Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.6. Kết quả khảo sát về công tác công tác kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng trong tái cơ cấu nông nghiệp xã Phú Đình
* Đặc điểm của các khoản vay
Trong thời gian qua, các hộ vay tại xã Phú Đình có đặc điểm về thời gian vay tín dụng ưu đãi như sau:
Bảng 3.8: Đặc điểm khoản vay theo thời gian tại xã Phú Đình
ĐVT: Người, %
Tiêu chí
Thôn Đồng Chùng
Thôn Quan Lang
Thôn
Phú Ninh 3 Chung Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%) 1. Kỳ hạn vay bình quân
Ngắn hạn 15 33,33 12 27,91 9 28,13 36 30,0
Trung hạn 24 53,33 21 48,84 18 56,24 63 52,5
Dài hạn 6 13,34 10 23,25 5 15,63 21 17,5
2. Phương thức vay
Tín chấp 17 37,78 19 44,18 14 43,75 50 36,17
Thế chấp 28 62,22 24 55,82 18 56,25 70 68,83
Tổng 45 100 43 100 32 100 120 100
(Nguồn: tác giả khảo sát và tính toán)
Các khoản vay tại xã Phú Đình chủ yếu là vay trung hạn, chiếm 52,5%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
(thôn Đồng Chùng chiếm 53,33%, thôn Quan Lang chiếm 48,84% và thôn Phú Ninh 3 chiếm 56,24%), nguyên nhân là do các hộ thực hiện vay vốn trong khoảng từ 12-60 tháng thực hiện chu kỳ sản xuất kinh tế hộ hoặc kinh tế hợp tác và có thời gian sắp xếp trả nợ. Các khoản vay ngắn hạn chiếm 30% (thôn Đồng Chùng chiếm 33,33%, thôn Quan Lang chiếm 27,91% và thôn Phú Ninh 3 chiếm 28,13%), các hộ vay thường nhằm giải quyết nhu cầu sản xuất mùa vụ, gối vốn. Các khoản vay dài hạn chiếm tỷ lệ thấp nhất là 17,5% (thôn Đồng Chùng chiếm 13,34%, thôn Quan Lang chiếm 23,25% và thôn Phú Ninh 3 chiếm 15,63%), tại địa bàn xã có một số hộ phát triển trang trại, gia trại nên nhu cầu vốn cho đầu tư tài sản cố định lớn và chu kỳ kinh doanh dài, mặc dù vậy các hộ tiên phong còn ít, nguyên nhân các phương án sản xuất kinh doanh còn mang tính chất từ cấp độ kinh tế hộ, vay vốn lớn do quy mô mở rộng.
* Mục đích sử dụng vốn vay
Các hộ vay tại xã Phú Đình có đặc điểm về mục đích sử dụng vốn vay tín dụng ưu đãi như sau:
Bảng 3.9: Đặc điểm khoản vay theo mục đích sử dụng tại xã Phú Đình
Tiêu chí
Thôn Đồng Chùng
Thôn Quan Lang
Thôn
Phú Ninh 3 Chung Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Phát triển trồng trọt 18 40,0 16 37,21 13 40,62 47 39,17
Phát triển chăn nuôi 13 28,89 13 30,23 8 25 34 28,33
Phát triển lâm nghiệp 5 11,11 6 13,95 7 21,88 18 15
Phát triển dịch vụ nông nghiệp 9 20,0 8 18,61 4 12,5 21 17,5
Mục đích khác 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng 45 100 43 100 32 100 120 100
(Nguồn: tác giả khảo sát và tính toán)
Mục đích sử dụng các khoản vay tại xã Phú Đình chủ yếu là vay phát triển lĩnh vực trồng trọt chiếm 39,17% (thôn Đồng Chùng chiếm 40%, thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Quan Lang chiếm 37,21% và thôn Phú Ninh 3 chiếm 40,62%), nguyên nhân là do địa hình cho phát triển lợi thế cây chè, cây ăn quả (bưởi, trám, cam,...), các hộ vay vốn phục vụ cho quá trình chăm sóc và chế biến cây trồng. Các khoản vay mục đích phát triển chăn nuôi chiếm 28,33% (thôn Đồng Chùng chiếm 28,89%, thôn Quan Lang chiếm 30,23% và thôn Phú Ninh 3 chiếm 25%), các hộ vay phục vụ cho chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê, lợn), gia cầm (gà, vịt), nuôi cá các loại. Các khoản vay phuc vụ cho phát triển dịch vụ nông nghiệp chiếm 17,5% (thôn Đồng Chùng chiếm 20%, thôn Quan Lang chiếm 18,61% và thôn Phú Ninh 3 chiếm 12,5%), dịch vụ tại xã như sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, cửa hàng kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp... Các khoản vay phát triển lâm nghiệp chiếm ít nhất là 15% (thôn Đồng Chùng chiếm 11,11%, thôn Quan Lang chiếm 13,95% và thôn Phú Ninh 3 chiếm 21,88%).
* Thông tin vay vốn
Để đảm bảo tiếp cận vốn vay thì thông tin có vai trò thúc đẩy nhu cầu người vay đối với tín dụng của các TCTD trong tái cơ cấu nông nghiệp của xã Phú Đình. Kết quả thông tin phản ánh qua bảng số liệu sau đây:
Qua bảng 3.10 cho thấy, việc tiếp cận thông tin vay vốn được người dân dành quan tâm lớn nhất qua chính quyền địa phương, đặc biệt kênh các tổ chức xã hội đoàn thể như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, tổ TK&VV tại địa bàn chiếm 54,17%; các tổ chức tín dụng (NHCSXH, NHNN&PTNT) chiếm 40,83%, qua người thân, bạn bè, cùng địa bàn chiếm 44,17%, kênh quảng cáo qua ti vi, báo đài chiếm 39,17% và tự tìm thông tin chiếm 13,33%. Các kênh thông tin trực tiếp của ngân hàng và, được thông tin chủ yếu qua tạp chí báo đài, chiếm 46,67%, qua người thân, bạn bè, cùng địa bàn chiếm 34,47%, tổ chức tín dụng phát tờ rơi, tuyên truyền qua Tổ TK&VV chiếm 29,17%, chính quyền địa phương chiếm 21,67%. Tín dụng phi chính thức cũng được người dân tìm kiếm khi cấp bách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
về nhu cầu vốn (bao gồm vay mượn của các hộ đối với người thân, bạn bè, tổ họ,…) chủ yếu là qua bản thân tự vay chiếm đến 77,5%.
Bảng 3.10: Tiếp cận thông tin vay vốn trong công tác kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng trong tái cơ cấu nông nghiệp xã Phú Đình
ĐVT: %
TT Tiêu thức
Ngân hàng và quỹ tín dụng nhân
dân
Tổ chức xã hội, đoàn
thể
Tín dụng phi chính thức (bạn bè, người
thân) 1 Chính quyền địa phương 21,67 54,17 24,17
2 Tô chức tín dụng 29,17 40,83 30
3 Người thân 34,17 44,17 21,67
4 Tivi, báo đài, tạp chí 46,67 39,17 14,17
5 Tự tìm thông tin 9,17 13,33 77,5
6 Khác 0 0 0
(Nguồn: Tác giả khảo sát)
Như vậy có thể thấy kênh tiếp cận vốn chủ yếu là qua các tổ chức xã hội đoàn thể tại xã có vai trò quan trọng trong quá trình kết nối vốn cho người dân địa bàn. Khi thực hiện phỏng vấn sâu cho thấy các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin về chính sách tín dụng của ngân hàng về lãi suất, kỳ hạn, lượng vốn vay, phương thức giải ngân, thu hồi vốn đối với cho vay trong tái cơ cấu nông nghiệp đối các hộ có nhu cầu vay vốn.
*Nguyên nhân người dân không muốn vay vốn
Lý do thuộc về phía chủ quan người dân khi không muốn vay vốn có khá nhiều, đó là rào cản bản thân khi họ không muốn vay vốn và đưa ra lý do để giảm thiểu sự tiếp cận nhu cầu vốn của bản thân, hộ gia đình.
Bảng 3.11: Nguyên nhân người dân không muốn vay tín dụng tại xã Phú Đình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tiêu chí
Thôn Đồng Chùng
Thôn Quan Lang
Thôn Phú Ninh
3 Chung
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1 - Không có nhu cầu 0 0 1 8,33 1 10 2 5,56
2 - Chưa từng vay vôn
ở ngân hàng 2 14,29 1 8,33 1 10 4 11,11
3 - Số tiền vay được quá ít
so với nhu câu 2 14,29 2 16,67 2 20 6 16,67
4 - Thời hạn vay quá ngắn 3 21,43 2 16,67 1 10 6 16,67
5 - Chi phí vay quá cao 2 14,29 1 8,33 0 0 3 8,33
6 - Thủ tục vay quá rườm rà 2 14,29 1 8,33 1 10 4 11,11
7 - Không thích thiếu nợ 1 7,14 2 16,67 1 10 4 11,11
8 - Phải chờ đợi lâu không
kịp thời vụ 1 7,14 1 8,33 1 10 3 8,33
9 - Không có khả năng trả nợ 1 7,14 1 8,33 2 20 4 11,11
10 - Khác 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng 14 100 12 100 10 100 36 100
(Nguồn: Tác giả khảo sát và tính toán)
Qua bảng 3.9, cho thấy lý do lớn nhất mà người dân không tiếp cận do vốn vay có thời gian cho vay của các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân ngắn chiếm 16,67% (thôn Đồng Chùng chiếm 21,43%, thôn Quan Lang chiếm 16,67%; thôn Phú Ninh 3 chiếm 20%), số tiền vay quá ít so với nhu cầu chiếm 16,67% (thôn Đồng Chùng chiếm 14,29%, thôn Quan Lang chiếm 16,67%; thôn Phú Ninh 3 chiếm 20%), hiện nay chính sách của nhà nước cho phép các TCTD cho hộ, nâng mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp cư trú ngoài khu vực nông thôn từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng; Cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồngđể kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, góp phần hạn chế việc người dân tìm đến nguồn vốn khác. ngành ngân hàng còn triển khai một số chương trình tín dụng đặc thù góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển một số mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như lúa gạo, thủy sản, cà phê: cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ; chính sách tín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
dụng hỗ trợ ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu phục vụ khai thác hải sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP; chính sách tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg,...Các lý do khác được thống kê nhưng nó góp phần làm giảm khả năng chủ động tiếp cận vốn của người dân.
* Lý do khi người dân muốn vay nhưng không được tiếp cận
Bảng 3.12: Nguyên nhân người dân muốn vay nhưng không được tiếp cận tại xã Phú Đình
Tiêu chí
Thôn Đồng Chùng
Thôn Quan Lang
Thôn Phú
Ninh 3 Chung Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%) 1 - Không có tài sản
thế chấp 2 20 2 16,67 2 20 6
18,75 2 - Không được bảo
lãnh 1 10 1 8,33 1 10 3
9,38 3 - Không biết vay ở
đâu 2 20 3 25 1 10 6
18,75 4 - Không quen cán
bộ tín dụng 1 10 1 8,33 1 10 3
9,38 5 - Không lập được
kế hoạch xin vay được chấp nhận
1 10 1 8,33 1 10 3
9,38 6 - Không biết thủ tục
xin vay 2 20 1 8,33 1 10 4
12,5 7 - Không được vay
mà không rõ lí do 0 0 1 8,33 1 10 2
6,25 8 - Có khoản vay quá
hạn 1 10 1 8,33 1 10 3
9,38
9 - Khác 0 0 1 8,33 1 10 2 6,25
Tổng 10 100 12 100 10 100 32 100
(Nguồn: Tác giả khảo sát và tính toán)
Kết quả khảo sát cho thấy người dân khi có nhu cầu vay vốn nhưng không vay được vì không có tài sản thế chấp chiếm 18,75% (thôn Đồng Chùng chiếm 20%, thôn Quan Lang chiếm 16,67%; thôn Phú Ninh 3 chiếm 20%), không biết vay ở đâu, lý do này chiếm 18,75% (thôn Đồng Chùng chiếm 20%, thôn Quan Lang chiếm 25%; thôn Phú Ninh 3 chiếm 10%) người dân không va chạm các thông tin, bên cạnh đó là các hộ thực sự ở quá sâu, khả năng tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
cận thông tin hạn chế, đường xá, giao thông khó khăn, làm cho cán bộ tín dụng tuyên truyền gặp nhiều vướng mắc, người dân không quen cán bộ tín dụng chiếm 9,38% (thôn Đồng Chùng chiếm 10%, thôn Quan Lang chiếm 8,33%; thôn Phú Ninh 3 chiếm 10%), nguyên nhân là do người dân chưa chủ động tìm gặp các tổ chức chính trị tại địa phương để tìm hiểu, hỏi han, được tư vấn hướng dẫn, các lý do còn lại cho thấy người dân thường thiếu chủ động trong quá trình tiếp cận vốn. Khi thực hiện phỏng vấn sâu các tổ chức tín dụng cho biết các hộ ít có tài sản thế chấp có giá trị thực hiện vay vốn, rủi ro mà TCTD có thể lường trước được xác định và các thách thức mà ngân hàng gặp phải không nhỏ.