Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng NN&PTNT, phòng Thống kê, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.
2.3.2. Phương pháp chọn điểm điều tra
Căn cứ vào sự phân bố cây trồng nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn; căn cứ vào địa hình đất đai, chọn điểm nghiên cứu được chia làm 3 khu vực, bao gồm:
- Hiệu quả sử dụng đất khu vực 1: Đất ven sông, rạch – chủ yếu là các loại hình cây ăn trái; xoài, cam, nhãn. Gồm các xã: Nhị Bình, Đông Thạnh, Xuân Thới Thượng chúng tôi chọn xã Nhị Bình để nghiên cứu.
- Hiệu quả sử dụng đất khu vực 2: Vùng triền có cao trình từ 2 – 8 m, chủ yếu là các loại cây trồng hàng năm; các loại rau; xà lách, muống, cải xanh, cải ngọt, ngô rau. Gồm các xã: Tân Hiệp, Xuân Thới Sơn, Tân Xuân chúng tôi chọn xã Tân Hiệp để nghiên cứu.
- Hiệu quả sử dụng đất khu vực 3: Vùng bưng trũng có cao trình dưới 2m, đây là khu vực thoát nước kém và hiện nay phần lớn là đất trồng lúa, màu, trồng cây hàng năm, rau muống. Gồm các xã: Tân Thới Nhì, Xuân Tới Đông, Đông Thạnh chúng tôi chọn xã Tân Thới Nhì để nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ
Căn cứ vào các đối tượng nghiên cứu tại các khu vực đã được xác định tiến hành điều tra, phỏng vấn các nông hộ về các thông tin có ảnh hưởng, liên quan đến loại hình sử dụng đất. Cụ thể:
- Các thông tin phỏng vấn: đặc điểm ruộng đất của hộ (diện tích, địa hình, loại đất,); các LUT và kiểu sử dụng đất của hộ; Cây trồng (loại cây, giống, mức năng suất, giá trị sản phẩm; Tình trạng sử dụng phân bón (mức bón trung bình,tính cân đối, kỹ thuật bón phân); Chi phí sản xuất; giá vật tư và nông sản phẩm....
- Đối tượng phỏng vấn: Chủ hộ hoặc lao động chính của hộ.
- Số phiếu điều tra/khu vực: 30 phiếu - Tổng số phiếu toàn huyện: 90 Phiếu
Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi có sẵn 2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
* Hiệu quả kinh tế: (Tính trên 1 ha/ năm)
- Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản * năng suất
+ Chi phi trung gian (CPTG): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất (không tính công lao động)
+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH):
TNHH= GTSX - CPTG + Giá trị ngày công lao động (GTNC):
GTNC= TNHH/ số công lao động + Hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV):
HQĐV= TNHH/CPTG
+ Khả năng phát triển thị trường và ổn định giá cả.
* Hiệu quả xã hội:
Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:
- Mức độ chấp nhận của người dân với các loại hình sử dụng đất (thể hiện ở mức độ đầu tư, ý kiến của hộ gia đình).
- Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho nhân dân ( thể hiện mức đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế tính bình quân theo lao động của mỗi kiểu sử dụng đất).
- Sự đa dạng sản phẩm và chất lượng sản phẩm hàng hoá, tăng thêm sản phẩm thu nhập của người dân (thể hiện ở ý kiến của hộ dân về tiêu thụ nông sản).
* Hiệu quả môi trường:
+ Khả năng duy trì và cải thiện độ phì của đất, hạn chế ô nhiễm do sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
+ Hạn chế thoái hóa đất do xói mòn, bảo vệ đất thông qua việc sử dụng đất thích hợp.
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích và viết báo cáo
- Các số liệu, tài liệu thu thập được tổng hợp, xử lý bởi phần mềm Excel;
- Tiến hành so sánh, đối chiếu kết quả thu được với các quy định trong các văn bản pháp luật ban hành;
- Xử dụng cách thức phân tích dựa trên kết qủa so sánh, đối chiếu có sự liên hệ tình hình thực tiễn tại huyện Hóc Môn;
- Báo cáo được viết theo bố cục cấu trúc quy định đối với Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai của trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên.