3.2. ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA HÌNH CỦA CÁC LOCUS
3.2.1. Đánh giá tính đa hình của các locus trùng với hệ Identifiler
3.2.2.1. Locus D8S1179
Theo thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler, locus D8S1179 có 12 alen bao gồm các alen 8, 9 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19 [39].
Khi nghiên cứu bằng bộ kít FSA từ 200 người dân tộc Kinh, chúng tôi thu được 24 cá thể đồng hợp tử và 176 cá thể dị hợp tử, xuất hiện 11 alen (thiếu alen 19 so với thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler), nhưng nhiều hơn 1 alen (alen 9) khi khảo sát 170 người dân tộc Kinh bằng bộ kít Identifiler.
Tuy nhiên, so sánh với kết quả nghiên cứu từ 97 người Mỹ gốc Châu Á cũng với bộ kít FSA thì quần thể người dân tộc Kinh xuất hiện thêm alen 8 và alen 9.
Các alen 10, 11, 12, 13, 14 và 15 là các alen phổ biến, chiếm 90.25%
quần thể người dân tộc Kinh, trong đó các alen 10, 11, 13 và 15 phân bố khá đồng đều (khoảng 15% mỗi alen). Phân bố này khác biệt so với người Mỹ gốc Châu Á với alen 13 và 14 là phổ biến với 20.1% mỗi alen.
Bảng 3.2. So sánh tần suất alen (%) của locus D8S1179 [17, 32]
Alen Dân tộc Kinh (Kít FSA, n = 200)
Dân tộc Kinh (Kít ID, n= 170)
Người Mỹ gốc Châu Á (Kít FSA, n = 97)
8 0.25 0.59 -
9 0.75 - -
10 16.25 17.06 12.37
11 14.75 15.00 11.86
12 12 14.71 11.86
13 15.5 14.71 20.1
14 15 15.59 20.1
15 16.75 11.76 12.89
16 7 7.06 9.28
17 0.75 2.94 1.03
18 1 0.59 0.52
3.2.2.2. Locus D21S11
Khi nghiên cứu 200 người dân tộc Kinh bằng bộ kít FSA, chúng tôi thu được 25 cá thể đồng hợp tử và 175 cá thể dị hợp tử locus D21S11, xuất hiện 14 alen (bảng 3.3), ít hơn so với số alen chuẩn của bộ kít Identifiler (14/24) [39], nhưng lại xuất hiện alen 30.3 (với tần suất 0.75%) là alen không có trong thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler.
Kết quả khảo sát 170 người dân tộc Kinh bằng bộ kít Identifiler chỉ thu được 12 alen: thiếu alen 28.2, 30.3, 34, 34.2 nhưng lại có alen 26 và 33 so với kết quả khảo sát 200 người dân tộc Kinh bằng bộ kít FSA. Tuy nhiên, đây đều là các alen có tần suất thấp.
Bảng 3.3. So sánh tần suất alen (%) của locus D21S11 [17, 32]
Alen Dân tộc Kinh (Kít FSA, n = 200)
Dân tộc Kinh (Kít ID, n= 170)
Người Mỹ gốc Châu Á (Kít FSA, n = 97)
26 - 0.294 -
27 0.5 0.588 -
28 5.75 5.588 5.67
28.2 0.5 - 0.52
29 24 27.3 20.1
30 18.75 25.00 32.99
30.2 0.75 2.059 0.52
30.3 0.75 - 1.03
31 8 8.235 12.37
31.2 11.25 5.588 3.61
32 2.5 2.353 5.67
32.2 16.5 18.235 11.34
33 - 0.294 1.55
33.2 9.25 4.706 4.64
34 0.25 - -
34.2 1.25 - -
Từ bảng so sánh tần suất trên cho thấy, đối với quần thể người dân tộc Kinh tại Việt Nam, alen 29 phân bố trong quần thể với tần suất cao nhất.
Trong khi đó, người Mỹ gốc Châu Á thì alen 30 mới là tần suất cao nhất, với phân bố gần 1/3 quần thể.
3.2.2.3. Locus D7S820
Từ 200 hồ sơ ADN, chúng tôi đã thống kê được 52 cá thể đồng hợp tử và 148 cá thể dị hợp tử đối với locus D7S820, xuất hiện 9 loại alen. So với số alen chuẩn của bộ kít Identifiler (10 alen), quần thể người dân tộc Kinh thiếu alen 6 và alen 15, nhưng lại xuất hiện alen 9.1 (ở bộ kít Identifiler) và alen 10.1 (ở bộ kít FSA) không có trong thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler.
Quần thể người Mỹ gốc Châu Á xuất hiện ít nhất, với 7 loại alen.
Ở locus D7S820, các alen 8, 10, 11 và 12 phân bố rất phổ biến (khoảng 90%) ở các quần thể với các bộ kít khác nhau, trong đó alen 11 chiếm tần suất lớn nhất với hơn 1/3 quần thể.
Bảng 3.4. So sánh tần suất alen (%) của locus D7S820 [17, 32]
Alen Dân tộc Kinh (Kít FSA, n = 200)
Dân tộc Kinh (Kít ID, n= 170)
Người Mỹ gốc Châu Á (Kít FSA, n = 97)
7 0.5 0.882 0.52
8 13.5 14.706 13.4
9 5.25 5.588 4.64
9.1 - 0.294 -
10 20.75 20.588 26.29
10.1 0.25 - -
11 38 34.412 35.05
12 17.25 20.294 17.53
13 4.25 2.353 2.58
14 0.25 0.882 -
3.2.2.4. Locus CSF1PO
Bảng 3.5. So sánh tần suất alen (%) của locus CSF1PO [17, 32]
Alen Dân tộc Kinh (Kít FSA, n = 200)
Dân tộc Kinh (Kít ID, n= 170)
Người Mỹ gốc Châu Á (Kít FSA, n = 97)
7 1 0.588 2.06
8 0.25 - -
9 1.75 4.706 6.7
10 19.75 24.706 20.1
11 24.25 25.882 21.65
12 44.75 34.706 38.66
13 6.25 6.765 8.76
14 2 2.059 1.55
15 - 0.588 0.52
Khi nghiên cứu 200 người dân tộc Kinh bằng bộ kít FSA, chúng tôi thu được 55 cá thể đồng hợp tử và 145 cá thể dị hợp tử locus CSF1PO, xuất hiện 8 alen (bảng 3.5) thiếu alen 6 và 15 so với thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler [39].
So với kết quả khảo sát 170 người dân tộc Kinh bằng bộ kít Identifiler và 97 người Mỹ gốc Châu Á bằng bộ kít FSA thì số lượng alen xuất hiện giống nhau (đều 8 alen) nhưng khác nhau về loại alen (alen 8 và alen 15).
3.2.2.5. Locus D3S1358
Bảng 3.6. So sánh tần suất alen (%) của locus D3S1358 [17, 32]
Alen Dân tộc Kinh (Kít FSA, n = 200)
Dân tộc Kinh (Kít ID, n= 170)
Người Mỹ gốc Châu Á (Kít FSA, n = 97)
13 0.25 - -
14 5.25 3.824 2.58
15 29.5 31.471 36.6
16 34.5 35.00 32.99
17 22.25 20.294 20.1
18 7.75 8.235 6.7
19 0.5 0.882 1.03
20 - 0.294 -
Theo thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler thì locus D3S1358 có 8 alen bao gồm các alen số 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19 [39].
Thông qua kết quả phân tích 200 người dân tộc Kinh bằng bộ kít FSA, đã thu được 65 người đồng hợp tử và 135 người dị hợp tử ở locus D3S1358, phát hiện được 7 alen, thiếu alen 12 so với thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler.
Các alen 15, 16 và 17 là các alen phổ biến ở các nghiên cứu khác nhau, đều chiếm gần 90% so với toàn bộ các alen xuất hiện. Đây là các alen phổ biến trong locus D3S1358 (bảng 3.6).
Locus D3S1358 trong nghiên cứu là locus có tính đa hình thấp, ít có giá trị trong giám định ADN xác định huyết thống cha - mẹ - con và truy nguyên cá thể.
3.2.2.6. Locus TH01
Từ 200 hồ sơ ADN nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê được 54 cá thể đồng hợp tử và 146 cá thể dị hợp tử đối với locus TH01, xuất hiện 6 loại alen, bằng với số alen của người Mỹ gốc Châu Á, nhưng ít hơn alen 11 khi khảo sát 170 người dân tộc Kinh bằng bộ kít Identifiler.
Bảng 3.7. So sánh tần suất alen (%) của locus TH01 [17, 32]
Alen Dân tộc Kinh (Kít FSA, n = 200)
Dân tộc Kinh (Kít ID, n= 170)
Người Mỹ gốc Châu Á (Kít FSA, n = 97)
6 14 14.118 17.01
7 37.5 36.176 26.8
8 4.25 6.765 7.22
9 31.75 32.647 44.33
9.3 6.5 3.824 4.12
10 6 5.882 0.52
11 - 0.588 -
Với locus TH01, alen 7 và alen 8 rất phổ biến đối với quần thể người dân tộc Kinh tại Việt Nam (mỗi alen chiếm khoảng 1/3 quần thể), trong khi đó đối với người Mỹ gốc Châu Á thì alen 9 là alen phổ biến trong quần thể (chiếm gần 1/2 quần thể), còn alen 7 chỉ chiếm hơn 1/4 quần thể.
Nghiên cứu này cũng cho thấy tính đa hình của locus TH01 rất thấp khi có đến khoảng 70% quần thể mang alen 7 hoặc alen 8.
3.2.2.7. Locus D13S317
Bảng 3.8. So sánh tần suất alen (%) của locus D13S317 [17, 32]
Alen Dân tộc Kinh (Kít FSA, n = 200)
Dân tộc Kinh (Kít ID, n= 170)
Người Mỹ gốc Châu Á (Kít FSA, n = 97)
7 0.5 0.294 -
8 28.25 34.118 21.65
9 13.25 13.235 14.43
10 10.75 12.353 10.31
11 23.5 22.353 26.8
12 18.25 13.529 21.13
13 5.0 2.941 5.67
14 0.5 1.176 -
Trong nghiên cứu này, ở locus D13S317 chúng tôi đã thu được 42 cá thể đồng hợp tử và 158 cá thể dị hợp tử.
Theo thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler thì locus D13S317 có 8 alen bao gồm các alen số 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 [39]. Như vậy, số lượng alen phát hiện được ở các nghiên cứu đối với quần thể người dân tộc
Kinh ở Việt Nam bằng với số lượng alen theo thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler (đều là 8 alen) nhưng khác về loại alen. Quần thể người dân tộc Kinh thiếu alen 15 nhưng lại xuất hiện thêm alen 7 so với thang alen chuẩn.
Người Mỹ gốc Châu Á có số lượng alen thấp nhất (chỉ với 6 loại alen).
Mặc dù chỉ xuất hiện 8 loại alen, nhưng locus D13S317 được phân bố trong quần thể khá đồng đều với các alen 8, 9, 10, 11 và 12.
3.2.2.8. Locus D16S539
Bảng 3.9. So sánh tần suất alen (%) của locus D16S539 [17, 32]
Alen Dân tộc Kinh (Kít FSA, n = 200)
Dân tộc Kinh (Kít ID, n= 170)
Người Mỹ gốc Châu Á (Kít FSA, n = 97)
8 0.5 0.588 -
9 22.5 22.059 35.57
10 15.25 11.176 16.49
11 24.25 29.706 19.07
12 29 23.235 17.53
13 6.25 11.176 9.79
14 2 2.059 1.55
15 0.25 - -
Khi nghiên cứu 200 người dân tộc Kinh bằng bộ kít FSA, chúng tôi thu được 46 cá thể đồng hợp tử và 154 cá thể dị hợp tử ở locus D16S539, xuất hiện 8 alen (thiếu alen 5 so với thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler) [39].
Phân bố các alen của locus D16S539 có sự khác biệt giữa các quần thể khác nhau. Kết quả khảo sát 170 người dân tộc Kinh bằng bộ kít Identifiler chỉ thu được 7 alen, thiếu alen 15 so với kết quả nghiên cứu 200 người dân tộc Kinh bằng bộ kít FSA. Tuy nhiên tần suất của alen 15 là rất thấp (chỉ 0.25%).
Người dân tộc Kinh ở Việt Nam có tính đa hình cao hơn so với người Mỹ gốc Châu Á (8 alen so với 6 alen) , tần suất của alen 12 là cao nhất (29%), trong khi đó người Mỹ gốc Châu Á có tần suất của alen 9 cao nhất (35.57%) còn alen 12 chỉ có 17.53%.
3.2.2.9. Locus D2S1338
Bảng 3.10. So sánh tần suất alen (%) của locus D2S1338 [17, 32]
Alen Dân tộc Kinh (Kít FSA, n = 200)
Dân tộc Kinh (Kít ID, n= 170)
Người Mỹ gốc Châu Á (Kít FSA, n = 97)
16 2.5 1.176 2.06
17 9.75 11.471 5.67
18 8.5 7.353 13.4
19 16.5 23.529 18.04
20 17.5 11.765 15.98
21 3.25 4.706 1.55
22 4 5.00 5.15
23 15.75 17.3 16.49
24 15.75 13.235 12.89
25 6 3.824 4.64
26 0.5 0.588 3.61
27 - - 0.52
Theo thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler, locus D2S1338 có 14 alen [39]. Khi nghiên cứu bằng bộ kít FSA từ 200 người dân tộc Kinh, chúng tôi thu được 25 cá thể đồng hợp tử và 175 cá thể dị hợp tử.
Kết quả khảo sát người dân tộc Kinh bằng bộ kít FSA và Identifiler đều xuất hiện 11 alen và ít hơn 1 alen so với kết quả nghiên cứu từ 97 người Mỹ gốc Châu Á (alen 27).
Locus D2S1338 có tính đa hình cao khi số lượng alen xuất hiện nhiều, tần suất các alen phân bố trong các quần thể cũng khá đồng đều.
3.2.2.10. Locus D19S433
Từ 200 hồ sơ ADN nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê được 65 cá thể đồng hợp tử và 135 cá thể dị hợp tử đối với locus D19S433, xuất hiện 10 loại alen, ít hơn 5 alen so với thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler [39].
Với locus D19S433, khi khảo sát 170 người dân tộc Kinh bằng bộ kít Identifiler đã xuất hiện 14 loại alen, nhiều hơn 4 alen (9, 11, 17.2 và 18.2) so với kết quả khảo sát 200 người bằng bộ kít FSA. Tuy nhiên, các alen phân bố với tần suất cao đều tương đồng ở cả 2 kết quả, trong đó alen 13 và alen 14
phân bố phổ biến cả quần thể người dân tộc Kinh và người Mỹ gốc Châu Á (mỗi alen chiếm khoảng 1/3 quần thể).
Bảng 3.11. So sánh tần suất alen (%) của locus D19S433 [17, 32]
Alen Dân tộc Kinh (Kít FSA, n = 200)
Dân tộc Kinh (Kít ID, n= 170)
Người Mỹ gốc Châu Á (Kít FSA, n = 97)
9 - 1.471 -
11 - 0.294 -
12 4.25 4.412 3.61
12.2 0.25 1.176 2.58
13 31.25 23.824 28.35
13.2 2 05.00 2.06
14 27.25 25.294 29.9
14.2 9.75 11.471 10.31
15 7 5.8 6.19
15.2 14.75 15.00 12.37
16 1 1.471 1.03
16.2 2.5 4.118 3.09
17.2 - 0.294 0.52
18.2 - 0.294 -
3.2.2.11. Locus vWA
Bảng 3.12. So sánh tần suất alen (%) của locus vWA [17, 32]
Alen Dân tộc Kinh (Kít FSA, n = 200)
Dân tộc Kinh (Kít ID, n= 170)
Người Mỹ gốc Châu Á (Kít FSA, n = 97)
14 30.5 25.882 19.59
15 5.25 1.765 2.06
16 9 16.765 13.92
17 23 23.529 31.44
18 20 19.118 20.62
19 9.75 10.588 10.82
20 2 2.353 1.55
21 0.5 - -
Theo thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler, locus vWA có 14 alen bao gồm các alen 11,12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 24 [39].
Khi nghiên cứu bằng bộ kít FSA từ 200 người dân tộc Kinh, chúng tôi thu được 47 cá thể đồng hợp tử và 153 cá thể dị hợp tử, xuất hiện 8 alen (thiếu các alen 11, 12, 13, 22, 23 và 24 so với thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler), nhiều hơn 1 alen (alen 21) so với kết quả khảo sát 170 người dân tộc Kinh bằng bộ kít Identifiler và 97 người Mỹ gốc Châu Á bằng bộ kit FSA.
Với locus vWA, alen 14 và 17 là các alen phân bố phổ biến ở các quần thể với tổng số khoảng 50% dân số.
3.2.2.12. Locus TPOX
Bảng 3.13. So sánh tần suất alen (%) của locus TPOX [17, 32]
Alen Dân tộc Kinh (Kít FSA, n = 200)
Dân tộc Kinh (Kít ID, n= 170)
Người Mỹ gốc Châu Á (Kít FSA, n = 97)
8 58 59.118 54.64
9 7.75 10.294 8.25
10 3.25 2.647 3.09
11 29 25.882 29.38
12 2 2.059 4.64
Theo thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler, locus TPOX có 8 alen bao gồm các alen 6, 7, 8, 9 10, 11, 12 và 13 [39].
Khi nghiên cứu bằng bộ kít FSA từ 200 người dân tộc Kinh, chúng tôi thu được 85 cá thể đồng hợp tử và 115 cá thể dị hợp tử, xuất hiện 5 alen (thiếu alen 6, 7 và 13 so với thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler).
Ở cả 3 kết quả nghiên cứu, số lượng alen xuất hiện và tần suất phân bố các alen của locus TPOX khá tương đồng với nhau.
Locus TPOX là locus có tính đa hình thấp nhất trong 15 locus của hệ Identifiler với số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử rất cao, alen 8 phân bố rất phổ biến trong quần thể, là alen có tần suất cao nhất (gần 60%) và alen 11 cũng có tần suất rất cao (khoảng 1/3 quần thể). Như vậy, alen 8 của locus TPOX có giá trị truy nguyên cá thể rất thấp (do có đến hơn 1 nửa quần thể đều mang alen 8).
3.2.2.13. Locus D18S51
Bảng 3.14. So sánh tần suất alen (%) của locus D18S51 [17, 32]
Alen Dân tộc Kinh (Kít FSA, n = 200)
Dân tộc Kinh (Kít ID, n= 170)
Người Mỹ gốc Châu Á (Kít FSA, n = 97)
9 - 0.294 -
11 0.5 0.882 -
12 4 9.412 3.61
13 16.75 10.882 21.65
14 18.5 17.647 23.71
15 20.5 19.412 18.04
16 19.25 21.471 12.89
17 7.75 6.765 6.7
18 6.75 3.529 3.09
19 2.5 3.824 4.12
20 1.5 1.765 2.58
21 1.25 2.059 1.03
22 0.25 0.882 1.55
23 0.25 0.882 0.52
25 0.25 0.294 -
28 - - 0.52
Theo thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler thì locus D18S51 có 23 alen bao gồm các alen số 7, 9, 10, 10.2, 11, 12, 13, 13.2, 14, 14.2, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 [39].
Nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện được 14 alen bao gồm các alen 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 25 với 30 cá thể đồng hợp tử và 170 cá thể dị hợp tử.
Kết quả khảo sát 170 người dân tộc Kinh bằng bộ kít Identifiler xuất hiện thêm alen 9 so với kết quả khảo sát 200 người dân tộc Kinh bằng bộ kít FSA, tuy nhiên alen này có tần suất rất thấp (0.294%). Tần suất phân bố của các alen còn lại khi khảo sát bằng 2 bộ kít đều tương đồng nhau.
Tần suất phân bố của các alen phổ biến (các alen 13, 14, 15, 16) ở người dân tộc Kinh và người Mỹ gốc Châu Á rất khác nhau.
Locus D18S51 là locus có tính đa hình cao với số lượng alen xuất hiện lớn, trong đó các alen 13, 14, 15 và 16 xuất hiện với tần suất cao hơn cả (tổng cộng 75%).
3.2.2.14. Locus D5S818
Bảng 3.15. So sánh tần suất alen (%) của locus D5S818 [17, 32]
Alen Dân tộc Kinh (Kít FSA, n = 200)
Dân tộc Kinh (Kít ID, n= 170)
Người Mỹ gốc Châu Á (Kít FSA, n = 97)
7 4.5 2.647 1.55
8 - - 0.52
9 5.5 5.882 9.79
10 23.25 18.824 22.68
11 27 31.765 27.32
12 22.75 20.294 20.62
13 16.75 18.529 15.98
14 0.25 1.765 1.55
15 0.5 - -
16 - 0.294 -
Theo thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler thì locus D5S818 có 10 alen bao gồm các alen số 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 16. [39].
Nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện được 8 alen với 46 cá thể đồng hợp tử và 154 cá thể dị hợp tử.
Các alen 10, 11, 12 và 13 là các alen xuất hiện với tần suất cao, đây là các alen phổ biến trong quần thể người dân tộc Kinh ở Việt Nam với tổng số 89.75%. Có 4 alen tần suất thấp, ít phổ biến của locus D5S818 gồm alen 7, 9, 14 và 15.
So sánh với kết quả khi nghiên cứu 170 cá thể bằng bộ kít Identifiler thì khác nhau ở việc xuất hiện alen 15 và alen 16 nhưng các alen này đều có tần suất rất thấp.
Phân bố các alen phổ biến (10, 11, 12 và 13) của quần thể người dân tộc Kinh và người Mỹ gốc Châu Á tương đồng nhau.
3.2.2.15. Locus FGA
Locus FGA là locus có tính đa hình rất cao. Theo thang alen chuẩn, locus FGA có 28 alen bao gồm các alen số 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 26.2, 27, 28, 29, 30, 30.2, 31.2, 32.2, 33.2, 42.2, 43.2, 44.2, 45.2, 46.2, 47.2, 48.2, 50.2 và 51.2 [39].
Nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện được 18 alen với 20 cá thể đồng hợp tử và 180 cá thể dị hợp tử. FGA là locus có tỉ lệ cá thể dị hợp tử cao nhất trong số 27 locus nghiên cứu.
Bảng 3.16. So sánh tần suất alen (%) của locus FGA [17, 32]
Alen Dân tộc Kinh (Kít FSA, n = 200)
Dân tộc Kinh (Kít ID, n= 170)
Người Mỹ gốc Châu Á (Kít FSA, n = 97)
16 0.5 0.294 -
17 - - 1.03
18 2.75 0.882 2.58
19 9.5 10.588 5.67
20 5.75 5.588 8.67
20.2 0.25 - -
21 14 14.118 10.31
21.2 1.25 0.588 -
22 21.5 21.176 24.23
22.2 0.5 2.059 -
23 15.25 13.824 20.62
23.2 1 1.176 -
24 11.25 13.235 14.95
24.2 1.5 1.765 0.52
25 5.75 6.765 7.22
25.2 0.5 0.882 -
26 6.75 4.118 3.09
26.2 - 0.588 -
27 1.75 1.765 0.52
28 0.25 0.294 -
30.2 - 0.294 -
Tần suất phân bố của các alen khi khảo sát bằng bộ kít Identifiler và bộ FSA đối với người dân tộc Kinh tương đồng với nhau. Alen 20.2 và alen 26.2 xuất hiện khác nhau ở 2 kết quả nghiên cứu nhưng đều với tần suất thấp.
Số lượng alen xuất hiện khi khảo sát 200 người dân tộc Kinh tại Việt Nam cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu từ 97 người Mỹ gốc Châu Á (chỉ xuất hiện 12 alen) và tần suất phân bố cũng đồng đều hơn.
Từ việc so sánh bảng tần suất các alen của 15 locus trùng nhau giữa bộ kít Identifiler và bộ kít FSA cho thấy:
- Tính đa hình của 15 locus này đối với người dân tộc Kinh tại Việt Nam là tương đồng nhau khi phân tích bằng bộ kít Identifiler hay bằng bộ kít FSA. Vì vậy, hoàn toàn có thể sử dụng các kết quả khi phân tích ADN bằng 2 bộ kít để so sánh với nhau. Điều này rất quan trọng trong giám định ADN để truy nguyên cá thể hay xác định quan hệ huyết thống khi so sánh với dữ liệu lưu trong tàng thư ADN, lưu trong hồ sơ giám định trước đây, hoặc so sánh giữa các phòng thí nghiệm, giữa các quốc gia với nhau.
- Tần suất phân bố các alen của 15 locus có trong bộ kít Identifiler đối với người dân tộc Kinh tại Việt Nam khác tần suất phân bố các alen của quần thể người dân tộc khác. Khi so với thang alen chuẩn của bộ kít Identifiler, quần thể người dân tộc Kinh tại Việt Nam xuất hiện thêm các alen: 30.3 ở locus D21S11, alen 9.1 và alen 10.1 ở locus D7S820, alen 7 ở locus D13S317.