CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên
3.2.1. Thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vị Xuyên
3.2.1.1. Quy hoạch vùng nuôi
Quyết định số 2004/QĐ – UBND tỉnh Hà Giang về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Hà Giang đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020” với mục tiêu phát triển vùng NTTS tập trung theo hướng đồng bộ nhằm tăng năng suất, chật lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản của thành phố.
Trong đó, tập trung phát triển các vùng NTTS tập trung có diện tích từ 30ha trở lên tại một số huyện trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện Vị Xuyên. Quyết định trên đã góp phần đẩy mạnh mở rộng quy mô NTTS nói chung trên địa bàn huyện Vị Xuyên.
Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện đã phát triển nhanh chóng trong 03 năm trở lại đây. Đây là hiệu ứng tích cực từ Quyết định 2004/QĐ – UBND và mô hình thí điểm nuôi thủy sản của trung tâm thủy sản Hà Giang, khi có những dự án hỗ trợ ngành thủy sản phát triển và khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang các mô hình sản xuất kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản để nâng cao thu nhập và hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển về diện tích NTTS của huyện đã có sự quy hoạch đúng đắn để tránh hiện tượng phát triển quá nóng và người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang nuôi thủy sản, đảm bảo vừa phát triển bền vững thị trường ngành thủy sản, sử dụng hiệu quả đất canh tác trồng trọt, đảm bảo giữu vững an ninh lương thực của huyện,.. theo quy hoạch thì đến năm 2015 toàn huyện có gần 978,9 ha nuôi thủy sản tập trung tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, gáp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, thay đổi bộ mặt nông thôn.
Trong quy hoạch phát triển NTTS của huyện chia vùng nuôi thành ao hồ nhỏ, hồ chứa, ruộng nuôi cá.
Bảng 3. 2: Quy hoạch phát triển NTTS cho từng loại nước mặt ở Vị Xuyên ĐVT: ha
Loại hình mặt nước
2011 - 2015 2016 - 2020
Diện tích (ha)
Sản lượng (Tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng (Tấn) Ao, hồ nhỏ 470,36 1.420,68 473,56 2.367,80 Ruộng 96,54 19,60 96,50 28,65 Hồ chứa, sông 435,30 245,00 2.285,30 1.125,00 Tổng 1.005,40 1.685,28 2.855,36 3.521,45 (Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên)
* Quy hoạch phát triển NTTS ao hồ nhỏ: Là huyện có địa hình vùng núi thấp, mặt nước ao hồ diện tích không lớn nhưng là mặt nước chủ yếu để phát triển NTTS do dễ đầu tư thâm canh, dễ chăm sóc quản lý nên có tiềm năng sản xuất với sản lượng cao so với các loại hình mặt nước khác. Mặt nước ao hồ nhỏ phần lớn gắn với khu dân cư nên thuận lợi cho việc phát triển nghề cá trong dân.
Tại huyện Vị Xuyên nuôi thủy sản ao hồ phát triển theo hướng sau:
- Tận dụng tất cả ao hồ nhỏ để nuôi thả cá, nuôi thâm canh ở các vùng nuôi trọng điểm như Phú Linh, Kim Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, Tùng Bá, Linh Hồ, Việt Lâm, Bạch Ngọc, tiến tới nuôi công nghiệp để có sản phẩm hàng hóa tập trung.
Diện tích ao hồ nhỏ tăng chủ yếu do chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS.
- Đối với ao hồ có diện tích dưới 2 ha nằm rải rác trong khu dân cư, dựa vào công tác khuyến ngư để hỗ trợ các hộ gia đình tận dụng hết diện tích, sử dụng các giống cá nuôi phổ biến như mè, trôi, chép, trắm,...
- Áp dụng kỹ thuật nuôi thâm canh (thả giống mật độ cao, cho ăn chủ động, điều tiết nước hợp lý) đạt năng suất và sản lượng cao.
- Đối với những ao hồ đầm có diện tích 2 – 5ha phát triển theo hướng bán thâm canh và thâm canh, kết hợp với chăn nuôi, trồng trọt để tạo nguồn thức ăn tự nhiên, bổ sung thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp để nuôi ghép các giống cá trắm cỏ, mè hoa, mè trắng, rô phi vằn,...
- Giành một phần diện tích đất để xây dựng ao hồ nhỏ ở những vùng sinh thái đặc thù, mở rộng quy mô nuôi giống đặc sản có giá trị kinh tế cao như ếch, ba ba, tôm càng xanh, cá tầm, cá hồi,...
- Nuôi thâm canh thủy sản ao hồ nhở gắn với phòng chống dịch bệnh, chống ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
* Quy hoạch phát triển NTTS hồ chứa nước: Trên địa bàn huyện có 7 hồ chứa nước với diện tích 409 ha, hầu hết chưa được sử dụng nuôi cá mà được dân vùng lòng hồ tiến hành đánh bắt cá tự nhiên với sản lượng nhỏ, tuy nhiên đây lại là một tiềm năng cho NTTS. Do đó huyện định hướng:
- Sử dụng mặt nước các hồ chứa để NTTS, vẫn đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng đến tích nước tưới tiêu, cắt nước, trữ nước.
- Hình thành và phát triển nghề NTTS bằng phương thức thả cá giống cỡ lớn với những giống ăn phù du sinh vật như mè trắng, mè hoa, trôi trắng,... Tận dụng thức ăn thiên nhiên có sẵn trong hồ nước, đồng thời bổ sung các loại thức ăn khác bằng cách tận dụng diện tích lòng hồ khi nước xuống để tròng các loại cây ngắn ngày làm thức ăn cho cá như lúa, ngô, khoai, rau,...
- Tổ chức quản lý bảo vệ và khai thác cá bằng biện pháp đánh tỉa thả bù để có thu hoạch thường xuyên với số lượng hợp lý. Thả cá giống ra hồ cho dân khai thác theo hợp đồng hoặc cấp phép khai thác có thu phí bù lại kinh phí thả cá giống.
- Phát triển nghề nuôi cá lồng với số lượng phù hợp để có sản phẩm nuôi trực tiếp và bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cá nuôi trong hồ.
- Tổ chức nhóm dịch vụ cung cấp giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
* Quy hoạch phát triển NTTS trên sông
- Phát triển nuôi cá lồng trên sông Lô tại các thủy điện Sông Lô 2, Sông Lô 3 ở các xã Việt Lâm, Trung Thành, Đạo Đức, Ngọc Linh và thị trấn Vị Xuyên không làm ảnh hưởng đến giao thông, thủy lợi.
- Tổ chức nuôi thành cụm tập trung để dễ tư vấn kỹ thuật, cung ứng vật liệu, giống, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm nhưng giữ khoảng cách hợp lý (1km chiều dài sông đặt 5 – 8 lồng) để tránh ô nhiễm nguồn nước, phòng trừ dịch bệnh.
- Sử dụng giống cá phù hợp để nuôi đơn loài như trắm cỏ, rô phi đơn tính, chép lai, bỗng, chiên, lăng,...
* Quy hoạch phát triển NTTS ruộng:
- Do điều kiện địa hình và chế độ thủy văn, trên địa bàn huyện không có ruộng bị ngập úng trong thời gian dài mà có một số diện tích cấy lúa không hiệu quả ven sông suối do lầy thụt, không chủ động được nguồn nước nên năng suất kém chuyển hẳn sang nuôi thủy sản (ở huyện Vị Xuyên diện tích này chiếm khoảng 3,2 ha), nhưng không làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
- Phát triển nuôi thủy sản ruộng theo hình thức xen canh lúa cá, lúa tôm là chính ở các diện tích cấy lúa chủ động nước để mỗi ha cấy lúa thu thêm 0,3 – 0,5
tấn cá. Đào ao, chuôm, mương liền kề đắp bờ bao khoanh vùng giữ nước và làm nơi cư trú cho tôm, cá. Nuôi các giống phù hợp như chép, diếc, mè, tôm càng xanh. Thả cá giống cỡ lớn, dùng thêm thức ăn tinh, thức ăn chế biến để rút ngắn thời gian nuôi, thu hoạch nhanh gọn.
Tuy nhiên huyện Vị Xuyên chưa xây dựng quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản toàn huyện, trên thực tiễn, vùng nuôi trồng thủy sản ở các xã hiện nay là do người dân tự dồn đổi, tự phát, đã hình thành đã hàng chục năm với quy mô ban đầu nhỏ lẻ, những năm sau khi có chủ trương dồn điền đổi thửa của tỉnh, của huyện và thực hiện Nghị quyết về thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện thì Phòng nông nghiệp & PTNT mới tham mưu để UBND huyện chỉ đạo các địa phương khảo sát và lập quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản.
Quy hoạch vùng nuôi thủy sản các xã hầu hết trong nội đồng, nguồn nước phụ thuộc hệ thống thuỷ lợi cung cấp nên không chủ động được nước để cải tạo môi trường ao nuôi, đặc biệt là vụ đông thường bị thiếu nước ảnh hưởng tới việc phòng chống rét cho các loài thuỷ sản.
Quy hoạch vùng nuôi thường được bố trí ở cuối thôn trong khi nước thải của thôn cũng thoát về cuối thôn. Chưa có nơi xử lý nước thải riêng làm ô nhiễm nguồn nước ao nuôi. Qua điều tra, vẫn còn một số hộ nuôi chưa muốn ra khu quy hoạch do điều kiện sản xuất ở đó chưa hơn so với vị trí nuôi hiện tại của hộ.
3.2.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi
Để phát triển NTTS trên địa bàn huyện thì việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu NTTS tập trung là rất cần thiết. Tuy nhiên, hoạt động NTTS của huyện mới đạt ở mức quy mô nhỏ, phân tán, cơ sở hạ tầng yếu kém, hình thức nuôi quảng canh và năng suất thấp. Hầu như chưa có mô hình nào đạt tiêu chuẩn thâm canh, vùng sản xuất tập trung làm động lực cho toàn vùng.
Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được phân bổ thành nhiều nguồn: từ ngân sách tỉnh (hạng mục trục đường giao thông chính trong khu vực dự án, kênh cấp, kênh tiêu nước chính, cống cấp và tiêu nước chính); ngân sách huyện Vị Xuyên đầu tư các hạng mục (hệ thống cấp điện và đường giao thông nhánh trong khu vực dự án); ngân sách các xã đầu tư cho các hạng mục (đường giao thông nội bộ, các tuyến kênh cấp, tiêu nước nhánh 1 và 2, cống cấp, cống tiêu trên kênh nhánh và cấp điện hạ thế); vốn huy động nhân dân đầu tư các hạng mục còn lại (hệ thống cấp nước
tưới vào ao nuôi, và tiêu từ ao nuôi, hệ thống ao nuôi, cống cấp và cống tiêu nước cho các ao nuôi, bờ ao,...)
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
TT Nội dung ĐVT khối
lượng
Khối lượng
Vốn thực hiện (Triệu đồng)
1 GIAO THÔNG km 213 221.653,17
1.1 Làm đường trục xã km 60 84.206,81
1.2 Làm đường trục xóm km 130 119.697,36
1.3 Làm đường ngõ xóm km 15 12.919,00
1.4 Làm đường trục nội đồng km 8 4.100
1.5 Làm cầu, cống dân sinh (cải tạo, xây mới) chiếc 10 730
2 THỦY LỢI 60 214.443,20
2.1 Làm mới công trình thủy lợi, trạm bơm 2 41.765,00 2.2 Cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi, trạm
bơm 20 41.948,80
2.3 Kiên cố hóa kênh mương do xã quản lý km 35 54.207,40
2.4 Cải tạo đê, bờ bao chống lũ 3 76.522,00
3 ĐIỆN 10.850,00
3.1 Cải tạo hệ thống điện chung Trạm 11 10.200,00
3.2 Cải tạo điện gia đình (đồng hồ điện…) 650,00
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên) Qua nghiên cứu bảng trên cho thấy nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ Chương trình MTQG XDNTM trên địa bản huyện Vị Xuyên chủ yếu tập trung vào xây dựng hệ thống giao thông (chiếm 40,27%), hệ thống thủy lợi (chiếm 38,96%).
Tuy nhiên ngân sách địa phương chi cho nuôi trồng thủy sản được lồng ghép với xây dựng nông thôn mới, chủ yếu chi đầu tư hỗ trợ cho các hộ nuôi làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng thuộc nguồn ngân sách được phân bổ cho xây dựng nông thôn mới từ năm 2014 và phải nằm trong quy hoạch nông thôn mới của xã mới có thể chi được.
Cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi hệ thống ao nuôi chủ yếu là ao đất, diện tích, hình dạng, công trình ao trên cơ sở tận dụng thế đất tự
nhiên. Bờ bao đắp bằng đất kết hợp với làm đường giao thông, nguồn cung cấp nước chưa chủ động, chưa có hệ thống bảo quản hay chế biến sau thu hoạch.
Thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm soát môi trường NTTS như máy đo pH, máy đo hàm lượng oxy hòa tan trong nước chưa được trang bị sử dụng. Trang thiết bị cho nghề nuôi cá chủ yếu là ngư lưới cụ.
Ở một số vùng nuôi, các chủ hộ đã tự bỏ tiền đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng và đường điện; đầu tư ao nuôi, ao chứa lắng, xử lý nước, ao ương giống, ao nuôi thương phẩm; đầu tư xây dựng lán trại trông coi, để vật tư, máy móc.
Theo tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra của nông hộ về cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động NTTS như sau:
Bảng 3.4. Đánh giá của các hộ về cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản
Diễn giải Số lượng
(hộ) Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ điều tra 90 100,00
1. Giao thông -
Số hộ có đường GT thuận tiện đến tận ao nuôi 72 80,00
Mức độ đảm bảo cho vận chuyển 61 67,78
Sự cần thiết của việc nâng cấp giao thông 90 100,00
2. Thủy lợi -
Số hộ có kênh lấy nước quanh ao nuôi 78 86,67
Số hộ có kênh thoát nước quanh ao nuôi 57 63,33
Số hộ có kênh dẫn nước, tiêu nước thuận tiện 29 32,22 Nâng cấp kênh
Rất cần thiết 34 37,78
Cần thiết 56 62,22
Bình thường -
3. Điện -
Số hộ được cung cấp điện đầy đủ 90 100,00
Chất lượng cung cấp Ổn định 78 86,67
Bình thường 12 13,33
4. Bưu chính viễn thông, liên lạc -
Số hộ lắp đặt intenet 13 14,44
Số hộ sử dụng điện thoại bàn 4 4,44
Số hộ sử dụng điện thoại di động 90 100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra, 2017)
Theo kết quả điều tra từ các hộ cho thấy:
Về phát triển giao thông phục vụ NTTS được người dân đánh giá cao, 80%
số hộ có đường giao thông thuận tiện đến tận ao nuôi, 67,78% người được hỏi đánh giá giao thông đảm bảo cho vận chuyển và 100% trả lời việc nâng cấp giao thông là cần thiết. Điều này cho thấy việc phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn huyện theo chương trình MTQG XDNTM có tác động tích cực tới phát triển sản xuất của hộ nói chung và NTTS nói riêng.
Hộ nuôi được hỏi có 29/90 hộ (chiếm 32,22%) đánh giá về thủy lợi chưa phát huy được hiệu quả do việc cấp thoát nước trong khu nuôi vẫn phụ thuộc vào hệ thống thuỷ lợi nông nghiệp, hoặc bơm từ nhà nọ sang nhà kia- điều này rất bất lợi đặc biệt là vào mùa đông, khi lượng nước ít, rét kéo dài có thể dẫn đến cá chết rét hàng loạt gây thiệt hại lớn cho sản xuất.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế tồn tại trong phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi đã nêu ở trên là do xuất phát điểm nông nghiệp, nông thôn của huyện thấp, nguồn lực của nhà nước và nhân dân còn rất hạn hẹp; địa phương không có nguồn vốn đầu tư mà phải lồng ghép với các nguồn vốn khác, suất đầu tư rất hạn chế, còn dàn trải, chưa có sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, cũng như chưa được các phòng, ban, cơ quan chuyên môn của huyện tham mưu tích cực.
3.2.1.3. Tiếp cận các yếu tố đầu vào cho sản xuất: giống, vốn, thức ăn a. Về giống thủy sản
Với mỗi ngành sản xuất nào, muốn đem lại hiệu quả thì luôn luôn phải kiểm soát được nguồn cung các yếu tố đầu vào. Tùy thuộc mỗi ngành sản xuất mà nguồn cung đầu vào sao cho phù hợp. Với ngành sản xuất và NTTS thì đầu vào chủ yếu là con giống, thức ăn, dịch vụ thuốc, hóa chất cho nuôi thủy sản.
Giống đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Muốn nâng cao chất lượng thuỷ sản thì việc đầu tiên là phải có giống thuỷ sản tốt.
Hàng năm, người nuôi trồng thủy sản ở huyện cần một lượng giống khá lớn gồm cá Trắm cỏ, Trôi ấn độ, Rô phi đơn tính, Sộp, Chép... và một số giống như baba, ếch,... Đối tượng nuôi chủ yếu vẫn là cá truyền thống như Trắm cỏ, Trê,
Trôi,… đem lại hiệu quả kinh tế khá, ít gặp rủi ro, sản phẩm có thể thu tỉa, thả bù quanh năm, thị trường tiêu thụ nội địa khá ổn định.
Bảng 3.5. Nhu cầu cá giống theo đối tượng nuôi
Đối tượng nuôi Loại cá giống
I. Nuôi cá ao hồ nhỏ
1. Nhóm phổ biến Trắm cỏ, Chép, Mè trắng, Mè hoa, Trôi các loại, Rô phi vằn
2. Nhóm mới Rô phi đơn tính, Trê lai, Chim trắng, Chép lai ba máu 3. Nhóm chất lượng cao Trắm đen, Lăng, Bỗng, Chiên
4. Nhóm cá bản địa có giá
trị cao Bỗng, Chiên, Anh vũ, Lăng, Chạch sông, Dầm xanh 5. Nhóm thử nghiệm Vược nước ngọt, Hồi vân, Tầm
6. Nhóm đặc sản Ba ba, ếch, Tôm càng xanh
II. Nuôi cá hồ chứa Chép lai, Mè trắng, Mè hoa, Trôi Ấn Độ III. Nuôi cá lồng
1. Nuôi cá lồng trên hồ Rô phi đơn tính, Chép lai, Trắm cỏ, Bỗng 2. Nuôi cá lồng trên sông Trắm cỏ, Bỗng, Chiên, Rô phi đơn tính IV. Nuôi cá ruộng
1. Nhóm phổ biến Rô phi vằn, Chép, Trôi các loại, Diếc 2. Nhóm mới Rô phi đơn tính, Chim trắng, Chép lai ba máu 3. Nhóm chất lượng cao Quả, Trắm đen, Tôm càng xanh
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên) Theo Sở NN&PTNT, toàn tỉnh có 02 trại giống nước ngọt và 22 điểm cung ứng cá giống, hàng năm sản xuất được 200 triệu cá bột và ương nuôi được 60 triệu cá giống các loại. Tuy nhiên, con giống sản xuất trong tỉnh chủ yếu là các loài cá truyền thống, các loại có giá trị kinh tế cao như cá trắm đen, cá lăng,… tỉ lệ sinh sản thành công vẫn còn thấp. Trên địa bàn huyện chỉ có một Trung tâm giống thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh đặt tại xã Đạo Đức, tuy nhiên những năm gần đây số lượng ươm chủ yếu phục vụ thử nghiệm, nhỏ lẻ, số lượng và chất lượng giống còn hạn chế không đáp ứng nhu cầu mua giống của người dân.