Thực trạng việc làm trong vùng điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 66 - 80)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng lao động và việc làm, các yếu tố ảnh hưởng đến lao động và việc làm tại vùng nghiên cứu

3.2.3. Thực trạng việc làm trong vùng điều tra

Kết quả điều tra ở bảng 3.11 cho thấy, trong số các lao động điều tra thì lao động thuần nông có 105 người, chiếm 71,9%; dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp (TTCN) có 34 người, chiếm 23,3%; ngành nghề khác 7 người, chiếm 4,8%.

Bảng 3.11. Lĩnh vực sản xuất ở vùng nghiên cứu Lĩnh vực

sản xuất

Tổng số (số người

Tỷ lệ (%)

Xã (số người)

Yến Dương Khang Ninh Hà Hiệu

Thuần nông 105 71,9 38 28 39

Dịch vụ và TTCN 34 23,3 9 17 8

Khác 7 4,8 2 2 1

Tổng cộng 146 100 49 47 48

(Nguồn: Số liệu điều tra 2018) Với đặc thù của các xã miền núi, các hộ phỏng vấn điều tra hầu hết là các hộ thuần nông. Xã Yến Dương và xã Hà Hiệu có số lao động thuần nông tương đương nhau, cao hơn ở Khang Ninh. Ở xã Khang Ninh, một số lao động thuần nông trước đây giờ đã chuyển sang làm dịch vụ hoặc kết hợp làm nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các hộ dân sống ở gần Vườn Quốc gia Ba Bể đã chuyển hướng phát triển mạnh ngành dịch vụ du lịch. Ngành dịch vụ khu vực điều tra có ít nhiều khởi sắc trong những năm gần đây. Trong các ngành dịch vụ thì số lao động tăng chủ yếu ở ngành thương nghiệp, dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ vận tải. Những năm qua du lịch Bắc Kạn nói chung và ở xã Khang Ninh nói riêng khá phát triển nhờ được thiên nhiên ưu đãi có khu du lịch Hồ Ba Bể, đây là một trong hai mươi hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới. Khu du lịch Hồ Ba Bể đã thu hút một lượng vốn đáng kể từ các nhà đầu tư và qua đó đã thu hút lực lượng lao động đáng kể trong nhóm ngành dịch vụ. Trong số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3 xã điều tra, lao động hoạt động dịch vụ và TTCN chủ yếu tập trung ở xã Khang Ninh (chiếm 17%). Một số lao động trong xã cho biết, thu nhập của hộ tăng lên nhờ tận dụng các công việc thời vụ từ du lịch như dịch vụ thuyền đưa khách tham quan hồ, bán các đặc sản địa phương,..

Ngoài lao động thuần nông và dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, trong nhóm lao động điều tra còn tham gia linh vực khác như giáo dục (giáo viên mầm non), y tế (y tế thôn bản).

- Về thời gian làm việc:

Điều tra tìm hiểu thời gian làm việc của người lao động có thể đánh giá được tình trạng người lao động có thiếu việc làm hay không.

Bảng 3.12. Thời gian làm việc của người lao động ở vùng nghiên cứu Thời gian làm việc

trong 1 tháng

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Yến

Dương

Khang

Ninh Hà Hiệu

Dưới 15 ngày 67 45,9 26 15 26

Từ 15 đến 21 ngày 48 32,9 14 19 15

Từ 22 ngày đến 30 ngày 22 15,1 6 13 3

Không thể xác định 9 6,2 3 2 4

Tổng cộng 146 100 49 49 48

(Nguồn: Số liệu điều tra 2018) Số lao động làm việc dưới 15 ngày là 45 người, chiếm tỷ lệ khá cao 45,9%. Số lao động làm việc từ 15 ngày đến 21 ngày có tỷ lệ 32,9%). Có 15,1% số phiếu trả lời cho biết họ làm việc từ 22 đến 30 ngày trong 1 tháng. Khi phỏng vấn sâu thêm những người này, đa số trả lời họ có làm thêm những công việc khác nhằm nâng cao thu nhập. Như vậy, nếu số người này không làm thêm những công việc khác thì gần như 100% số người được hỏi sẽ trả lời thiếu việc làm (đây là điều lý giải cho 146/146 người được hỏi đều trả lời thiếu việc làm), từ đó có cơ sở để khẳng định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hầu như lao động nông thôn đều thiếu việc làm và thời gian thiếu việc làm phụ thuộc vào ngành, lĩnh vực mà họ tham gia.

Để xác định được lao động nông thôn đủ việc làm hay thiếu việc làm, chúng ta cũng cần tính toán ngoài những ngày làm việc, người lao động nông thôn cũng có ngày nghỉ, các ngày lễ, tết,... trung bình nghỉ khoảng 8 ngày/tháng, do vậy 1 tháng làm việc khoảng 22 ngày, cho nên tác giả sẽ xem những người có thời gian làm việc từ 22 ngày/tháng trở lên là những người không thiếu việc làm (tổng số 70 người). Số lao động còn lại là thiếu việc làm, gồm: Người làm việc dưới 22 ngày, người không xác định được thời gian.

- Nguyên nhân thiếu việc làm:

Đề tìm hiểu đúng nguyên nhân vì sao các lao động vùng điều tra thiếu việc làm, bảng 3.13 trình bày kết quả điều tra nguyên nhân thiếu việc làm của các hộ.

Bảng 3.13. Nguyên nhân thiếu việc làm vùng ở vùng nghiên cứu Nguyên nhân thiếu

việc làm

Số người

Tỷ lệ (%)

Yến

Dương

Khang Ninh

Hiệu

Thiếu đất canh tác 7 9,2 3 2 2

Không có tay nghề 17 22,4 9 4 4

Thiếu các cơ sở tạo việc làm 21 27,6 5 4 12

Thiếu vốn sản xuất 28 36,8 12 6 10

Khác 3 3,9 - 1 2

Cộng 76 100 29 17 30

(Nguồn: Số liệu điều tra 2018) Các nguyên nhân thiếu việc làm chủ yếu tại 3 xã được thể hiện như ở sơ đồ hình 3.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.2. Nguyên nhân thiếu việc làm

Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số người trả lời thiếu việc làm thì nguyên nhân dẫn đến thiếu việc làm nhiều nhất là do thiếu vốn sản xuất (chiếm 36,8%), thiếu các cơ sở tạo việc làm (27,6%), không có tay nghề (22,4%), thiếu đất canh tác (9,2%) và 3,9% lao động thiếu việc làm do các nguyên nhân khác như sức khỏe không đảm bảo,... Điều này phản ánh thực trạng thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, chưa có nhiều người lao động được đào tạo nghề, thiếu đất để người dân canh tác.

- Công việc làm thêm:

Trong số 146 người được hỏi, có 75 người trả lời có làm thêm để tăng thu nhập, chiếm 51,4%; có 71 người trả lời không làm thêm, chiếm 48,6%.

Các công việc làm thêm chủ yếu là xây dựng, buôn bán nhỏ lẻ, bốc vác, vận chuyển, cày thuê, trồng rừng, đào măng rừng, gánh thuê nông sản, tham gia trong các tổ nhóm sản xuất cây giống, …

Bảng 3.14. Làm thêm của lao động ở vùng nghiên cứu

Tổng số

Tính chất

công việc Lĩnh vực Địa điểm Tự làm Làm

thuê

Nông nghiệp

Dịch

vụ Khác Cùng

Khác

Yến Dương 20 7 13 7 8 5 11 9

Khang Ninh 30 12 15 5 16 9 27 3

Hà Hiệu 25 11 14 7 11 7 18 7

Tổng cộng 75 30 42 19 35 21 56 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

(Nguồn: Số liệu điều tra 2018) Số người tự làm thêm có 30 người, số người đi làm thuê 42 người; ở lĩnh vực nông nghiệp có 19 người, lĩnh vực dịch vụ có 35 người, làm ở lĩnh vực khác có 21 người; làm thêm ở cùng xã có 56 người, khác xã 19 người. Thời gian làm thêm trung bình 10 ngày/tháng, người làm thêm nhiều nhất 13 ngày/tháng. Xã Khang Ninh có nhiều lao động làm thêm trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Thời gian làm thêm chủ yếu là những lúc nông nhàn nên thời gian làm việc của họ sẽ bị gián đoạn và sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc, nhất là lao động trong khu vực doanh nghiệp.

3.2.4. Thu nhập của người lao động

Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người; đồng thời còn là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp.

Kết quả thống kê diện tích đất của các hộ điều tra cho thấy, trung bình mỗi hộ có 10.137,5 m2 (khoảng 1,013 ha) đất. Trong đó đất dùng để ở và đất vườn có diện tích là 436,25 m2, đất cây hàng năm trông các loại cây như lúa, cây màu có diện tích trung bình là 3.174,16 m2, diện tích đất trồng cây lâu năm trung bình là 342,7 m2. Đất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất trong các loại đất của hộ, trung bình có 6.183,95 m2.

Kết quả khảo sát cho thấy thu nhập bình quân/lao động như sau: dưới 1 triệu đồng/tháng là 57 người, chiếm 39 % (trong đó có lao động thu nhập thấp nhất là 550.000 đ/tháng); từ 1 đến 2 triệu đồng/tháng là 61 người, chiếm 41,8

%; trên 2 triệu đồng 28 người, chiếm 19,2% (lao động thu nhập cao nhất là 4.500.000 đ/tháng).

Bảng 3.15. Thu nhập của lao động ở vùng nghiên cứu Thu nhập, mức sống

trong 1 tháng

Tổng số LĐ

Tỷ lệ (%)

Yến

Dương

Khang

Ninh Hà Hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Thu nhập dưới 1 triệu đồng 57 39,0 21 14 22 Thu nhập từ 1- 2 triệu đồng 61 41,8 19 22 20 Thu nhập trên 2 triệu đồng 28 19,2 9 13 6

Tổng cộng 146 100 49 49 48

(Nguồn: Số liệu điều tra 2018) Xã Khang Ninh có lợi thế về vị trí địa lý, là xã cửa ngõ của khu du lịch vườn quốc gia và hồ Ba Bể nên người dân có nhiều cơ hội có thêm thu nhập, đặc biệt vào mùa du lịch. Những lao động có thu nhập cao chủ yếu là hoạt động buôn bán, dịch vụ hoặc vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm thêm buôn bán, dịch vụ.

Trong số 146 phiếu phỏng vấn thu về, có 28 phiếu trả lời thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng (chiếm 19,2). Trong đó, chủ yếu là những người có trình độ chuyên môn được qua đào tạo như giáo viên mầm non, bán thuốc tân dược; và những người có vốn sản xuất như nhóm ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú, vật liệu xây dựng.

Nhìn chung thu nhập của người lao động vẫn ở mức thấp, nhất là trong điều kiện các mặt hàng thiết yếu ngày càng tăng cao thì đời sống của người lao động hết sức khó khăn.

3.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc làm

Trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vấn đề tạo việc làm cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất ở tất cả các địa phương. Để giải quyết được vấn đề việc làm, cần điều tra đánh giá để hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm.

Qua nghiên cứu tài liệu và thực tế tại huyện Ba Bể cho thấy, việc làm và thu nhập dường như có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Yếu tố việc làm lại chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính, nhân khẩu, diện tích đất đai, vốn đầu tư cho sản xuất...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.2.5.1. Trình độ học vấn và chuyên môn của lao động

Nhiều nghiên cứu về lao động và việc làm đều chỉ ra rằng, trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tạo việc làm và thu nhập của họ. Bảng 3.16 trình bày kết quả điều tra đánh giá ảnh hưởng của trình độ chuyên môn kỹ thuật đến việc làm và thu nhập của người lao động tại 3 xã của huyện Ba Bể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của trình độ CMKT đến việc làm và thu nhập của người lao động ở vùng nghiên cứu

Trình độ CMKT Tổng số người

Việc làm Thu nhập

Đủ việc làm

Tỷ lệ

%

Thiếu việc làm

Tỷ lệ

%

Dưới 1 triệu

Tỷ lệ

%

Từ 1-2 triệu

Tỷ lệ

%

Trên 2 triệu

Tỷ lệ

% 1. Không có CMKT 68 16 23,53 52 76,47 49 72,06 15 22,06 4 5,88 2. Có CMKT 78 62 79,49 16 20,51 8 10,26 46 58,97 24 30,77 2.1. Có CMKT nhưng không

có bằng 33 21 63,64 12 36,36 5 15,15 24 72,73 4 12,12

2.2. Học nghề ngắn hạn 22 19 86,36 3 13,64 3 13,64 14 63,64 5 22,73

2.3. Học nghề dài hạn 5 5 100,00 0 0 3 60 2 40

2.4. Trung học chuyên nghiệp 9 8 88,89 1 11,11 5 55,56 4 44,44

2.5. Cao đẳng 7 7 100 7 100

2.6. Đại học 2 2 100 2 100

Cộng 146 78 53,42 68 46,58 57 39,04 61 41,78 28 19,18 (Nguồn: Số liệu điều tra 2018)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Trình độ học vấn của lao động trong vùng điều tra rất thấp, trong 146 người điều tra mới có 25 người học hết THPT chiếm 17,12%, số học hết THCS và tiểu học là 121 người, chiếm 82,87%. Với trình độ học vấn thấp thì việc tiếp thu cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất khó khăn.

Việc thích nghi với hoàn cảnh mới hoặc khi chuyển đổi ngành nghề sẽ có nhiều khó khăn hơn.

Kết quả điều tra ở bảng 3.16 cho thấy, số lao động chưa qua đào tạo là 101 người (chiếm 69,18%), trong đó có 68 người không có CMKT và có 33 người được học nghề thông qua kèm cặp tại chỗ, tự học nghề nên không có bằng (chiếm 22,6%), số này cũng coi là chưa qua đào tạo. Số lao động chưa qua đào tạo rất khó khăn trong tìm kiếm việc làm bởi các cơ quan công sở, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn chủ yếu cần tuyển dụng lao động có CMKT. Hơn nữa, tuy có CMKT nhưng không có bằng cấp nên nhiều lao động vẫn phải đi làm thuê cho các doanh nghiệp mà không thể tự kinh doanh, khởi nghiệp do không xin được giấy phép vì không có bằng cấp hợp lệ.

Tổng số lao động đã qua đào tạo là 45 người, chiếm 30,82%, trong đó chủ yếu là học nghề ngắn hạn, chiếm 15,07%, số học nghề dài hạn, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chiếm 17,75%. Đa số những người này làm việc trong cơ quan công sở (giáo viên, cán bộ ủy ban xã, kinh doanh dược phẩm, chủ cơ sở cơ khí, sửa chữa xe máy,…) Đây là nhóm lao động có thu nhập cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn nhóm lao động không có CMKT và chưa qua đào tạo.

Như vậy có thể thấy: Lao động trong vùng điều tra chủ yếu là lao động được đào tạo nghề ngắn hạn nên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.3. So sánh ảnh hưởng của CMKT đến việc làm

Từ biểu đồ hình 3.3 cho thấy trình độ CMKT ảnh hưởng nhiều đến việc làm của lao động nông thôn. Nhóm lao động không có CMKT thì tỷ lệ thiếu việc làm chiếm 76,47%; chỉ có 23,53% đủ việc làm, nhóm lao động có CMKT đủ việc làm chiếm 79,49%; chỉ có 20,51% thiếu việc làm.

Hình 3.4. So sánh ảnh hưởng của CMKT đến thu nhập

Từ biểu đồ hình 3.4 có thể thấy rằng nhóm lao động không có CMKT có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao 72,06%; thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng/tháng chiếm 22,06%, chỉ có 5,88% thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng. Nhóm lao động có CMKT thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng chỉ có 10,26 %, thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng/tháng chiếm 58,97%, và thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 30,77%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Qua đây cho thấy trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và thu nhập của lao động. Trình độ chuyên môn càng cao thì việc làm đầy đủ, thu nhập cao. Vì vậy, để GQVL, nâng cao thu nhập cho lao động, một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

3.2.5.2. Độ tuổi lao động

Nhóm tuổi từ 15 - 24 là 24 người, chiếm 16,44%; từ 25 - 34 là 58 người, chiếm 36,61%; từ 35 - 44 là 33 người, chiếm 22,69%; từ 45 - 54 là 25 người chiếm 17,12%; từ 55 - 60 là 6 người, chiếm 4,11%.

Bảng 3.17: Ảnh hưởng của độ tuổi đến việc làm và thu nhập của người lao động

Độ tuổi

Tổng số người

Việc làm Thu nhập (VND/tháng) Đủ

việc làm

Tỷ lệ

%

Thiếu việc làm

Tỷ lệ

%

Dưới 1 triệu

Tỷ lệ

%

Từ 1- 2 triệu

Tỷ lệ

%

Trên 2 triệu

Tỷ lệ

% 15-24 24 10 41,67 14 58,33 9 37,50 12 50,0 3 12,5 25-34 58 34 58,62 24 41,38 19 32,76 25 43,1 14 24,14 35-44 33 16 48,48 17 51,52 13 39,39 11 33,33 9 27,27 45-54 25 9 36,00 16 64,00 11 44,0 12 48,0 2 8,0 55-60 6 1 16,67 5 83,33 5 83,33 1 16,67 - -

Cộng 146 70 76 57 61 28

(Nguồn: Số liệu điều tra 2018) Kết quả điều tra ở bảng 3.17 cho thấy:

- Về việc làm:

Tỷ lệ thiếu việc làm: Cao nhất là nhóm tuổi từ 55 - 60 tuổi (83,33%) thiếu việc làm; tiếp đến là nhóm có độ tuổi từ 45 - 54 tuổi (64%) nhóm thiếu việc làm ít nhất là 25 - 34 tuổi (41,38%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tỷ lệ đủ việc làm: Nhóm người độ tuổi 25-34 cao nhất (58,62%); độ tuổi 35-44 là 48,48%; độ tuổi 15 - 24 là 41,67%; độ tuổi 45-55 là 36%; từ 55 - 60 là 16,67%.

- Về thu nhập:

Đối với thu nhập dưới 1 triệu: Cao nhất là nhóm có độ tuổi từ 55 - 60 (83,3%), thấp nhất là nhóm 25 - 34 tuổi (32,76%).

Đối với thu nhập trên 1 triệu đồng: Cao nhất là nhóm tuổi 25-34 (66,67%);

Nhóm tuổi 55 - 60 không có người nào thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng.

Từ những phân tích trên có thể kết luận rằng: Độ tuổi càng cao thì việc làm và thu nhập càng giảm. Tuy nhiên, riêng ở độ tuổi từ 15 - 24 số người đủ việc làm thấp hơn độ tuổi 25 - 34; 35 - 44; 45 - 55 và thu nhập dưới 1 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao. Qua tìm hiểu được biết là do ở độ tuổi này nhiều người vừa mới tốt nghiệp phổ thông, chưa có CMKT, còn được gia đình bao cấp nên chưa tập trung lao động sản xuất.

3.2.5.3. Vốn sản xuất

Vốn của người dân sử dụng cho sản xuất từ 2 nguồn: Vốn tự có và vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

Về vốn vay từ Ngân hàng, các tổ chức tín dụng: Trong tổng số 146 lao động được hỏi thì có 122 người trả lời không vay vốn để SXKD, chỉ có 28 người trả lời có vay vốn để SXKD. Trong đó: Mức vay dưới 10 triệu đồng có 5 người, từ 10 đến 20 triệu đồng có 9 người, trên 20 triệu đồng có 10 người.

Bảng 3.18: Ảnh hưởng của vốn vay đến sản xuất và thu nhập Vốn vay

sản xuất, kinh doanh

Tổng số người

Việc làm Thu nhập

Đủ việc làm

Tỷ lệ

%

Thiếu việc làm

Tỷ lệ

%

Dưới 1 triệu

Tỷ lệ

% Từ 1-2 triệu

Tỷ lệ

%

Trên 2 triệu

Tỷ lệ

% Có vay vốn 28 28 100% 0 0 0 0 12 42,86% 19 57,14%

(Nguồn: Số liệu điều tra 2018)

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 66 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)