Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Giải pháp kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn xã phú đình huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 86)

Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng trong tái cơ cấu nông nghiệp xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

3.2.5. Môi trường pháp lý

Kết quả cho thấy điểm trung bình mà các đối tượng phán ánh về môi trường pháp lý đạt 3,98 điểm, xếp mức ảnh hưởng. Nhìn chung, hệ thống pháp luật về hoạt động tins dụng chính sách cho tái cơ cấu tương đối đồng bộ và hoàn thiện. Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh tuân thủ chặt chẽ các chính sách do ngân hàng đề ra.. Những chính sách pháp lý cho hoạt động tín dụng như là:

Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NN, NT với nhiều ưu đãi như: “(i) Quy định mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hợp tác xã từ 50 triệu đồng đến tối đa 3 tỷ đồng; (ii) quy định riêng về chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao, theo đó, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tác xã được vay không có tài sản bảo đảm đến 70-80% giá trị phương án, dự án sản xuất, kinh doanh, đồng thời được hưởng cơ chế xử lý khoản nợ (khoanh nợ, thậm chí xóa nợ) khi gặp rủi ro khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng do nguyên nhân khách quan bất khả kháng…”.

- Thông tư 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 của ngân hàng nhà nước về việc hướng dẫn triển khai Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cụ thể: “Quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn thấp hơn 1%-2% so với lãi suất cho vay các lĩnh vực thông thường khác (hiện lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tối đa là 6,5%/năm);

Thực hiện chính sách hỗ trợ về nguồn vốn nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn như: Tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD có tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn từ 40% trở lên; Thực hiện các giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp như: (i) Chỉ đạo các TCTD nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng để tăng cường khả năng cho vay không có tài sản bảo đảm nhằm tháo gỡ khó khăn về tài sản bảo đảm cho doanh nghiệp nông nghiệp; đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không phù hợp, cắt giảm chi phí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; (ii) Triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đến địa bàn nông thôn như các dịch vụ thanh toán biên mậu, bảo lãnh vay vốn, mở thư tín dụng, nhờ thu,… nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn, gắn kết người nông dân với doanh nghiệp và ngân hàng.(iii) Tiếp tục cho phép các TCTD cho vay đối với nhu cầu vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nông nghiệp xuất khẩu trong việc lựa chọn nguồn vốn vay với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

chi phí phù hợp”;.

- Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo “Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ: NHNN đã ban hành Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 chỉ đạo các NHTM cho vay đối với các khách hàng đáp ứng tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo quy định tại Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với lãi thấp hơn từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường của NHTM”.

- Cho vay hỗ trợ lãi suất đối với “người dân, doanh nghiệp đóng mới, nâng cấp tàu phục vụ khai thác hải sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Lãi suất cho vay tối đa 7%/năm, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn từ 4-6%/năm; thời hạn hỗ trợ lãi suất lên tới 16 năm đối tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới và 11 năm đối với tàu vỏ gỗ; chủ tàu được ân hạn trả gốc và lãi 1 năm”.

- Cho vay giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ- TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ: “Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân được ngân sách Nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn 100% trong hai năm đầu và 50% trong năm thứ ba để mua các máy móc thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo danh mục Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố các tổ chức, cá nhân được hưởng lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp bao gồm cả nhà xưởng và các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp”.

- Chính phủ ban hành Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với nhiều điểm mới và sẽ tạo cú hích trong đầu tư, phát triển nông nghiệp. Cụ thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Về đối tượng vay vốn, để phù hợp với quy định của Bộ Luật dân sự 2015, Nghị định 116 sửa đổi Khoản 2 Điều 2 và bổ sung Khoản 3 vào Điều 2 Nghị định 55/2015/NĐ-CP: Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ vay vốn thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch vay vốn. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ vay vốn biết. Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ vay vốn không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ vay vốn do mình xác lập, thực hiện.

+Mức cho vay đối với hộ cá nhân, gia đình: Sửa đổi điểm a, điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 55 về quy định nâng mức cho vay không có tài sản tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ trường hợp nêu tại điểm c khoản 2 Điều này); Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn;”.

+Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ và cho vay mới đối với khách hàng, theo đó Nghị định 116 bổ sung Điều 12:Trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng theo khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này được tổ chức tín dụng đánh giá chưa có khả năng hoặc không có khả năng trả nợ vay cho tổ chức tín dụng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổng hợp, đánh giá cụ thể thiệt hại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính để được xem xét khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ bị thiệt hại; thời gian khoanh nợ tối đa là 02 (hai) năm.

Như vậy các chính sách pháp lý đã tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tham gia vay tại tổ chức tín dụng trên địa bàn xã. Đây là chính sách mang tính chất bản lề, xuyên suốt trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay đồng thời giúp cho quá trình quản lý hoạt động cho vay tại chi nhánh đạt hiệu quả, kiểm soát được khách hàng, lãi suất, rủi ro tín dụng, xử lý nợ xấu,….Tuy nhiên, mặc dù những năm gần đâu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng CNH-HĐH diễn ra mạnh mẽ song trên địa bàn huyện nhân dân canh tác nông nghiệp, hoạt động thuần nông vẫn còn chiếm tỷ trọng nhiều. Người dân ở những vùng nông thôn, kinh tế ít phát triển trên địa bàn huyện có nhận thức chung về pháp luật còn rất thấp và hạn chế vì vậy việc chấp hành các chính sách pháp luật nói chung và chính sách tín dụng nói riêng của TCTD trên đị bàn của người dân chưa thật sự tốt, từ đây đã ảnh hưởng đến hiệu quả kết nối cung cầu trên địa bàn xã Phú Đình

Một phần của tài liệu Giải pháp kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn xã phú đình huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)