Nội dung kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn xã phú đình huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

Chương 1:CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.3. Nội dung kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp

1.1.3.1. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.. Quy trình tín dụng căn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

bản bao gồm các bước:

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn: Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng; Khả năng sử dụng vốn vay; Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi).

Bước 2: Phân tích tín dụng: Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.

Bước 3: Ra quyết định tín dụng: Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Bước 4: Giải ngân: Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

Bước 5: Giám sát tín dụng: Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng: Đến kỳ hạn đáo hạn hoặc khách hàng có khả năng thanh toán trước kỳ đáo hạn khách hàng sẽ trả gốc và lãi, nhân viên tín dụng thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng.

Qua các bước cơ bản tín dụng có thể thấy, về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng: làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng và làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. Như vậy quy trình tín dụng của ngân hàng nào càng đơn giản, thuận tiện, thủ tục ít rườm rà sẽ tạo khả năng thu hút khách hàng sử dụng nguồn vốn dễ dàng, rút ngắn khoảng cách kết nối cung cầu tín dụng cho người dân trong quá trình thực hiện tái sản xuất nông nghiệp. [Luật TCTD, 2010]

1.1.3.2. Quản lý danh mục cho vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Danh mục bao gồm những tài sản thuộc sở hữu của một tổ chức hoặc của một người và được quản lý chung nhằm đến các mục tiêu đầu tư cụ thể. Quản lý danh mục bao gồm những kỹ năng lãnh đạo cần thiết để áp dụng các nguyên tắc bắt buộc nhằm có được một danh mục cho vay đem lại lợi nhuận ổn định cho ngân hàng.Quản lý danh mục cho vay bao gồm các danh mục về sản phẩm dịch vụ, đối tượng vay vốn, thời gian vay, mức lãi suất, điều kiện vay vốn, kỳ hạn trả nợ trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Yêu cầu của danh mục là đa dạng, tạo ra nhiều lựa chọn cho người vay đển rút ngắn được khoảng cách cung cầu tín dụng.[Luật TCTD, 2010]

1.1.3.3. Phát triển mạng lưới hoạt động tín dụng

Mạng lưới tín dụng thể hiện kênh phân phối mà ngân hàng sử dụng để tiếp cận với khách hàng. Việc quản trị mạng lưới hoạt động tốt sẽ làm cho tín dụng chính sách phát triển nhanh và bền vững, dễ dàng thấy được hiệu quả của tín dụng. Khoảng cách giữa người vay và người cho vay tín dụng càng rút ngắn càng cho thấy hiệu quả của công tác kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng với khách hàng.

1.1.3.4. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Tín dụng ngân hàng cũng có đầy đủ các nhóm nợ,đó là: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Tùy từng ngân hàng thực hiện tín dụng có thể phân loại nợ khác nhau nhưng chung quy lại nó cũng mang tính chất như các nhóm nợ nói trên. Theo kinh nghiệm của các nhà kinh tế, càng phân loại được chi tiết các loại nợ càng dễ quản lý vốn. Vì từ chỗ phân loại các nhóm nợ sẽ xây dựng được cơ chế trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, sát với thực tế đơn vị. Do vậy, nếu làm tốt phân loại nợ thì giúp ngân hàng giảm tình trạng nợ xấu, ngân hàng không mất thời gian khoanh nợ cho các đối tượng vay vốn, bên cạnh đó, khả năng cung cầu tín dụng không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố nợ xấu. [Luật TCTD, 2010]

1.1.3.5. Quản lý khách hàng vay vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Khách hàng vay vốn tín dụng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp không chỉ có người dân mà còn phải kể đến các Tổ hợp tác, HTX nông nghiệp và doanh nghiệp doanh nghiệp. Khách hàng vay vốn tín dụng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp thường được các ngân hàng phân loại theo chương trình tín dụng cụ thể. Kết quả ngành nông nghiệp có tái cơ cấu đến mức độ nào hoàn toàn là do khách hàng, do họ đăng ký chương trình tín dụng cho phát triển nông nghiệp của gia đình, địa phương. Do vậy, quản lý tín dụng phải quản lý được khách hàng vay vốn, giám sát xem nguồn vốn tín dụng đã giải ngân có đúng đối tượng vay theo quy định của chương trình chưa, đồng thời phải giám sát đối tượng vay vốn để xem xét khả năng sử dụng vốn vay hiệu quả, trả được nợ vay, từ đó khả năng cung cầu tín dụng mới thực hiện đảm bảo, bên vay đảm bảo các điều kiện vay và trả nợ cho ngân hàng.[Luật TCTD, 2010]

Một phần của tài liệu Giải pháp kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn xã phú đình huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)