Hiện trạng các loại sử dụng đất nông nghiệp huyện Hóc Môn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 64)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

3.2.2. Hiện trạng các loại sử dụng đất nông nghiệp huyện Hóc Môn

* Loại sử dụng đất tại khu vực 1

Đây là khu vực tập trung dọc ven sông, rạch trên địa bàn huyện, loại cây trồng chủ yếu là cây ăn quả, cây cảnh, do vậy loại sử dụng đất cho khu vực này chủ yếu các LUT qua bảng sau:

Bảng 3.2: Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của khu vực ven sông, rạch

LUT chính LUT Kiểu sử

dụng đất

Diện tích (ha)

1. Cây lâu năm

Cây ăn quả

Cam 220,25

Quýt 187,08

Xoài 257,19

Nhãn 156,23

Cây công nghiệp lâu năm Điều 102,94 2. Cây cảnh

Hoa, cây kiểng

Hoa mai 51,02

Cây kiểng

các loại 72,85

Bonsai 39,18

Tổng cộng 1.086,74

( Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Hóc Môn năm 2017)

Đây là khu vực dọc theo ven các kênh, rạch, sông nên rất thích hợp cho việc phát triển cây ăn trái, bao gồm các loại như: cam, quýt, xoài, nhãn, điều.

Ngoài cây ăn trái thì các loại cây cảnh cũng được quan tâm, phát triển kết hợp

tạo thành các khu nhà vườn thu hút khách du lịch..Khu vực này tập trung ở các xã nhứ: Xuân Thới Sơn, Nhị Bình.

Như vậy khu vực này có 2 LUT chính là cây lâu năm và cây cảnh; 3 LUT là cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm; cây hoa kiểng; 8 kiểu sử dụng đất. Tổng diện tích là 1.086,74 ha

*. Loại sử dụng đất khu vực 2:

Đây là vùng có cao trình từ 2- 8 m, chủ yếu được trồng các loại rau màu, hoa tươi thành những vùng rộng lớn, có sự đầu tư thâm canh cao, nhằm mục đích cung cấp nguồn thực phẩm rau tươi sống và hoa tươi cho thành phố Hồ Chí Minh, Khu vực này bao gồm các loại sử dụng đất như sau;

Bảng 3.3: Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của khu vực 2

LUT

chính LUT Kiểu sử dụng đất Diện tích

(ha) Cây hàng

năm

Rau, màu Chuyên rau 213,91

Rau – ngô rau 152,95

Rau – đậu đỗ 74,68

Màu Ngô rau 39.17

Đậu, đỗ các loại 325,98

Rau, Hoa Chuyên hoa 58,38

Hoa - Rau 157,91

Tổng cộng 1.022,98

( Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Hóc Môn năm 2017

Khu vực có 1 LUT chính; 3 loại sử dụng và 7 kiểu sử dụng đất, với tổng diện tích là 1.022,98 ha

*. Loại sử dụng đất khu vực 3:

Đây là khu vực vùng trũng, phần lớn được trồng lúa kết hợp các loại rau màu, do vậy khu vực này bao gồm các loại hình sử dụng đất như sau:

Bảng 3.4: Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của khu vực 3

LUT

chính LUT Kiểu sử dụng đất Diện tích

(ha) Cây hàng

năm

Chuyên lúa Lúa xuân – lúa hè thu 394,69

Lúa - màu

Lúa xuân – lúa mùa – rau vụ

đông 259,47

Rau vụ xuân – lúa mùa – rau vụ

đông 138,71

Tổng cộng 792.87 ( Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Hóc Môn năm 2017

Đây là khu vực vùng trũng, trước đây chủ yếu trồng lúa là chính, tuy nhiên trong những năm gần đây hệ thống kênh mương tưới tiêu được đầu tư tốt đã làm cho việc thoát nước tốt hơn, cùng với các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được đưa vào sản xuất và nhu cầu về rau xanh cung cấp cho thị trường thành phố ngày càng tăng, nên khu vực này được bà con đầu tư, cải tạo tăng thêm trồng rau vụ đông và đông xuân, đã làm tăng nguồn thu nhập đáng kể. Khu vực này tập trung nhiều ở xã Xuân Thới Thượng, xã Đông Thạnh, xã Tân Hiệp và xã Xuân Thới Sơn,... Do vậy khu vực này chủ yếu là thích hợp với cây trồng hàng năm, loại sử dụng đất chủ yếu vẫn là trồng lúa với tổng diện tích là 394,69 ha; loại sử dụng lúa – màu có 2 kiểu sử dụng đó là Lúa xuân – lúa hè thu – rau và Rau vụ xuân – lúa hè thu – rau. Với vị trí tiếp giáp và là cửa ngõ phía Tây thành phố Hồ Chí Minh nên ở khu vực này đang được người dân và chính quyền địa phương quan tâm và định hướng tăng đầu tư và diện tích cho các kiểu sử dụng đất này nhằm vừa đảm bảo an ninh lương thực cho khu vực và cung cấp nguồn thực phẩm rau xanh cho thành phố, đồng thời tăng thu nhập và thu hút nguồn lao động trong khu vực.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)