Giải pháp chủ yếu nhằm góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 89 - 94)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể trong thời gian tới

3.4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể

3.4.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước đối với vấn đề giải quyết việc làm

- Đối với các cấp ủy Đảng trong huyện:

+ Xây dựng chiến lược về GQVL cho lao động đảm bảo khoa học, phù hợp với từng vùng trên địa bàn huyện, đồng thời coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội huyện trong những năm tới. Thường xuyên chỉ đạo sát sao các ngành chức năng triển khai hiệu quả, đồng bộ các giải pháp GQVL cho người lao động trên địa bàn.

+ Tăng cường, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để cán bộ, công nhân viên chức lao động, người dân nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng về GQVL trong giai đoạn hiện nay.

+ Tiếp tục đưa vấn đề GQVL cho người lao động vào các chỉ tiêu phấn đấu của nhiệm kỳ Đại hội đảng bộ các cấp.

- Đối với chính quyền huyện:

+ UBND huyện phải xây dựng được chiến lược GQVL gắn chặt với các giải pháp khả thi thực hiện chiến lược này.

+ GQVL phải đi đôi với việc chú trọng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực địa phương, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Có chính sách ưu tiên thu hút vốn đầu tư hướng vào những ngành nghề có khả năng thu hút được nhiều lao động, đặc biệt là số lao động phổ thông, những ngành nghề có nguồn nguyên liệu tại chỗ.

+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật và các chính sách đối với các hoạt động liên quan đến lao động, việc làm, tạo hành lang pháp lý thông thoáng và cơ chế hành chính gọn nhẹ nhằm tạo điều kiện cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

các doanh nghiệp phát triển. Đồng thời xử lí nghiêm minh những hành vi trái pháp luật trong sản xuất, kinh doanh.

3.4.2.2. Phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hộ

- Phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

+ Tiếp tục phát triển kinh tế tập thể trong tất cả các ngành, lĩnh vực, địa bàn, trong đó trọng tâm là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Có chính sách trợ giúp kinh tế tập thể trong quá trình xây dựng và phát triển, thông qua việc giúp đỡ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển, giải quyết nợ tồn đọng trước đây, khuyến khích việc tích luỹ và sử dụng có hiệu quả vốn tập thể trong HTX.

+ Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các HTX với các doanh nghiệp;

thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác: Các HTX cần phát huy vai trò cầu nối kinh tế hộ với các doanh nghiệp và thị trường; tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời, giúp các doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động phục vụ hộ nông dân trên cơ sở hai bên cùng có lợi theo hình thức liên kết, liên doanh, đại lý, uỷ thác cung ứng vật tư sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, cung cấp thông tin và bao tiêu sản phẩm.

+ Tiếp tục củng cố, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, xây dựng mô hình HTX điển hình tiên tiến để nhân ra diện rộng: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để cán bộ, nhân dân hiểu rõ về bản chất của HTX, vị trí, vai trò của HTX, cách thức tổ chức HTX, để mọi người tích cực tham gia xây dựng HTX và giám sát thực hiện Luật HTX; nâng cao chất lượng xã viên HTX; nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý và điều hành HTX nông nghiệp; tăng cường việc hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Luật ở HTX, giúp HTX lập các phương án sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, quản lý vốn, tài sản có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Phát triển kinh tế hộ gia đình tập trung vào những hướng sau:

+ Tạo nguồn vốn vay, cho vay vốn, đảm bảo đủ nguồn vốn vay cho các hộ nghèo, hộ khó khăn vay để phát triển sản xuất, cùng với việc cho vay vốn phải hướng dẫn bà con cách làm ăn kinh doanh, chi tiêu tiết kiệm để không tái nghèo.

+ Tăng cường công tác đào tạo nghề, phổ cập kỹ thuật cấp tốc để các hộ gia đình làm ăn có hiệu quả, thu nhập cao phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái để từ đó nhân rông mô hình thành công.

+ Tăng cường công tác dịch vụ sản xuất như cung ứng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, thú y, thực hiện rộng rãi việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các khâu giống, phân bón, bảo vệ thực vật; đưa các loại giống tốt, chất lượng cao vào sản xuất; từng bước nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm cây trồng, nâng dần tỷ trọng sản phẩm hàng hoá trên cơ sở đảm bảo an toàn lương thực, thực hiện tốt công tác khuyến nông.

+ Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân, khuyến khích các nhà đầu tư vào khu vực nông thôn để chế biến các sản phẩm có nguyên liệu từ ngành nông nghiệp.

3.4.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn huyện Ba Bể có thể như sau:

- Tiếp tục tuyên tuyền, quán triệt và thực hiện tốt Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động biết và tích cực tham gia học nghề.

- Đổi mới phương pháp dạy nghề, phát triển, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên dạy nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Tăng cường các điều kiện, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng dạy nghề, huy động sự tham gia tích cực, hiệu quả của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương, chủ sử dụng lao động và người lao động, đồng thời thực hiện tốt công tác xã hội hoá dạy nghề, huy động được những người sản xuất giỏi, thợ lành nghề trong các doanh nghiệp… tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác, đặc biệt là gắn chặt với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số số 491/QĐ- TTg ngày 16/4/2009 của Chính phủ.

- Tuyên truyền, nhân rộng, phát triển các mô hình sau đào tạo ứng dụng vào sản xuất có hiệu quả cao.

3.4.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn

Thứ nhất, hạ thấp tỷ lệ tăng dân số. Tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến tăng quy mô nguồn cung lao động, tạo sức ép lâu dài về việc làm cho khu vực nông thôn, ảnh hưởng đến chất lượng của người lao động đặc biệt là lao động nữ. Tăng cường công tác giáo dục dân số, truyền thông dân số đến từng gia đình, từng cá nhân, phát triển nhận thức và hiểu biết về dân số trong nhân dân để họ có thái độ, hành vi hợp lý để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thứ hai, thực hiện tốt công tác y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe và môi trường sống. Nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen không đúng của người dân về chăm sóc sức khỏe cho bản thân, xây dựng thói quen khám sức khỏe định kỳ cho người dân và khi mắc bệnh phải được chăm sóc, sử dụng thuốc đúng cách, tránh hiện tượng mê tín dị đoan. Xây dựng hệ thống mạng lưới y tế cơ sở, trạm xá, bệnh viện; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ y bác sĩ, cung cấp đủ thuốc men phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Thứ ba, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường tạo môi trường sống lành mạnh trong nhân dân. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đảm bảo các yêu cầu về điện, đường, trường, trạm kiên cố, cải thiện điều kiện đi lại và sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hoạt của người dân. Hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống công trình cấp nước tập trung, các công trình cấp nước nhỏ lẻ; cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Tổ chức tập huấn, giáo dục tuyên truyền về vệ sinh môi trường, hướng dẫn và vận động các hộ dân đầu tư xây dựng hệ thống vệ sinh tại gia đình đảm bảo sức khỏe cho các thành viên.

Thứ tư, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, quy hoạch chuồng trại tập trung cách xa khu vực sinh hoạt của gia đình và khu dân cư, xử lý chất thải hợp vệ sinh và không gây ô nhiễm môi trường.

3.4.2.5. Đẩy mạnh chương trình hợp tác xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động ra nước ngoài là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn. Xuất khẩu lao động (XKLĐ) góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác.

Trong thời gian qua, huyện Ba Bể giải quyết việc làm cho lao động nông thôn qua xuất khẩu lao động khá nhiều (năm 2017 là 85 lao động đi XKLĐ). Trong thời gian tới để tăng cường công tác xuất khẩu lao động đồng thời đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động xuất khẩu cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Các xã, thị trấn cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Tổ chức các đợt tư vấn XKLĐ cho lao động tại các thôn, tổ dân phố, công tác tư vấn XKLĐ cần được tập trung vào những nước hiện nay được người lao động đánh giá cao (như: Đông Âu, Libi, Maylaisia, Nhật, Hàn Quốc …). Quan tâm tuyển chọn, cung ứng nguồn lao động có chất lượng. Các doanh nghiệp XKLĐ được giới thiệu tuyển cần tập trung làm tốt công tác giáo dục định hướng, dạy nghề, ngoại ngữ và giải quyết kịp thời các vướng mắc, rủi ro (nếu có) trong quá trình thực hiện hợp đồng đưa lao động đi làm việc ngoài nước.

- Về công tác vay vốn đi XKLĐ, Ngân hàng chính sách xã hội chuẩn bị đủ vốn vay cho số lao động khi có hợp đồng đi làm việc nước ngoài, đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thời thông báo rộng rãi, phổ biến rõ các thủ tục cho người lao động được vay vốn XKLĐ được thuận tiện.

- Các ngành chức năng có liên quan đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp làm công tác XKLĐ, các cơ sở giới thiệu việc làm, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trên từng địa bàn huyện, kiên quyết loại trừ các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện, thiếu thủ tục pháp nhân hoạt động giới thiệu việc làm và XKLĐ tại huyện nhà.

- Có chính sách hợp lý đối với lao động sau khi kết thúc hợp đồng lao động ở nước ngoài bởi vì hầu hết người lao động xuất khẩu sau khi kết thúc hợp đồng lao động (khoảng từ 2 đến 3 năm) trở về nước họ lại rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc. Mặc dù có một khoản vốn nhất định nhưng không phải ai trong số họ cũng dùng khoản vốn đó đầu tư vào quá trình SXKD.Vì vậy, huyện cần có chính sách trong GQVL cho lao động đối với những lao động sau xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)