Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 21 - 24)

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề việc làm cho lao động nông thôn

1.1.3. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

* Khái niệm về thiếu việc làm và tạo việc làm

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “người thiếu việc làm là người trong tuần lễ tham khảo có số giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu cầu thêm việc làm” (ILO, 2016).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thì cho rằng:

“Người thiếu việc làm là những người đang làm việc có mức thu nhập dưới mức lương tối thiểu và họ có nhu cầu làm thêm” (Mahendra, 2000).

+ Tổng số giờ làm việc/tuần < 40 giờ + Có nhu cầu làm việc thêm giờ + Nhưng không có việc để làm + Nhưng không tìm được việc làm.

- Phân loại:

Thiếu việc làm hữu hình: Là khái niệm để chỉ hiện tượng người lao động làm việc có thời gian ít hơn thường lệ, họ không đủ việc làm đang tìm kiếm thêm việc làm và sẵn sàng để làm việc.

Tình trạng việc làm hữu hình được biểu thị bởi hàm số sử dụng thời gian lao động như sau:

K =

Số giờ làm việc thực tế

x 100% (tính theo ngày, tháng, năm) Số giờ quy định

Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp, nguyên nhân của tình trạng này là do tay nghề hoặc kỹ năng của người lao động thấp không sử dụng hết khả năng hiện có hoặc do điều kiện lao động tồi, tổ chức lao động kém. Thước đo khái niệm thiếu việc làm vô hình là mức thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Khái niệm về tạo việc làm mới:

“Tạo việc làm là quá trình tạo điều kiện kinh tế xã hội cần thiết để NLĐ có thể kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, nhằm tiến hành quá trình lao động, tạo ra hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu thị trường” (Chu Tiến Quang, 2001).

- Giải quyết việc làm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Giải quyết việc làm (GQVL) là tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. GQVL cần phải xem xét cả từ ba phía: Người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.

GQVL theo nghĩa rộng là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động và được lao động.

GQVL theo nghĩa hẹp là các biện pháp, chính sách chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo việc làm cho người lao động, để giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm.

Khái niệm GQVL rộng hơn khái niệm tạo việc làm. Trong phạm trù GQVL, ngoài nội dung tạo việc làm (như đã đề cập ở trên), còn có nội dung môi giới việc làm. Môi giới việc làm về thực chất là hoạt động nhằm giúp người lao động đang tìm việc làm và chủ sử dụng lao động đang cần tuyển lao động dễ dàng gặp nhau, qua đó giúp người lao động dễ dàng tìm được việc làm. Xuất khẩu lao động và chuyên gia về thực chất cũng là một hoạt động môi giới việc làm.

Khi giải quyết được việc làm cho lao động khu vực nông thôn sẽ:

- Có điều kiện nâng cao mức sống của người dân, đây là điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế ở nông thôn, là điều kiện quan trọng hình thành nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho nền kinh tế quốc dân.

- Nâng cao mức sống của cư dân nông thôn là điều kiện quan trọng để ổn định xã hội, phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Ngăn chặn được dòng người di cư tự do từ nông thôn ra thành thị, ổn định kinh tế xã hội ở cả nông thôn và thành thị.

Một số loại hình việc làm đặc trưng ở khu vực nông thôn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Việc làm thuần nông: Việc làm thuần nông là những việc làm đặc trưng và mang tính phổ biến của khu vực nông thôn. Ở nước ta, việc làm thuần nông bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt và chăn nuôi là hai công việc chính, chiếm hầu hết thời gian trong năm của người nông dân và cũng là nguồn thu chính để nuôi sống bản thân và gia đình của họ.

- Việc làm phi nông nghiệp: Việc làm phi nông nghiệp bao gồm các ngành nghề ngoài nông nghiệp nhưng gắn chặt với nông nghiệp, chẳng hạn như: Sơ chế, chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, các hoạt động gia công cơ khí, sửa chữa các vật tư nông nghiệp, các hoạt động vận tải và các dịch vụ có liên quan. Bên cạnh đó việc làm phi nông nghiệp còn bao gồm các ngành nghề mới như: Thêu ren, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gốm sứ…

So với việc làm thuần nông, việc làm phi nông nghiệp mang lại thu nhập cao và khá ổn định cho lao động ở khu vực nông thôn, góp phần giải quyết bài toán việc làm ở khu vực nông thôn, đặc biệt là bộ phận lao động nông nhàn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)