Phát triển mạng lưới hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn xã phú đình huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 58)

Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.3. Phát triển mạng lưới hoạt động tín dụng

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn xã Phú Đình uỷ thác cho các tổ chức hội thực hiện 06 nội dung công việc, cụ thể là:

(i). Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi có nhu cầu vay vốn.

(ii). Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp tổ để kết nạp thành viên vào Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động của tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH, NHNN&PTNT, trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay.

Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các điểm giao dịch của NHCSXH, NHNN&PTNT, .

(iii). Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH, NHNN&PTNT, nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích,... để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

(iv). Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH, NHNN&PTNT, chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV trong các việc sau:

- Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH, NHNN&PTNT, để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thoả thuận.

- Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các Tổ TK&VV được NHCSXH, NHNN&PTNT, uỷ nhiệm thu) hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có) theo định kỳ đã thoả thuận (đối với các Tổ TK&VV không được NHCSXH uỷ nhiệm thu).

- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu của ngân hàng), phối hợp cùng NHCSXH, NHNN&PTNT, cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động của từng tổ để xếp loại tổ theo tiêu chí, những tổ yếu kém, không còn khả năng hoạt động thì tổ chức sáp nhập, giải thể theo quy định.

(v). Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay;

kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV và của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng NHCSXH, NHNN&PTNT, và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

(vi). Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) và bàn phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới... Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức hội, cán bộ Tổ TK&VV.

Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Bảng 3.3. Quy mô và cơ cấu tín dụng qua các tổ chức ủy thác chính trị tại Các tổ chức tín dụng trên địa bàn xã Phú Đình từ năm 2016-2018

ĐVT: Tổ

Tổ chức UT-CT

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Ngân hàng NN&PTNT

NH CSXH

Ngân hàng NN&PTNT

NH CSXH

Ngân hàng NN&PTNT

NH CSXH

Hội nông dân 0 6 14 6 14 6

Hội phụ nữ 0 6 4 6 4 6

Hội cựu chiến

binh 0 6 0 6 0

6

Đoàn thanh niên 0 6 0 6 0 6

Tổng 24 42 42

(Nguồn: Các tổ chức tín dụng trên địa bàn xã Phú Đình)

Qua các năm 2016-2018, có thể thấy số lượng các tổ chức chính trị được ủy thác hoạt động cho vay (gồm Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thành niên) của Các tổ chức tín dụng trên địa bàn xã Phú Đình tăng hàng năm (bảng 3.3). Cụ thể, năm 2016 có 24 tổ, năm 2017 có 42 tổ và năm 2018 có 42 tổ. Trong đó, hoạt động cho vay từ Hội nông dân và Hội phụ nữ chiếm số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

lượng cao nhất, trong khi đó Hội cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên có số lượng các tổ hoạt động thấp hơn. Đa phần các hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc hộ làm nông nghiệp là chính; chị em phụ nữ tham gia vào Hội phụ nữ xóm, thôn rất đông cho nên 2 tổ chức này cho vay được số lượng nhiều nhất.

Năm 2018 áp dụng nghị định 116/NĐ-CP về hỗ trợ tạo cú hích trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao giúp đơn giải hóa hồ sơ, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp và cá nhân, hộ gia đình tiếp cận vốn từ các Tổ chức tín dụng (TCTD), cụ thể như: hình thức, phương thức. lãi vay, quy mô vay,…làm cho các tổ hình thành nhanh chóng hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này.

Việc ủy thác cho vay thông qua tổ chức chính trị - xã hội có ý nghĩa rất lớn: Công khai hóa, xã hội hóa hoạt động của NHCSXH, NHNN&PTNT, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của tổ chức hội, đoàn thể giúp nhân dân được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tạo nên một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền; Củng cố hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.

Thông qua hoạt động tín dụng, các tổ chức hội có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, làm cho sinh hoạt hội có nội dung phong phú hơn; Thông qua việc ủy thác cho vay, các tổ chức hội có thể lồng ghép việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác, góp phần tiết giảm chi phí xã hội; Giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tài chính, tiết kiệm của NHCSXH, NHNN&PTNT, một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.

Thông qua các tổ chức chính trị nhận ủy thác, NHCSXH, ngân hàng NN&PTNT, tỉnh phải cân nhắc công tác quản lý hoạt động sao cho có hiệu quả. Các tổ chức này có ưu điểm gần với các hộ hoặc đối tượng chính sách vay vốn, hiểu hoàn cảnh kinh tế, gia đình. Tuy nhiên, tổ trưởng các tổ chức này có tâm lý nể nang, hoặc gia đình đông anh em họ hàng nên công tác cho vay ồ ạt, hồ sơ được thẩm định dễ dàng nên cũng có khả năng xảy ra rủi ro

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nhất định như các hộ không muốn thoát nghèo, dựa vào mức lãi suất thấp để cho vay lại hưởng chênh lệch lãi suất, vay sử dụng không đúng mục đích,…

Do vậy, Chi nhánh cần phân bổ và khống chế số lượng vốn vay và hộ vay ở một con số nhất định, hồ sơ thẩm định cần đưa nhiều tiêu chí bình xét hơn.

Đối với các hộ nợ chưa trả được cần linh hoạt hình thức thu nợ, xem xét các điều kiện hoặc giãn nợ một cách hợp lý; có hình thức xử lý nợ quá hạn phù hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn xã phú đình huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)