Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể trong thời gian tới
3.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
3.4.1.1. Căn cứ thực trạng - SWOT nguồn lao động
Trên cơ sở đánh giá các yếu tố bên ngoài và các yếu tố nội bộ của nguồn lao động nông thôn, tác giả tiến hành xây dựng ma trận SWOT để đề xuất một số chính sách
Phân tích SWOT
Các cơ hội (O) Các nguy cơ (T) 1. Nền kinh tế huyện
đang có nhiều khởi sắc.
2. Chính sách việc làm, dạy nghề tạo điều kiện cho hộ có việc làm.
3. Du lịch sinh thái hồ Ba Bể ngày càng được đầu tư và phát triển.
4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu của huyện theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ phù hợp với sự phát triển của đất nước.
5. Quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp ngoại tỉnh mở rộng.
1. Năng lực cạnh tranh của các xã và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn thấp.
2. Ảnh hưởng nhiều bởi biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh trong trồng trọt, chăn nuôi ngày càng khó dự đoán.
3. Đầu tư cơ sở hạ tầng và năng lực thực hiện các hoạt động dịch vụ như hướng dẫn viên du lịch, vận chuyển, lưu trú,…
còn rất hạn chế.
4. Yêu cầu về trình độ lao động cho sự phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
triển nông nghiệp công nghệ cao, CHN - HĐH.
5. Nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kì thắt chặt.
Các điểm mạnh (S) Các chính sách (SO) Các chính sách (ST) 1. Nguồn lao động
nông thôn dồi dào.
2. Thế mạnh về lịch sinh thái đặc sắc không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới (hồ Ba Bể).
3. Giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông tương đối thuận lợi 4. Tài nguyên đất, khoáng sản, rừng đa dạng, phong phú
- Tăng cường hợp tác đưa lao động nông thôn đi làm việc ngoại tỉnh và xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, mở rộng ra ngoại huyện.
- Tăng cường dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Tăng cường đào tạo lao động cho phát triển du lịch và các ngành kinh tế.
- Khuyến khích các hộ tham gia chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
- Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ theo hướng sử dụng nhiều lao động.
- Nhà nước tăng cường quản lý việc khai thác tài nguyên khoáng sản.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều tỉnh trong các lĩnh vực.
- Tăng cường chính sách ưu đãi cho lao động có trình độ chuyên môn, có tay nghề.
- Tăng cường đầu tư cho các doanh nghiệp công nghiệp, đưa các doanh nghiệp đi học tập mô hình tiên tiến ở các tỉnh.
Các điểm yếu (W) Các chính sách (WO) Các chính sách (WT)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1. Chất lượng lao động nông thôn, chất lượng nhà quản lý thấp.
2. Đội ngũ cán bộ khuyến nông còn thiếu và yếu
3. Chính sách vốn, tín dụng, thu hút vốn đầu tư mang nhiều bất cập.
4. Ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp kém phát triển.
5. Khả năng tiếp cận thông tin thị trường kém.
- Nâng cao chất lượng đào tạo ở các bậc học và đào tạo nghề
- Nâng cao chất lượng độ ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm
- Cải tiến mạnh mẽ các thủ tục vay vốn, tín dụng, xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư.
- Tăng cường đào tạo, dạy nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động.
- Đưa cán bộ đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn quản lý.
- Khuyến khích người dân tự nâng cao trình độ, tay nghề.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái - Tăng cường cơ sở vật chất cho các đơn vị khuyến nông.
- Xây dựng chính sách vốn, chính sách ưu đãi lao động cho các doanh nghiệp công nghiệp.
- Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin liên lạc đến từng thôn xã.
- Tổ chức phổ biến thông tin sản xuất cho từng thôn xã thông qua các cán bộ xã và trưởng thôn.
3.4.1.2. Phương hướng phát triển KT - XH của huyện
Giai đoạn 2015 - 2020 là thời kỳ tiếp tục thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, thời kỳ thực hiện kế hoạch nhà nước 10 năm giai đoạn 2011 - 2020. Trong 5 năm tới vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt thời tiết khí hậu bất thường; là nhưng năm cuối thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ. Căn cứ tiềm năng thế mạnh của địa phương, huyện Ba Bể xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2015 - 2020 đã đề ra mục tiêu tổng quát là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển nông nghiệp, nông thôn mới gắn với phát triển văn hóa nông thôn, kết hợp đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhằm tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát huy dân chủ, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của bộ máy nhà nước cấp huyện, xã; từng bước thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế đạt như sau:
- Nông nghiệp chiếm 55%
- Công nghiệp, tiếu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 20%
- Dịch vụ - du lịch chiếm 25%”.
* Mục tiêu về lao động và việc làm cho lao động nông thôn
Thứ nhất, Phát triển kinh tế để thu hút đầu tư và tạo nhiều việc làm mới bằng biện pháp thực hiện tốt quy hoạch và các kế hoạch phát triển các ngành nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh Bắc Kạn và Đại hội Đảng bộ huyện Ba Bể. Đồng thời, xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư để giải quyết việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn huyện Ba Bể.
Thứ hai, Xây chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ vay vốn, bảo lãnh vay vốn và hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đi xuất khẩu. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Thứ ba, Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo nghề trên địa bàn huyện. Xây dựng các mô hình đào tạo nghề như mô hình dạy nghề nông nghiệp, mô hình dạy nghề phi nông nghiệp, mô hình dạy nghề thí điểm...kết hợp với các tổ chức kinh tế, đơn vị sản xuất trên địa bàn tạo cơ sở đề người lao động được tiếp cận với công việc thực tế.
Thứ tư, Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở giáo dục dạy nghề của huyện. Đầu tư phát triển chương trình đào tạo, giáo dục và học liệu nhằm cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật mới phù hợp với nhu cầu đào tạo của người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Để thực hiện tốt mục tiêu cần xây dựng các biện pháp giải quyết việc làm dựa trên những phương hướng sau:
- Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, có chính sách hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, học sinh đạt kết quả học tập cao…, đầu tư trang thiết bị, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, xây dựng trường học chuẩn quốc gia.
- Nâng cao trình độ lao động ở các cấp học, chú trọng việc đào tạo công nhân lành nghề để giải quyết việc làm cho người lao động, gắn chương trình đạo tạo nghề với nhu cầu thực tiễn đảm bảo cho người lao động học nghề có trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của thị trường. Trên cơ sở đó, xây dựng đầu tư trang thiết bị trong các trường, nâng cao trình độ cán bộ giảng dạy.
- Phải hoàn chỉnh, bổ sung các quy hoạch, quy hoạch trước mắt và lâu dài để có được một mô hình phát triển lâu dài, khoa học và tương lai của sự phát triển; xác định rõ thương hiệu về cây trồng và sản phẩm nông nghiệp của Ba Bể, từ đó nhân rộng và trở thành sản phẩm hàng hóa. Chú trọng đến kinh tế tư nhân, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo nguồn thu ngân sách nhanh hơn. Quan tâm thỏa đáng đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhất là hạ tầng để phát triển sản xuất. Hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
- Liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài địa phương để tận dụng lao động tại chỗ lúc nông nhàn. Khuyến khích có ưu đãi với những doanh nghiệp đầu tư vào huyện có sử dụng lao động của huyện.
- Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông lâm sản và tăng cường quản lý việc khai thác nguồn tài nguyên.
- Phát triển ngành du lịch vườn quốc gia và hồ Ba Bể xứng tầm với lợi thế về điều kiện tự nhiên của huyện.
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (đường, trường học, trạm y tế) trước mắt việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tạo ra việc làm cho lao động nông thôn trong huyện, về lâu dài các công trình sẽ phục vụ lợi ích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
của nhân dân, bồi dưỡng phát triển nguồn lao động tương lai cho sự phát triển của huyện.