủy sản.
+ Mức độ thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển đầu vào đầu ra.
- Thủy lợi:
+ Chiều dài, chiều rộng hệ thống kênh mương dẫn và tiêu nước;
+ Số hộ, % số hộ có hệ thống kênh mương dẫn và tiêu nước đến tận ao nuôi + Mức độ thuận tiện cho việc lấy nước, tiêu nước quanh năm.
- Nước sạch: Số hộ, % số hộ được cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt tại khu nuôi trồng thủy sản.
- Điện: Số hộ, % hộ được cung cấp điện ổn định và kéo điện đầy đủ.
- Dịch vụ viễn thông: số hộ, % số hộ lắp đặt, sử dụng điện thoại và internet.
2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về vốn
- Số hộ, % hộ sử dụng vốn tự có để sản xuất.
- Số hộ, % hộ sử dụng vốn vay từ các nguồn vốn khác.
- Các nguồn vốn được huy động.
- Vốn/hộ, vốn vay/hộ, tỷ lệ vốn vay/tổng vốn của hộ đối với mỗi nguồn vay - Lãi vay, thời gian vay, thủ tục vay vốn.
- Khả năng vay vốn khó, dễ?
2.4.4. Nhóm chỉ tiêu về khuyến nông, khuyến ngư
- Số hộ, % hộ được tham gia, tìm hiểu, tiếp cận công nghệ tiên tiến trong sản xuất nuôi trồng thủy sản.
- Số hộ, % hộ áp dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản.
- Số buổi tập huấn, hội thảo hay các chương trình hỗ trợ và nâng cao kiến thức nuôi trồng thủy sản được tổ chức.
- Nguồn cung cấp, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ mới.
- Đánh giá: Mức độ phổ biến- thiết thực- áp dụng- đáp ứng nhu cầu của các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.
2.4.5. Nhóm chỉ tiêu về thị trường
- Đầu vào, đầu ra cho các sản phẩm thủy sản do hộ tự tìm hiểu hay được cung cấp, liên kết?
- Đối tác thường xuyên thu mua sản phẩm nuôi trồng thủy sản.
- Giá bán, tỉ lệ chênh lệch giá khi bán cho thương lái với giá bán lẻ trên thị trường.
- Mức độ tiếp cận thị trường khó - dễ?
- Hoạt động của địa phương về thúc đẩy tiêu thụ thông qua quảng cáo, hội thảo với các doanh nghiệp,...
2.4.6. Nhóm chỉ tiêu về liên kết sản xuất
- Hình thức liên kết:Giữa các hộ nuôi;Cung ứng đầu vào - hộ nuôi; Hộ nuôi - thu gom đầu ra;Hình thức khác.
- Số hộ, % hộ tham gia liên kết sản xuất.
- Lợi ích của việc liên kết: vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật, con giống, thức ăn, trang thiết bị....
- Đánh giá liên kết: liên kết tạo ra hiệu quả hay không?
2.4.7. Nhóm chỉ tiêu về môi trường
- Mức độ ô nhiễm nguồn nước xung quanh theo đánh giá cảm quan.
- Tỷ lệ bệnh dịch xuất hiện trong các khu nuôi trồng thủy sản.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến môi trường xung quanh.
2.4.8. Nhóm chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản
* Chính sách:Các chính sách hỗ trợ trước và sau cho hộ nuôi trồng thủy sản, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ được thể hiện như thế nào
* Năng lực cán bộ địa phương:Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ phụ trách nuôi trồng thủy sản, mức độ quan tâm đến hoạt động nuôi trồng thủy sản.
* Điều kiện tự nhiên vùng nuôi trồng thủy sản:Đặc điểm đất đai, khí hậu, hệ thống kênh mương, nguồn nước.
* Sự tham gia của người dân:Mức độ tham gia của người dân trong nuôi trồng thủy sản, học vấn của các hộ tham gia.
2.4.9. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả nuôi trồng:
- Diện tích, sản lượng và năng suất bình quân. Trong đó năng suất nuôi bình quân được tính bằng công thức sản lượng nuôi trồng trên diện tích nuôi.
- Tổng giá trị sản lượng ngành thuỷ sản (bao gồm cả giá trị sản lượng khai thác và nuôi trồng) được tính theo mức giá hiện hành.
- Giá trị sản lượng trên đơn vị diện tích: được tính bằng cách lấy giá trị sản lượng nuôi từng năm chia cho diện tích nuôi trồng năm đó.
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm).
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ trong một thời kỳ sản xuất, bao gồm:
+ Chi phí vật chất bao gồm chi phí về con giống, thức ăn, thuốc thú y, tiền điện, chất độn chuồng và các công cụ, dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi.
+ Chi phí dịch vụ là chi phí thuê lao động ngắn hạn
- Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của hộ sản xuất ra bao gồm cả công lao độlợi nhuận trong thời kỳ sản xuất của hộ.
* Nhóm chỉ tiêu hiệu quả:
- Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian (VA/IC; MI/IC) - Hiệu quả sử dụng tổng chi phí ( VA/TC; MI/TC) - Hiệu quả sử dụng lao động:
+ Giá trị gia tăng (VA)/ ngày lao động gia đình + Thu nhập hỗn hợp (MI)/ ngày lao động gia đình
CHƯƠNG 3