Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thực trạng lao động và việc làm, các yếu tố ảnh hưởng đến lao động và việc làm tại vùng nghiên cứu
3.2.2. Thực trạng lao động vùng điều tra
Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 3.8 cho thấy, trong tổng số 146 phiếu khảo sát thu về thì số lao động là nam có 77 người (chiếm 52,74%), số lao động là nữ có 69 người (chiếm 47,26%).
Bảng 3.8. Độ tuổi và giới tính của lao động nông thôn ở vùng nghiên cứu
Tiêu chí Giới tính
Tổng
Nam Nữ
15 - 19 Số người 16 8 24
Tỷ lệ % 66,67 33,33 16,44
20 - 29 Số người 27 31 58
Tỷ lệ % 46,55 53,45 39,73
30 - 39 Số người 12 21 33
Tỷ lệ % 36,36 63,64 22,6
40 - 49 Số người 18 7 25
Tỷ lệ % 72 28 17,12
≥ 50 Số người 4 2 6
Tỷ lệ % 66,67 33,33 4,11
Tổng Số người 77 69 146
Tỷ lệ % 52,74 47,26 100%
(Nguồn: Số liệu điều tra 2018)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Độ tuổi của lực lượng lao động tại các xã điều tra nằm trong khoảng từ 15 tuổi đến trên 50 tuổi, trong đó lao động trong độ tuổi từ 20 tuổi đến 29 tuổi có tỷ lệ cao nhất (39,73%), tiếp đến là số lao động trong độ tuổi từ 30 tuổi đến 39 tuổi (chiếm 22,6%). Số người lao động trên 50 tuổi trong nhóm điều tra chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,11%).
- Trình độ văn hóa:
Để đánh giá chất lượng nguồn lao động, trình độ văn hóa là nguồn thông tin quan trọng cần điều tra. Bảng 3.9 cho biết trình độ văn hóa của các lao động được khảo sát.
Bảng 3.9. Trình độ văn hóa của lao động ở vùng nghiên cứu Trình độ
văn hóa
Tổng số (người)
Xã Yến
Dương (số người)
Tỷ lệ (%)
Khang Ninh (số
người
Tỷ lệ (%)
Hà Hiệu (số người)
Tỷ lệ (%)
Không đi học 0 0 0 0 0 0 0
Tiểu học 23 11 22,45 9 18,37 3 6,25
THCS 98 29 59,18 37 75,51 32 66,67
THPT 25 9 18,37 3 6,12 13 27,08
Tổng số 146 49 49 48
(Nguồn: Số liệu điều tra 2018) Kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy, lực lượng lao động chủ yếu tốt nghiệp trung học cơ sở (chiếm 67,12%), trung học phổ thông chiếm 17,12%, còn lại là tốt nghiệp tiểu học (chiếm 15,75%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 3.1. Tỷ lệ % trình độ văn hóa theo vùng khảo sát
Có thể thấy trình độ văn hóa của lao động nông thôn vùng điều tra còn thấp. Trong khi đó, học vấn và trình độ chuyên môn có ảnh hưởng lớn đến khả năng tìm kiếm việc làm và khả năng có được công việc ổn định đối với lực lượng lao động.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Ngoài trình độ văn hóa thì trình độ chuyên môn kỹ thuật quyết định rất nhiều đến vấn đề việc làm của người lao động như khả năng tìm việc, thu nhập,…
Bảng 3.10 trình bày số liệu điều tra trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) của các lao động được khảo sát.
Bảng 3.10. Trình độ chuyên môn kỹ thuật ở vùng nghiên cứu
ĐVT: Người
Trình độ chuyên môn kỹ thuật Tổng số
Tỷ lệ (%)
Xã Yến
Dương
Khang Ninh
Hà Hiệu
Không có CMKT 68 46,58 21 24 23
Có CMKT nhưng không có bằng cấp 33 22,60 13 11 9
Học nghề ngắn hạn 22 15,07 9 6 7
Học nghề dài hạn 5 3,42 2 1 2
Trung học chuyên nghiệp 9 6,16 2 4 3
Cao đẳng 7 4,79 2 2 3
Đại học 2 1,37 0 1 1
Tổng số 146 100 49 49 48
(Nguồn: Số liệu điều tra 2018) Kết quả điều tra ở bảng 3.10 cho thấy, số lao động không có chuyên môn kỹ thuật (CMKT) là 68 người (chiếm 46,58%), có CMKT nhưng không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
có bằng là 33 người (chiếm 22,6%); nghề ngắn hạn là 22 người (chiếm 15,07%); nghề dài hạn là 5 người chiếm 3,44%. Trung học chuyên nghiệp là 9 người chiếm 6,16%; Số lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học có 9 người.
Từ biểu đồ 3.2 và bảng 3.8, so sánh giữa các xã cho thấy trình độ văn hóa và chuyên môn ở các xã không khác nhau nhiều.
Đa số các lao động ở các hộ thuần nông là không qua đào tạo và không có CMKT. Các hộ này chủ yếu thu nhập từ canh tác trồng trọt và làm rừng.
Các lao động có tham gia các lớp học nghề ngắn hạn chiếm và dài hạn đã giúp người lao động có công việc ổn định hơn như nghề may mặc, trồng nấm, chăn nuôi, sửa chữa máy nông nghiệp,…
Như vậy, có thể nhận thấy độ tuổi của chủ hộ được điều tra còn nằm trong độ tuổi lao động, đây sẽ là nguồn lao động dồi dào cho huyện trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên đa số lao động ở khu vực nông thôn có trình độ văn hóa, trình độ CMKT hạn chế, nhất là đào tạo dài hạn hoặc trình độ cao rất ít, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lao động sản xuất và khả năng chuyển đổi nghề trong tương lai. Qua trao đổi trực tiếp cấp ủy, chính quyền các xã và trực tiếp người dân địa phương thì trên thực tế, số người có trình độ CMKT, qua đào tạo trình độ cao nhiều hơn song họ không làm việc tại địa phương mà lại tham gia lao động, công tác ở các khu vực khác của tỉnh hoặc các tỉnh khác. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy huyện cần có chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư, thúc đẩy các chương trình giáo dục đào tạo về nghề nghiệp, chuyên môn kỹ thuật tạo điều kiện cho lực lượng lao động nông thôn có cơ hội thay đổi việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp cho phù hợp với năng lực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn