Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường
3.1.3. Thực trạng về kinh tế, xã hội của huyện Hóc Môn
*. Thực trạng về kinh tế
Sản xuất - kinh doanh năm 2017 trên địa bàn huyện vẫn gặp một số khó khăn lớn do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế chung khu vực và thế giới, trong đó khó khăn chủ yếu là: giá nguyên nhiên vật liệu tăng, lãi suất tiền vay ngân hàng cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, các doanh nghiệp ít đơn đặt hàng; chi phí sản xuất và nhân công tăng cao, thiếu hụt lao động... Trước tình hình trên, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc các thủ tục hành chính cấp huyện về đầu tư, xây dựng; tạo điều kiện trong thẩm quyền của huyện về đất đai, quy hoạch, tuyển dụng công nhân...
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, cụ thể năm 2017 tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 66,27%, ngành trồng trọt chiếm 33,3% và ngành thủy sản chiếm 0,43%. Trong 5 năm qua, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất có hiệu quả hơn với sự phát triển của các ngành chăn nuôi, trồng trọt.
Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã hỗ trợ lãi vay cho 131 hộ số vốn 14,525 tỷ. Từ đầu chương trình đến nay hỗ trợ được 878 hộ số vốn 64,114 tỷ đồng, các hộ nông dân sử dụng vốn vay chủ yếu thực hiện các dự án nuôi bò, nuôi bò sữa, trồng cây kiểng, nuôi thỏ, nuôi cá kiểng.
Chương trình đầu tư 03 xã điểm (Thới Tam Thôn, Nhị Bình, Xuân Thới Sơn) được tập trung với kết quả: có 356,2955 ha đất lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao hơn; hoàn thành nâng cấp và nhựa hóa 11 tuyến giao thông nông thôn (GTNT); triển khai thi công 06 tuyến GTNT và cơ bản hoàn thành 31 công trình phòng chống lụt bão tại Nhị Bình (tổng kinh phí 68,3 tỷ đồng). Các công trình bước đầu phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại của bà con nông dân; bảo vệ đồng ruộng chống ngập úng hiệu quả trong mùa mưa, hạn chế tối đa thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay cơ cấu kinh tế của huyện Hóc Môn là: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – Thương mại dịch vụ - Nông nghiệp. Huyện đang tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tạo nên những bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
*. Dân số
Theo số liệu thống kê huyện năm 2017 tổng dân số của huyện là 357.579 người, trong đó nữ 183.150 người chiếm 51,22% dân số, người trong độ tuổi lao động 222.612 người, chiếm tỷ lệ khoảng 62-64 % (nguồn nhân lực lao động ngành nông nghiệp ngày càng thu hẹp chiếm tỷ lệ khoảng 6,5- 7,5 % số lao động trong độ tuổi, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các xã có nhiều diện tích đất nông nghiệp và hoạt động sản xuất nông nghiệp như: Nhị Bình, Đông Thạnh, Xuân Thới Thượng…). Mật độ dân số bình quân trên địa bàn huyện làứ 2.250 nguời/ km2, vẫn cũn mức rất thấp so với mật độ dõn số bỡnh quân thành phố (2.978 nguời/km2), phân bố không đều theo các đơn vị hành chính; mật độ dân số tập trung cao tại các xã có các cụm kinh tế, các trung tâm
mua bán như xã Trung Chánh, Xuân Thới Thượng, Thị Trấn; khu vực nông thôn mật độ dân cư thấp, dân cư sống tập trung theo trục lộ giao thông.
Tỷ lệ tăng dân số trong những năm gần đây có xu hướng tăng cơ học là do cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển cho nên diễn ra tình hình di dân, dân cư từ nội thành di dời ra và dân cư từ các tỉnh khác về cư trú nhiều hơn, hình thành một số khu dân cư mới ở các xã: Bà Điểm, Trung Chánh, Tân Xuân…
*. Giáo dục-đào tạo:
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Hai không”: Nói không với tiêu cực trong thi cử, không chạy theo bệnh thành tích, không để học sinh ngồi nhầm lớp, không vi phạm đạo đức nhà giáo; thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; giáo dục lý tưởng sống và kỹ năng sống cho học sinh, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh trong trường học.
*.Y tế:
Y tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực trong việc phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh cho nhân dân. Mạng lưới y tế phân bố đầy đủ và rộng khắp địa bàn từ huyện đến cơ sở. Hiện nay toàn huyện có 13 cơ sở y tế: 1 bệnh viện đa khoa có 250 giường bệnh; 12 trạm y tế phường xã trong đó trạm y tế đạt chuẩn quốc gia gồm có 7 trạm. Ngoài ra còn có 1 phòng khám khu vực với 20 giường nội trú; 35 phòng khám tư, 54 nhà thuốc hiệu thuốc, 16 phòng khám đông y, và nhiều tổ đội y tế thuộc phường và trung tâm y tế.
d. Thể dục thể thao :
Trung tâm Thể dục - Thể thao huyện cũng đã tổ chức thường xuyên các hoạt động thể dục - thể thao, các giải thi đấu cấp huyện theo kế hoạch năm;
phối hợp thành phố tổ chức giải đua xe đạp truyền thống Nam kỳ khởi nghĩa… Tổ chức 55 giải thể thao cấp huyện với 11.474 lượt vận động viên tham dự (đạt 122,2% KH năm); 885 lượt vận động viên tham dự 52 giải thi
đấu cấp thành phố (đạt 126,8% KH năm) và đạt 159 huy chương (35 vàng, 36 bạc, 88 đồng). Toàn huyện có 50.711 / 50.908 (99,6%) học sinh của 42 trường phổ thông trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn rèn luyệt thân thể (đạt 100,6%
KH năm)…
e. An ninh - Quốc phòng:
Công tác Quân sự - quốc phòng: lực lượng Quân sự đã tổng kết công tác quân sự - quốc phòng, công tác đóng quân canh phòng, phong trào thi đua quyết thắng; An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội: tình hình ANCT- TTATXH giữ vừng ổn định; phạm pháp hình sự (PPHS) và tệ nạn xã hội được tập trung kiểm soát, nhưng tình hình tội phạm diễn biến phức tạp; 11 tháng ghi nhận 139 vụ phạm pháp hình sự.