Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể
Tình hình dân số huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn trong những năm gần đây được thể hiện ở trong bản 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Dân số trung bình phân theo xã/thị trấn của huyện Ba Bể giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: Người Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Thị trấn Chợ Rã 3.704 3.742 3.916
Bành Trạch 2.921 2.950 2.989
Phúc Lộc 3.161 3.193 3.253
Hà Hiệu 2.599 2.625 2.659
Thượng Giáo 3.447 3.482 3.537
Cao Trĩ 1.987 2.007 2.033
Cao Thượng 3.538 3.574 3.621
Khang Ninh 4.013 4.053 4.106
Nam Mẫu 2.043 2.064 2.291
Quảng Khê 3.392 3.426 3.471
Hoàng Trĩ 1.298 1.311 1.328
Đồng Phúc 2.762 2.790 2.616
Địa Linh 3.309 3.342 3.361
Yến Dương 2.485 2.510 2.343
Chu Hương 3.504 3.539 3.585
Mỹ Phương 3.509 3.543 3.689
Tổng số 47.672 48.151 48.788
(Nguồn: Thống kê huyện Ba Bể, năm 2018)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Qua bảng 3.1 ta thấy: dân số trong huyện phân bố tương đối đồng đều, không có sự dao động lớn giữa khu vực nông thôn và thị trấn. Xã Khang Ninh có số dân đông nhất trong các xã của toàn huyện (với trên 4.000 người), xã Hoàng Trĩ có số dân ít nhất trong huyện. Xã Khang Ninh có diện tích 44,3385 km2, mật độ dân số năm 2018 là 92,61 người/km2. Đây là xã có khai thác du lịch sinh thái Hồ Ba Bể nên dân cư tập trung đông khu vực gần hồ (Niên giám thống kê huyện Ba Bể năm 2018).
Theo báo cáo điều tra dân số năm 2018, huyện Ba Bể có 48.788 người, mật độ dân số trung bình của huyện là 71,32 người/km2, cao hơn mật độ dân số chung của tỉnh Bắc Kạn (mật độ dân số tỉnh Bắc Kạn năm 2018 là 65 người/km2). Đa số các xã trong huyện có mật độ dân cư dưới 100 người/km2. Mật độ dân cư tập trung đông nhất ở thị trấn (với 850,53 người/km2 - năm 2018). Xã Nam Mẫu có mật độ dân cư thấp nhất (năm 2018 là 35,36 người/km2) (Niên giám thống kê huyện Ba Bể năm 2018).
Bảng 3.2. Dân số huyện Ba Bể phân theo giới tính, thành thị và nông thôn
Năm
Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị Số
người
Tỷ lệ (%)
Nam Nữ
Số người
Tỷ lệ (%)
Số người
Tỷ lệ (%)
Số người
Tỷ lệ (%) 2016 47.672 100.0 24.101 50,6 23.751 49,4 3.704 7,8 2017 48.151 100.0 24.345 50,6 23.806 49,4 3.742 7,8 2018 48.788 100.0 23.946 49,8 24.842 50,92 3.916 8,03
(Nguồn: Thống kê huyện Ba Bể năm 2018)
Nhìn chung 16 xã/thị trấn trong toàn huyện đều có số lượng nữ giới nhiều hơn nam giới (96,39 nam/100 nữ - Niên giám thống kê huyện Ba Bể năm 2018). Lao động nữ chiếm một lực lượng đông đảo. Tuy nhiên, sự chênh lệch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
này không đáng kể. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ khá cao so với lao động nam do hạn chế về sức khỏe, những mâu thuẫn giữa sinh đẻ và làm việc, cơ hội tìm được việc làm vừa ý sau khi sinh là thấp. Điều này cũng là một trong những lý do gây khó khăn cho công tác tạo việc làm cho lao động nữ trong. Để khắc phục tình trạng này cần có kế hoạch và phương án tạo các công việc phù hợp cho phụ nữ như các nghề thủ công, dịch vụ du lịch tại địa phương,…
3.1.2. Thực trạng lực lượng lao động theo độ tuổi
Chất lượng của lực lượng lao động là thành tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội ở bất cứ địa phương hay quốc gia nào. Tỉnh Bắc Kạn có quy mô dân số ít nhất Việt Nam với 313.905 người năm 2019. Gia tăng dân số trong những năm qua kéo theo gia tăng về lực lượng. Tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng có tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay.
Năm 2018 số người trong độ tuổi lao động chiếm đến 56,9% tổng số dân cư. Đây là thế mạnh của huyện về nguồn lao động. Tỷ lệ số người phụ thuộc (ngoài độ tuổi lao động và dưới tuổi lao động) không quá cao so với số người trong độ tuổi lao động là điều kiện thuận lợi để giúp người dân trong huyện có thu nhập cao hơn. Nhờ đó, đời sống của nhân dân trong huyện cũng bớt khó khăn, từng bước được ổn định và cải thiện.
Bảng 3.3. Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động huyện Ba Bể năm 2018
Tuổi Tổng số ĐVT Tổng số
Tổng số lao động có khả năng lao động Người 27.748
15- 19 % 25,6
20 - 29 % 20,2
30 - 39 % 18,4
40 -49 % 24,3
>50 % 11,5
Tổng số % 100,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
(Nguồn: Thống kê huyện Ba Bể, 2018) Kết quả điều tra lao động - việc làm thời gian gần đây cho thấy sự biến động về cơ cấu lực lượng lao động cả nước nói chung và huyện Ba Bể nói riêng đã diễn ra theo một xu hướng rõ rệt là: nhóm lực lượng lao động trung niên ngày một gia tăng, nhóm lực lượng lao động cao tuổi giảm nhanh hơn cả về quy mô và tốc độ. Số người có khả năng lao động trên 50 tuổi chỉ chiếm 11,5%. Tại thời điểm điều tra, số người trong độ tuổi từ 15 - 19 tuổi và từ 40 - 49 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn cả (gần 50% ở 2 nhóm tuổi).
3.1.3. Thực trạng lực lượng lao động theo trình độ văn hóa
Trình độ học vấn của lực lượng lao động trong cả nước nói chung ngày càng được nâng cao. Tuy là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng trình độ lực lượng lao động của huyện Ba Bể ngày càng được nâng cao, thể hiện qua số liệu ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Trình độ văn hoá của lao động huyện Ba Bể giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%) 26.903 100 27.145 100 27.748 100 Trong đó:
Trình độ tiểu học 6.954 26,34 6.007 22,13 5.081 18,31 Trình độ THCS 14.741 55,83 15.245 56,16 14.435 52,02 Trình độ THPT 4.708 17,83 5.893 21,71 8.232 29,67
(Nguồn: Thống kê huyện Ba Bể, 2018) Nhìn vào bảng 3.4. ta thấy trình độ học vấn của huyện ngày càng được nâng cao qua các năm thông qua nguồn lao động được đi học, đầu tư chuyên môn cao, ý thức được xác định rõ ràng. Trong những năm gần đây, tỷ lệ số lao động có trình độ THPT ngày càng được nâng lên. Năm 2016 chỉ có 17,83% số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
lao động có trình độ THPT thì đến năm 2018 số lao động có trình độ THPT là 29,67%, tăng 11,84% qua 3 năm. Đây cũng là xu hướng chung về nâng cao trình độ học vấn của lao động cả nước khi mà số người trẻ bước vào tuổi lao động được tạo điều kiện nhiều hơn trong học tập. Bên cạnh đó, số lao động có trình độ tiểu học giảm đáng kể, giảm từ 26,34% số lao động năm 2016 xuống còn 18,31% số lao động có trình độ tiểu học vào năm 2018. Lực lượng lao động có trình độ THCS cao nhất, chiếm 52,02% (năm 2018).
Những chuyển biến tích cực về trình độ học vấn như đã nêu trên sẽ tạo thêm không ít thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm mới cho lực lượng lao động trong những năm tới. Do vậy, nếu không có những chính sách và giải pháp hỗ trợ tích cực, đồng bộ và có hiệu quả để tăng nhanh hơn nữa số lượng lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp cấp THCS và cấp THPT; kết hợp vừa đào tạo nghề vừa nâng cao trình độ học vấn cho lao động nông thôn thì khó có thể thực hiện được các mục tiêu gia tăng về số lượng và chất lượng lao động có trình độ chuyên môn để đáp ứng kịp nhu cầu về đội ngũ nhân lực phục vụ sự nghiệp tiếp tục đổi mới và phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Để đạt được mục tiêu nâng cao trình độ của người lao động nói riêng và người dân toàn tỉnh nói chung, thực hiện Quyết định số: 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” và Công văn số: 822/BCĐQG-XHHT ngày 30/01/2013 của Ban Chỉ đạo Quốc gia xây dựng xã hội học tập về việc triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”, UBND tỉnh Bắc Kạn xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
giai đoạn 2012 - 2020” trên địa bàn toàn tỉnh. Đến năm 2015, tỉnh đã thực hiện được mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục.
Chất lượng nguồn lao động nhìn chung đã được cải thiện nhiều nhưng cung về chất lượng không đáp ứng được cầu về cả hai mặt thể lực và trí lực.
Đó là tình trạng thiếu hụt kỹ năng của người lao động, lao động có tay nghề cao, công nhân kỹ thuật thiếu do đầu tư cho giáo dục chưa đủ, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, thiếu cơ sở định hướng, không xuất phát từ nhu cầu thị trường lao động của huyện.
3.1.4. Thực trạng lao động theo trình độ chuyên môn
Hiện nay khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ nên rất cần có trình độ chuyên môn để có thể áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Cho nên năng suất lao động cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào trình độ, chuyên môn kỹ thuật của lao động đó. Với đại đa số lao động trong huyện là lao động nông nghiệp, việc giải quyết công ăn việc làm cho người la động gặp nhiều khó khăn nếu vấn đề nâng cao chất lượng của lực lượng lao động trong huyện không được quan tâm thực hiện.
Tổng số lao động có trình độ chuyên môn của huyện Ba Bể không ngừng tăng qua các năm (Bảng 3.5).
Bảng 3.5 Trình độ chuyên môn của người lao động huyện Ba Bể (2016 - 2018)
ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Chưa qua đào tạo 80,5 79,8 78,7
Sơ cấp nghề 5,4 5,1 4,9
Trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp 7,3 7,2 6,8
Cao đẳng nghề 1,9 2,5 3,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Cao đẳng 2,8 3,2 3,6
Đại học trở lên 2,1 2,2 2,5
(Nguồn: Thống kê huyện Ba Bể, 2018) Số lao động có chuyên môn qua các năm ngày càng được nâng cao chiếm tỷ trọng cao so với lao động trong độ tuổi. Điều này chứng tỏ lực lượng lao động của huyện có chất lượng ngày càng cao và có xu hướng tích cực.
Kết quả điều tra ở bảng 3.5 cho thấy số lao động có trình độ chuyên môn của huyện tăng lên trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 thể hiện qua số người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của huyện Ba Bể còn rất nhiều khó khăn và bất cập nên số lao động học lên trình độ cao còn ít, chủ yếu dừng lại ở cấp THPT và THCS. Số người lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm đại đa số (chiếm từ 78,7% đến 80,5%). Những người này ngoài làm nông nghiệp, còn làm thêm các nghề phụ như thợ xây, sửa chữa đồ gia dụng, may mặc,… tuy nhiên chủ yếu thông qua kinh nghiệm và học nghề trong quá trình đi làm thuê, tự học chứ không qua đào tạo chính quy.
Số lao động đã qua đào tạo và có bằng trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp đứng thứ hai, từ 6,8 - 7,3%. Các ngành nghề chủ yếu như trung cấp dược, nông nghiệp, sửa chữa điện máy,… Tuy nhiên, đây lại là lực lượng có công việc và thu nhập ổn định do có tay nghề và chuyên môn được đào tạo.
Trong những năm gần đây, số lượng người lao động tốt nghiệp các trường cao đẳng nghề tăng đáng kể, từ 1,9% năm 2016 lên 3,5% vào năm 2018. Số lao động tốt nghiệp đại học trở lên chiếm tỷ lệ từ 2,1% đến 2,5%.
Trong huyện hàng năm cũng có một số sinh viên tốt nghiệp ở một số trường đại học, cao đẳng nhưng có nhiều trường hợp lập nghiệp ở các thành phố mà không về quê làm việc. Do đó huyện cần có các chính sách thu hút và các chương trình việc làm thích hợp để thu hút số lao động này nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Thực tế cho thấy nếu người lao động không có trình độ chuyên môn thì sẽ gây cản trở rất lớn cho việc tạo việc làm cho người lao động hiện nay. Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm đến việc đào tạo nghề cho người lao động nông thôn.
3.1.5. Lao động tham gia làm việc theo các nhóm ngành kinh tế
Những năm gần đây vấn đề việc làm luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Huyện đã có chương trình cho vay vốn để tạo việc làm, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Công tác đào tạo nghề cho người lao động được chú trọng như các ngành nghề lưu trú, du lịch, chăn nuôi thú y, trồng trọt, công nghiệp chế biến,…
Ba Bể là huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn. Lực lượng lao động chủ yếu đang làm việc ở lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp. Số người lao động trong nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ lớn nhất qua các năm. Đối với Ba Bể sản xuất nông - lâm nghiệp là ngành chủ yếu để tạo ra việc làm cho người lao động. Điều này thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.6. Tỷ lệ lao động trong các ngành nghề huyện Ba Bể
ĐVT:%
Ngành nghề Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nông, lâm, thủy sản 67,58 66,35 64,72
Công nghiệp - TTCN 15,37 16,03 16,47
Thương mại - Dịch vụ 17,05 17,62 18,81
(Nguồn: Thống kê huyện Ba Bể, 2018) Kết quả điều tra ở bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ lao động trong các ngành nghề giai đoạn từ 2016 đến 2018 có sự chuyển dịch từ ngành nông lâm, thủy sản sang ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Giảm tỷ lệ lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản từ 67,58% năm 2016 xuống còn 64,72% năm 2018. Tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp (từ 15,37% năm 2016 lên 16,47% năm 2018) và ngành thương mại,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
dịch vụ (từ 17,05% năm 2016 lên 18,81% năm 2018). Có thể thấy sự chuyển biến cơ cấu lao động rõ rệt trong ngành thương mại dịch vụ. Trong các ngành dịch vụ thì số lao động tăng chủ yếu ở ngành thương nghiệp, dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông. Trong những năm qua du lịch Bắc Kạn khá phát triển nhờ được thiên nhiên ưu đãi có khu du lịch Hồ Ba Bể, đây là một trong hai mươi hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới. Khu du lịch Hồ Ba Bể đã thu hút một lượng vốn đáng kể từ các nhà đầu tư và qua đó đã thu hút lực lượng lao động đáng kể trong nhóm ngành dịch vụ.
Tuy nhiên cần quan tâm đến chất lượng nguồn lao động. Lực lượng lao động trong các ngành có trình độ thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo không cao, năng suất lao động chưa thực sự hiệu quả. Trong thời gian tới cần có các chính sách và biện pháp để tạo việc làm cho người lao động nông thôn một cách hiệu quả và bền vững hơn.