Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 83)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp

Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng cũng như hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn, cho thấy những điểm mạnh, thuận lợi cho ngành sản xuất nông nghiệp của huyện như sau:

- Là huyện ngoại thành nằm phía Tây Bắc của TP.Hồ Chí Minh, Hóc Môn có diện tích tự nhiên gần 11.000 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 60% diện tích. Là khu vực vùng ven đô thị sầm uất là thành phố Hồ Chí Minh, nên đây là thị trường tiêu thụ rất tốt cho các sản phẩm từ rau xanh, hoa tươi các loại, cây ăn trái, phát triển du lịch sinh thái nhà vườn .... Do vậy tiềm năng phát triển vùng rau, hoa, cây ăn quả an toàn, chất lượng cao cung cấp cho thành phố là rất lớn;

- Được chính quyền thành phố khuyến khích và hỗ trợ lãi vay sản xuất nông nghiệp đã góp phần ổn định sản xuất và tăng thu nhập cho người nông dân trên địa bàn huyện (theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn)[ ];

- Hiện tại huyện Hóc Môn đã đạt được những kết quả quan trọng, đã có 9/9 xã nhân rộng đạt 19/19 tiêu chí và được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện Hóc Môn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn các xã nông thôn mới. Qua đó, diện mạo nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, huyện đã sửa chữa được 230 tuyến đường. Nhiều công trình văn hóa, trường học, trạm y tế…được đầu tư xây

dựng. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm tăng 19,95%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 17 triệu đồng/người/năm, thì đến nay đã đạt trên 51 triệu đồng/người/năm, phấn đấu đến năm 2020 phải đạt trên 63 triệu đồng/người/năm. Toàn huyện không còn hộ nghèo có thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm.

- Huyện đã ban hành Kế hoạch số 1233/KH-UBND ngày 09/5/2014 về thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và triển khai đến các phòng, ban, đơn vị có liên quan và UBND các xã - thị trấn để thực hiện.

- Các Phòng ban liên quan, Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn, Đài Truyền thanh tổ chức tuyên truyền, phổ biến Đề án và kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện đến các cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án.

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng nông nghiệp đô thị; quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Xác định các vùng nông nghiệp ổn định, tập trung sau năm 2020, hoàn thành việc xây dựng Đề án bố trí cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn huyện Hóc Môn đến năm 2020.

- Sản xuất nông nghiệp đã dần chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp nhu cầu thị trường. Giá trị sản lượng bình quân đất sản xuất nông nghiệp tăng (đạt 225 triệu đồng/ha/2017). Cơ cấu nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch đúng theo định hướng: phát triển nông nghiệp theo hướng “nông nghiệp đô thị”, có sự chuyển dịch giảm dần diện tích lúa, tăng diện tích sản xuất rau an toàn, hoa lan, cây kiểng; định hướng phát triển nông nghiệp đô thị có sự chuyển biến rõ nét, từ các loại cây trồng, vật nuôi sức cạnh tranh thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.

- Cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông thuận tiện và chính sách mời gọi doanh nghiệp về huyện đầu tư, giúp hàng hóa người dân làm ra có sự kết nối dễ dàng với vùng nội thành của TP.Hồ Chí Minh. Cả huyện đã có trên 380 công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm giao thông, công trình thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, chợ... Hiện nay, Hóc Môn đã thu hút được trên 500 doanh nghiệp, thu hút hàng nghìn lao động tại địa phương có việc làm với các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các loại hình dịch vụ có giá trị kinh tế cao. Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang những cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế cao, từ đó xuất hiện và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả phù hợp nông nghiệp đô thị như trồng nấm, rau an toàn, hoa lan, cây cảnh, nuôi bò sữa…

Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện bình quân đạt gần 20%/năm.

Việc chung sức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần thay đổi bộ mặt của nông thôn, giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

3.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thành tựu đạt được ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch còn chậm, năng suất, chất lượng, hiệu quả của một số giống con, giống cây trồng còn thấp.

- Các loại hình kinh tế tập thể chưa phát triển mạnh, giá trị sản lượng không cao, chưa phát huy được vai trò là lực lượng sản xuất nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một số HTX có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, chậm chuyển đổi mô hình hoạt động, ít áp dụng khoa học kỹ thuật, chưa xây dựng được phương án hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định lâu dài, đội ngũ quản lý còn thiếu và yếu về năng lực và trình độ chuyên môn... cần phải được giải quyết khắc phục triệt để trong thời gian tới.

- Các mô hình chuyển đổi, sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả còn ít, chưa được nhân rộng, còn mang tính tự phát, sức cạnh tranh hạn chế, đầu ra sản phẩm nông nghiệp và giá cả không ổn định gây khó khăn cho người nông dân trong việc đầu tư phát triển sản xuất.

- Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phần lớn ở dạng manh mún, phân tán, còn hạn chế trong việc liên kết, hợp tác trong sản xuất để tạo ra nông sản hàng hóa số lượng lớn, đáp ứng yêu cầu thị trường.

- Có thể nói, trong việc phát triển mô hình trồng rau theo chuẩn VietGap thì người tiêu dùng quyết định lớn đến thành công. Dù hàng tốt, nhưng không người tiêu thu cũng thất bại. Mà để người tiêu dùng thiết tha tìm đến rau an toàn – thực tế lại là việc rất khó. Vì thế, phải làm sao để người tiêu dùng hiểu nhiều hơn về mối nguy hiểm tiềm tàng của rau không an toàn; làm sao để người tiêu dùng hiểu và ủng hộ người sản xuất – người đang chăm lo cho sức khỏe của mình và cả cộng đồng…Chính điều này cho thấy; sản xuất, tiêu thụ rau phải nhắm đến số đông người dân – là tiêu thụ rau xanh hàng ngày chứ không phải số ít người đi siêu thị. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các tổ sản xuất rau an toàn gặp không ít khó khăn do còn mang tính nhỏ lẻ, giá cả không ổn định…chưa đủ sức ký kết các hợp đồng lớn cho khách hàng nên phần nào tiêu thụ còn hạn chế. Đa số người trồng rau tại Hóc Môn là dân nhập cư cho biết; không sử dụng phân hóa học thì rau không xanh mướt, dài cọng, non và đẹp (rau không an toàn – lại bán được); trong khi đó ngược lại rau không đẹp mắt (rau an toàn – lại không thu hút khách hàng). Nghịch lý là vậy đã gây không ít tâm lý không an toàn cho người trồng rau.

3.4.3. Giải pháp

- Theo tinh thần Nghị quyết Đảng bộ huyện Hóc Môn nhiệm kỳ 2015- 2020, huyện sẽ chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế theo hướng “Thương mại dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp”. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị. Huyện xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nông thôn, nông nghiệp huyện, đòi hỏi công tác tuyên truyền phải đi trước, để giúp cho

nông dân không ngừng cải tiến, làm ra những sản phẩm nông nghiệp vừa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, vừa khẳng định thương hiệu nơi xuất xứ với thị trường.

- Việc sản xuất nông nghiệp đô thị phải đồng bộ, gắn với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, mạng lưới giao thông được đầu tư, đủ khả năng phục vụ nhu cầu phát triển bền vững của xã hội. Mặt khác, đất sản xuất nông nghiệp ở các vùng ngoại thành, ngày càng thu hẹp qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặt ra vấn đề quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp phải hợp lý, khai thác hiệu quả tối đa, đạt giá trị sản lượng cao trên cùng một diện tích. Chọn từng loại cây trồng phù hợp đặc điểm thổ nhưỡng của vùng; nhất là phù hợp nhu cầu tiêu dùng trong bối cảnh ngày nay, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản phẩm.

- Bên cạnh, để phát triển nông nghiệp đô thị ở huyện một cách bền vững, góp phần vào phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thiết nghĩ, các ngành chức năng cần quan tâm giải quyết những vấn đề sau: Cần rà soát quy hoạch và có kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, hài hòa; sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh. Tăng cường đầu tư vốn;

đa dạng mô hình, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ; tăng sức cạnh tranh sản phẩm làm ra trên thị trường trong và ngoài nước. Phát huy vai trò các trung tâm giao dịch, chợ đầu mối, tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Tập trung sản xuất những sản phẩm đặc thù của từng vùng với chất lượng cao, nuôi trồng các loại cây con giá trị kinh tế cao, ví dụ như 1 chậu kiểng bonsai, 1 chậu mai kiểng cổ giá bằng hàng ngàn chậu bông thường….

-Tạo việc làm và tăng thu nhập bền vững cho lao động nông thôn. Có như thế mới thúc đẩy người nông dân huyện Hóc Môn toàn tâm, toàn lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)