CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên
3.2.2. Kết quả phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Vị Xuyên
Những năm qua, nhờ thực hiện các chủ trương, giải pháp đúng đắn về sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nông thôn mới. Phát triển nuôi trồng thủy sản đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập trung đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi nội đồng góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.
Kết quả NTTS theo loại hình mặt nước được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.12. Diện tích, năng suất, sản lượng NTTS trên địa bàn huyện Vị Xuyên
Năm Chỉ tiêu ĐVT
Loại hình mặt nước Ao, hồ
nhỏ Ruộng Hồ
chứa
Sông (Lồng)
2015
Diện tích Ha 470,36 28,8 409,00 50,00
Năng suất Tấn/ha 1,50 0,30 0,17
Sản lượng Tấn 705,84 8,64 70,00 20,00
2016
Diện tích Ha 473,56 49,00 435,30 60,00
Năng suất Tấn/ha 1,87 0,40 0,56
Sản lượng Tấn 885,56 19,60 245,00 42,00
2017
Diện tích Ha 473,56 57,30 585,30 80,00
Năng suất Tấn/ha 2,54 0,50 0,64
Sản lượng Tấn 1.202,84 28,65 380,00 80,00 (Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên) Qua bảng tổng hợp ta thấy:
- Về diện tích NTTS của huyện có xu hướng tăng lên. Năm 2016 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 957 ha, tăng 49,7 ha so với năm 2015; Năm 2017 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1116,16 ha, tăng 158,3 ha so với năm 2016. Nguyên nhân tăng chủ yếu do chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS và chính sách phát triển nuôi cá ở các hồ chứa.
Trong diện tích NTTS của huyện thì tập trung chủ yếu nuôi trồng ở các ao hồ nhỏ và các hồ chứa. Bên cạnh đó các địa phương trong huyện đã quan tâm đến việc quy hoạch, xây dựng một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở một số xã như Việt Lâm, Trung Thành, Đạo Đức, Phú Linh,... Phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển, diện tích tăng mạnh ở 3 năm 2014 - 2016, mỗi năm bình quân tăng được khoảng 10 ha. Các khu ao nuôi cũ ven các khu dân cư được chuyển vào vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, khu mặt nước ao, đầm cho thuê và chuyển đổi từ đất trũng sang nuôi trồng thủy sản.
- Về năng suất nuôi trồng thủy sản: Giai đoạn 2015 - 2017, mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu bất lợi, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản, nhưng kết quả nuôi trồng thủy sản của huyện vẫn đạt khá.
Năng suất nuôi trồng thủy sản theo các loại hình mặt nước có xu hướng, cụ thể:
Loại hình nuôi ở các ao hồ nhỏ tăng từ 1,5 tấn/ha lên 2,54 tấn/ha vào năm 2017; loại hình nuôi ở hồ chứa tăng từ 0,17 tấn/ha lên 0,64 tấn/ha vào năm 2017.
Nguyên nhân tăng năng suất thủy sản xuất phát từ khâu quy hoạch vùng nuôi đồng bộ về cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng và áp dụng tiến bộ KHKT. Một mặt, bản thân các hộ nuôi đã thay đổi phương thức nuôi trồng thủy sản từ tập quán nuôi thả sang nuôi bán thâm canh và thâm canh. Một số hộ tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại, gia trại, kết hợp giữa cá-cây ăn quả-gia súc- gia cầm.
Tuy nhiên năng suất nuôi trồng thủy sản của huyện còn thấp (2015 - 2017) là do địa phương chưa quy hoạch vùng nuôi tập trung, còn nhỏ lẻ, nhiều hộ vẫn nuôi theo hình thức quảng canh, thả giống là chính, sử dụng thức ăn thô xanh, các loại phụ phẩm thừa của nông nghiệp, ít sử dụng thức ăn tinh, thức ăn công nghiệp; các giống mới có năng suất chưa được áp dụng, hình thức nuôi trồng theo hướng thâm canh, bán thâm canh còn rất ít.
- Sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng biến động tương tự: Tổng sản lượng thuỷ sản có sự tăng trưởng đột biến, năm 2015 đạt 784,14 tấn, năm 2017 đạt 1.611,49 tấn, tăng 40,11% so với năm 2016, tập trung vào các sản phẩm chủ yếu là cá, các loại thủy sản khác như tôm, baba, ếch chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Những năm gần đây, nhờ chính sách phát triển NTTS của huyện, các hộ nuôi dần chuyển sang hình thức nuôi trồng mới, cho năng suất và sản lượng cao, tối ưu hóa đồng vốn bỏ ra. Với hình thức nuôi bán thâm canh, hộ nuôi tiến hành nuôi tập trung, nguồn vốn đầu tư không phân tán, kết hợp với giống mới, kỹ thuật mới đem lại hiệu quả cao so với nuôi phân tán, nhỏ lẻ trước kia. Đây là tín hiệu tốt, thúc đầy sản xuất thủy sản tăng mạnh. Kết quả NTTS theo loại hình mặt nước được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.13: Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi giai đoạn 2015 -2017
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
A Tổng DT nuôi cá ha 832,2 912,4 964,20
Bán thâm canh ha 580,7 625,8 770,8
Quảng canh Ha 251,5 286,6 193,4
B. Năng suất Tấn/ha 8,4 8,7 9,7
Bán thâm canh Tấn/ha 8,9 9,3 9,8
Quảng canh Tấn/ha 4,5 4,7 5,1
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên) Từ bảng 3.13 cho thấy, hình thức NTTS bán thâm canh phổ biến nhất hiện nay tại huyện Vị Xuyên tới 770,8ha năm 2017. Hình thức nuôi quảng canh đang giảm dần, tuy nhiên vẫn chiếm diện tích lớn (hơn 200ha). Có thể thấy, xu hướng phát triển theo hướng nuôi bán thâm canh được phần lớn các hộ nuôi lựa chọn, do có ưu điểm hơn hẳn phương thức nuôi quảng canh, cho năng suất cao gấp 2 lần hình thức nuôi quảng canh truyền thống. Với hình thức nuôi bán thâm canh, các hộ nuôi hoàn toàn chủ động về con giống, đầu tư trang thiết bị, vật tư cho ao nuôi, mặt khác có thể kết hợp với ruộng và chăn nuôi, giảm được một phần chi phí thức ăn nuôi thủy sản mà vẫn đảm bảo về năng suất và chất lượng thương phẩm.
Nuôi thủy sản quảng canh truyền thống thường phần tán, nhỏ lẻ. Mặt khác nguồn giống và thức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên khó kiểm soát về chất lượng cá nuôi cũng như phòng bệnh cho thủy sản. Do đó, giá trị thương phẩm không cao, năng suất mỗi vụ không đều. Vì vậy, những năm gần đây, các hộ nuôi giảm dần nuôi theo hình thức truyền thống, năm 2015, diện tích nuôi truyền thống là 251,5 ha đến năm 2017 giảm còn 193,4 ha.
Về năng suất, có thể thấy nuôi theo hình thức bán thâm canh đạt khoảng 9 tấn/ha cao hơn hẳn hình thức nuôi truyền thống. Nhận thấy rằng, nuôi thủy sản theo hướng bán thâm canh được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện lựa chọn hơn các hình thức khác, do đặc thù các hộ dân NTTS tại Vị Xuyên ngoài nuôi thủy sản còn kết hợp chăn nuôi, trồng lúa, hoa màu. Nên phần lớn theo hướng nuôi bán thâm canh để tận dụng được phụ phẩm từ các ngành này.
Bảng 3.14. Giá trị NTTS trên địa bàn huyện Vị Xuyên
TT Loại hình mặt nước
2015 2016 2017
GT (Tr.đ)
Cơ cấu (%)
GT (Tr.đ)
Cơ cấu (%)
GT (Tr.đ)
Cơ cấu (%) 1 Ao, hồ nhỏ 21.310,20 87,81 42.620,40 82,25 71.034,00 84,52
2 Ruộng 259,20 1,07 588,00 1,13 859,50 1,02
3 Hồ chứa 2.100,00 8,65 7.350,00 14,18 9.755,00 11,61 4 Sông (Lồng) 600,00 2,47 1.260,00 2,43 2.400,00 2,86 Tổng cộng 24.269,40 100,00 51.818,40 100,00 84.048,50 100,00 (Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên) Tốc độ giá trị sản xuất thủy sản (theo giá hiện hành) tăng bình quân 12,3%/năm. Giá trị sản phẩm thủy sản tăng gấp 3,46 lần từ 24.26,4 triệu đồng năm 2015, lên 84.048,5 triệu đồng năm 2017.
Trong cơ cấu giá trị NTTS của huyện thì nuôi trồng ở các ao hồ nhỏ trên địa bàn mang lại giá trị cao nhất, chiếm hơn 80%. Lý do các ao hồ nhỏ được bố trí nằm trong khu dân cư, thuận lợi cho hoạt động chăn nuôi. Đây cũng là hình thức chăn nuôi thủy sản phổ biến ở huyện Vị Xuyên hiện nay.
Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả NTTS giai đoạn 2015–2017
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
1. Lao động NTTS Người 856 960 1.245
2. GTSX Triệu đồng 24.269,40 51.818,40 84.048,50
3. GTSX/LĐ NTTS Triệu đồng /LĐ 28,35 53,98 67,51 (Nguồn:PhòngNN&PTNThuyệnVị Xuyên) Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nuôi trồng thủy sản 3 năm (2015 - 2017) cho thấy mức thu nhập trên lao động nuôi trồng thủy sản (tính theo giá trị sản xuất) tăng nhanh từ 28,32 triệu đồng/lao động (năm 2015) lên mức 67,51 triệu đồng/lao động (năm 2017). Phát triển nuôi trồng thủy sản đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập
cho hộ nông dân, thu hút 1.245 lao động nông nhàn tham gia nuôi trồng thủy sản.
Đây là kết quả thể hiện sự cố gắng nỗ lực rất lớn của cấp ủy chính quyền và người dân từ huyện đến cơ sở đối với hoạt động chuyển đổi, phát triển nuôi trồng thủy sản.
3.2.2.2. Kết quả NTTS của các xã nghiên cứu a. Kết quả NTTS theo hướng nuôi
Diện tích nuôi thủy sản của huyện Vị Xuyên khá lớn cho thấy sự quy hoạch và phát triển thủy sản tập trung của huyện được chú trọng, tạo điều kiện cho dân dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, mở rộng nuôi thủy sản.
Qua phân tích thực trạng tác giả nhận thấy hình thức NTTS ở các ao, hồ nhỏ chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%), bên cạnh đó do thời gian có hạn nên tác giả tập trung điều tra các hộ NTTS theo hướng ao hồ nhỏ. Để thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả của hình thức nuôi thủy sản trên địa bàn huyện, chia các hộ NTTS thành các nhóm theo mô hình nuôi như sau:
(1) AC: gồm các hộ nuôi theo mô hình ao – chuồng (2) AV: gồm các hộ nuôi theo mô hình ao – vườn
(3) VAC: gồm các hộ nuôi theo mô hình vườn – ao – chuồng
Nghiên cứu cho thấy, diện tích NTTS bình quân của các hộ xã Việt Lâm là lớn nhất, bình quân gần 3ha/hộ, sau đó là xã Trung Thành có diện tích khoảng 2,4ha/hộ và thấp nhất là xã Quảng Ngần chỉ gần 2ha/hộ. Diện tích NTTS tính ở đây bao gồm diện tích ao nuôi của các hộ và diện tích hồ nhỏ, ao đấu thầu,thuê thêm để mở rộng quy mô nuôi trồng. Nhìn chung, quy mô nuôi thủy sản có sự khác biệt rõ rệt giữa các xã trong huyện Vị Xuyên và giữa các hộ trong cùng một xã, sự khác nhau này phụ thuộc lớn vào điều kiện và khả năng sản xuất của mỗi hộ. Các hộ nuôi con giống thường có quy mô nhỏ hơn các hộ nuôi thương phẩm; mặt khác, hình thức nuôi bán thâm canh kết hợp với ao, chuồng, ruộng. Mô hình nuôi có diện tích lớn nhất là AC; với mô hình này các hộ thường thuê lại các hồ, đầm có diện tích mặt nước lớn kết hợp với chăn nuôi để phát triển. Mô hình này có diện tích hơn 3,5ha/hộ, các mô hình khác có diện tích nhỏ hơn từ 2-3ha/hộ.
Kết quả và hiệu quả NTTS theo hướng kết hợp ngành được thể hiện ở bảng 3.14. Từ bảng số liệu có thể thấy, tổng giá trị sản xuất các mô hình tương đối cao
và mang lại hiệu quả nhất định. Trong đó mô hình VAC có giá trị sản xuất trên 1 ha là cao nhất gần 160 triệu đồng/ha gấp các mô hình AV, AC lần lượt là 1,39:1,13. Lý do là mô hình tập trung chuyên nuôi cá kết hợp với việc tận dụng nguồn phụ phẩm từ các ngành khác nên mật độ thả cá nhiều, cho sản lượng cao nên tổng giá trị sản xuất lớn hơn các mô hình khác. Đây là mô hình đạt hiệu quả kinh tế khá cao của người dân nơi đây, hàng năm người dân thực hiện mô hình sản xuất chăn nuôi và trồng trọt khép kín với ao hồ phục vụ nước tưới cho cậy ăn quả, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ thức ăn cho cá.
Bình quân doanh thu của các mô hình nuôi bán thâm canh đạt 121,88 triệu đồng/ha. Nhưng mô hình này còn tương đối hạn chế trên địa bàn huyện. Hiện nay, huyện đã có nhiều chính sách phát triển phù hợp với từng khu vực, từng xã, chất đất của các địa phương để phát huy tối đa lợi thế của vùng. Giá trị mỗi mô hình tăng hàng năm. NTTS đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế vùng.
Bảng 3.16: Hiệu quả NTTS theo mô hình nuôi kết hợp (tính trên 1ha)
Chỉ tiêu ĐVT AV AC VAC
I. Kết quả sản xuất
- Tổng giá trị SX(GO) Triệu đồng 102,09 138,45 186,7 -Tổng chi phí (TC) Triệu đồng 56,65 82,56 98,7 -Chi phí trung gian (IC) Triệu đồng 54,54 79,87 94,9 -Giá trị gia tăng(VA) Triệu đồng 47,55 59,55 91,8 -Thu nhập HH (MI) Triệu đồng 45,44 55,89 88
-LĐ gia đình công 407 432 437
II. Chỉ tiêu hiệu quả
-GO/TC Lần 1,80 1,68 1,89 -GO/IC Lần 1,87 1,73 1,97 -VA/TC Lần 0,84 0,72 0,93 -VA/IC Lần 0,87 0,75 0,97 -MI/IC Lần 0,83 0,70 0,93
-GO/LĐ 1000đ 250,84 320,49 427,23
-MI/LĐ 1000đ 111,65 129,38 201,37
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2017)
Cũng như giá trị sản xuất, chi phí trung gian giữa các nhóm cũng có sự khác biệt lớn. Chi phí trung gian của mô hình VAC lớn nhất gấp mô hình AC 1,16 lần do mô hình này không gắn với ruộng nên không có nguồn phụ phẩm trồng trọt hỗ trợ nên chi phí thức ăn nuôi thủy sản cao.
Thu nhập hỗn hợp của NTTS theo hướng mô hình nuôi kết hợp ngành cũng có sự chênh lệch giữa các mô hình do sự khác nhau về khấu hao tài sản và công lao động thuê ngoài. Thu nhập nhiều nhất là mô hình VAC, tiếp đến là AC. Mỗi mô hình đều mang lại giá trị thu nhập khác nhai, khó có thể hạch toán chính xác, chi li thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi của mỗi mô hình là bao nhiêu. Người dân thường “lấy công làm lãi” khi mà công lao động gia đình khó tính do đặc thù nông nghiệp, tính thời vụ của người nông dân. Hằng năm, mỗi mô hình nuôi cá đầu tư từ 1,5 đến 2,3 lao động gia đình. Số ngày công 1ha nuôi cá trong khoảng 400 - 430 công lao động gia đình. Hiệu quả từ các mô hình thể hiện rõ rệt, mô hình VAC có công lao động cao nhất 201,37 nghìn đồng/công, các mô hình còn lại giao động từ 110 – 130 nghìn đồng/công.
Như vậy có thể thấy các mô hình nuôi cá kết hợp ngành mang lại kết quả bình quân trên 1ha khá cao nên người nuôi vừa thu được năng suất cao vừa thu được giá trị sản xuất lớn.
Xét một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế NTTS theo hướng mô hình nuôi kết hợp ngành cho thấy cứ 1 đồng chi phí bỏ ra các mô hình AV; AC; VAC thu được lợi nhuận lần lượt là: 1,8:1,68: 1,97 như vậy mô hình VAC sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất do có sự kết hợp hợp lý trong nuôi cá và chăn nuôi, làm vườn.
Như vậy, qua phân tích có thể thấy kết quả từ các mô hình nuôi cá theo hướng kết hợp ngành mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đặc biệt là mô hình VAC. Do đó, cần đẩy mạnh phát triển mô hình này, nhân rộng ra trên toàn huyện, tỉnh. Tuy nhiên, thực tế thấy các mô hình nuôi có sự khác biệt về hiệu quả kinh tế nên các hộ căn cứ vào điều kiện kinh tế của gia đình lựa chọn phương thức nuôi thủy sản phù hợp.
b. Kết quả NTTS theo hình thức nuôi
Trong ngành nuôi trồng thủy sản có 3 hệ thống nuôi khác nhau là quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Các hệ thống này có sự khác nhau về đầu tư
con giống, thức ăn và mức độ trang thiết bị khoa học kỹ thuật, do đó có sự khác biệt về năng suất. Tuy nhiên, NTTS của Hà Giang nói chung và Vị Xuyên nói riêng mới đạt ở quy mô nhỏ, phân tán, cơ sở hạ tầng yếu, kỹ thuật lạc hậu, hình thức nuôi quảng canh và năng suất thấp, chưa có mô hình nào đạt tiêu chuẩn thâm canh vùng sản xuất tập trung làm động lực phát triển cho toàn vùng.
Thời gian gần đây, tình hình NTTS trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến, các hộ nuôi áp dụng hình thức nuôi mới – bán thâm canh cho năng suất hơn hẳn hình thức nuôi quảng canh tự nhiên, lại quản lý được dịch bệnh thủy sản, giảm thiệt hại không đáng có. Đồng thời là sự gia tăng nhu cầu nông sản khu vực trong và ngoài tỉnh đã mang lại giá trị kinh tế cao cho ngành. Hiệu quả nuôi thủy sản theo hình thức nuôi được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 3.17: Hiệu quả NTTS theo hình thức nuôi (tính trên 1ha)
Chỉ tiêu ĐVT Quảng canh Bán thâm canh I. Kết quả sản xuất Trđ
-Tổng GTSX(GO) Trđ 111,25 211,98 -CP trực tiếp(TC) Trđ 75,05 117,63 -CP trung gian (IC) Trđ 58,76 111,90 -Giá trị gia tăng (VA) Trđ 52,49 100,08 -Thu nhập hỗn hợp(MI) Trđ 36,20 94,35 -LĐ gia đình Công 348,00 425,00
II. Chỉ tiêu hiệu quả
-GO/TC Lần 1,48 1,80 -GO/IC Lần 1,89 1,89 -VA/TC Lần 0,70 0,85 -VA/IC Lần 0,89 0,89 -MI/TC Lần 0,48 0,80 -GO/LĐ 1000đ 319,68 498,78 -MI/LĐ 1000đ 104,02 222,00 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2017)
Từ số liệu điều tra cho thấy, tổng giá trị sản xuất trên 1ha của nuôi bán thâm canh cao hơn hình thức nuôi quảng canh.
Bình quân tổng giá trị sản xuất của các mô hình nuôi bán thâm canh là 191,98 triệu đồng/ha cao hơn 1,91 lần tổng giá trị sản xuất tính trên 1ha của hình thức nuôi quảng canh. Nguyên nhân do hình thức quảng canh chủ yếu do các hộ tự phát. Phần lớn các hộ nuôi cá mua giống thả xuống ao hồ chứ chưa thực sự nuôi cá, chưa biết mỗi loài cá cần thức ăn gì, cần lượng bao nhiêu để cung cấp cho đủ, biện pháp tạo nguồn thức ăn tự nhiên thế nào, cơ cấu thả ghép chưa thích hợp. Bên cạnh đó kinh nghiệm và hiểu biết về nghề NTTS chưa nhiều, nên sự đầu tư về con giống, thức ăn, quản lý, chăm sóc chưa hợp lý do đó năng suất nuôi cá chưa cao.
Các chi phí trung gian tính trên 1 ha nuôi trồng theo hình thức nuôi cũng có sự khác nhau, chi phí bình quân của 2 hình thức lần lượt là 58,76 triệu đồng/ha và 111,9 triệu đồng/ha. Chi phí trung gian của hình thức nuôi bán thâm canh cao hơn rất nhiều hình thức quảng canh do hình thức nuôi bán thâm canh cần đầu tư nhiều vào giống, vệ sinh ao và thức ăn cho thủy sản cao hơn các mô hình khác.
Điều tra thực tế cũng cho thấy, số lao động cần dùng trong hình thức nuôi bán thâm canh cao hơn hình thức quảng canh do cần kỹ thuật và khâu chăm sóc tỉ mỉ hơn, thời gian thu hoạch ngắn nên thường xuyên phải huy động người vào thời điểm thu hoạch và thả cá mới, vì vậy công lao động của hình thức nuôi bán thâm canh đắt hơn hình thức quảng canh gấp 2 lần. Cụ thể, công lao động của hình thức nuôi bán thâm canh gần 500 nghìn đồng trong khi hình thức còn lại chỉ giao động khoảng 300 nghìn đồng.
Không chỉ có sự khác biệt về chi phi trung gian mà giữa các hình thức nuôi cũng có sự khác nhau về giá trị gia tăng bình quân trên 1ha trong đó giá trị gia tăng bình quân của hình thức bán thâm canh là 100,08 triệu đồng/ha.
Để đánh giá chính xác hiệu quả thu lại từ các hình thức nuôi thì ta cần quan tâm tới một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất. Cụ thể, khi bỏ ra 1 đồng chi phí trực tiếp thì doanh thu thu về đối với từng hình thức nuôi quảng canh là 1,48; hình thức bán thâm canh là 1,8 có nghĩa hiệu quả sử dụng đồng vốn của hình thức bán thâm canh là cao nhất.