Hoàn thiện công tác tổ chức cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn xã phú đình huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 102 - 105)

Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Các giải pháp nhằm kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng trong tái cơ cấu nông nghiệp xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

3.5.2. Hoàn thiện công tác tổ chức cho vay

- Nâng cao chất lượng của việc bình xét chính xác hộ vay vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, đồng thời bảo toàn được nguồn vốn Nhà nước; việc bình xét vay vốn phải thực hiện dân chủ, công khai, đúng đối tượng nhất thiết phải có trưởng thôn và cán bộ các tổ chức chính trị xã hội tham dự để giám sát và chứng kiến.

- Để khách hàng có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn, cán bộ tín dụng cần phải tăng cường hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục vay vốn. Nâng cao chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch lưu động tại xã, phường, chất lượng hoạt động ủy thác và chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV. Đảm bảo 100% giao dịch (giải ngân, thu nợ, thu lãi) được thực hiện tại các điểm giao dịch. Củng cố và duy trì cuộc họp giao ban theo định kỳ với các tổ chức chính trị - xã hội. Ngoài ra chi nhánh nên thường xuyên phát động các phong trào thi đua: xã, phường, cán bộ tín dụng không có nợ quá hạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Để tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả, ngân hàng cần có cách thức giải ngân linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và dự án sản xuất của khách hàng. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ bằng cách thức phù hợp với khả năng thu hồi vốn của họ, tránh trường hợp cứng nhắc trong quy trình thu nợ, gây khó khăn cho khách hàng.

3.5.2.2. Đảm bảo quy trình cho vay

- Đơn giản hồ sơ thủ tục vay vốn:rút ngắn quy trình, thủ tục đơn giản, tránh rườm rà vì đối tượng phục vụ chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách, công khai các loại hồ sơ, thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch để hộ nghèo và các đối tượng chính sách biết và thực hiện đúng, tránh việc hộ nghèo phải đi lại nhiều lần và nộp các khoản phí, lệ phí sai quy định; giải ngân kịp thời đến tận hộ vay nhưng vẩn đảm bảo đúng quy trình thủ tục, đảm bảo an toàn vốn.

- Cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn thường xuyên phối hợp với tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác để kiểm tra, rà soát hoạt động của Tổ, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong hoạt động của Tổ, kịp thời củng cố, kiện toàn các tổ yếu kém, gắn trách nhiệm cán bộ theo dõi địa bàn với chất lượng hoạt động của Tổ tại địa bàn được phân công theo dõi. Xây dựng kế hoạch kiểm tra kiểm soát nội bộ, phối hợp với các tổ chức Hội đoàn thể kiểm tra 100% tổ TK&VV; đôn đốc các tổ TK&VV kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả lãi hàng tháng, trả nợ gốc khi đến hạn, kể cả thu nợ theo phân kỳ;

thực hiện việc xử lý nợ rủi ro kịp thời. Việc theo dõi, quản lý nợ, ghi chép và lưu giữ hồ sơ sổ sách của ban quản lý tổ phải đúng theo hướng dẫn của NHCSXH. Ban quản lý tổ cũng cần tăng cường theo dõi, quản lý chặt địa bàn để biết rõ hoàn cảnh của từng đối tượng chính sách , từng hộ vay. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã về tình hình dư nợ trên địa bàn.

3.5.2.3. Kiểm soát đối tượng sử dụng vốn

- Xây dựng chương trình kiểm tra và lập kế hoạch, đề cương thực hiện chương kiểm tra và phân công các thành viên Ban đại diện HĐQT tổ chức kiểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tra, giám sát và hoàn thành đúng kế hoạch đã đề ra.

- Kiểm tra các tổ chức hội về thực hiện 06 khâu nhận ủy thác, Mỗi tháng 1 thành viên kiểm tra tối thiểu 01 xã.

- Kiểm tra ban quản lý tổ trong việc thực hiện triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người dân; bình xét cho vay, ghi chép sổ sách, thực hiện việc thu lãi và đôn đốc thu nợ gốc của hộ vay, kiểm tra sử dụng vốn vay của hộ vay.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát của Tổ chức chính trị - xã hội: Hội, đoàn thể nhận ủy thác các cấp cần chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức hội cấp xã thực hiện tốt các công đoạn được NHCSXH, chỉ đạo Hội cấp xã giám sát chặt chẽ các Tổ TK&VV do Hội mình quản lý để đảm bảo việc đôn đốc trả nợ gốc và thu lãi tiền vay, thu tiết kiệm được thực hiện một cách hiệu quả.

- Tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra chuyên đề có sự tham gia của liên ngành, của uỷ viên Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị địa phương nhằm đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế một cách khách quan, trung thực từ đó có biện pháp khắc phục xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh. Đồng thời qua thực tế kiểm tra, rà soát các chủ trương, chính sách, quy trình, thủ tục nếu xét thấy không còn phù hợp thì trình Chính phủ, Bộ ngành trung ương xem xét chỉnh sửa, bổ sung để triển khai thực hiện đảm bảo phát huy hiệu quả, đúng chính sách, chế độ quy định.

- Công tác kiểm tra, giám sát cũng phải thể hiện sự chủ động, chứ không phụ thuộc vào đề xuất của các cấp dưới. Cơ chế kiểm tra có thể thực hiện định kỳ hoặc bất thường, thể hiện tính linh hoạt, và nghiêm khắc trong hoạt động kiểm tra.

- Định kỳ hoặc đột xuất, lãnh đạo NHCSXH tỉnh, huyện tham mưu cho các thành viên trong Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát hoạt động Ban đại diện cấp dưới, của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

NHCSXH, của Ban giảm nghèo, của Hội đoàn thể nhận ủy thác, của trưởng thôn và của tổ tiết kiệm và vay vốn, của người vay trong việc chấp hành chính sách tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay.

- Cần đề ra định mức kiểm tra, giám sát hàng năm đối với hoạt động của các khâu trong quản lý tín dụng, chia thành hai mảng là huy động và cho vay, với việc giám sát đồng thời hai công tác này.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cá nhân và các tổ chức, đoàn thể mà các cá nhân đại diện trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng. Cơ chế phối hợp phải dựa trên tinh thần hợp tác, công khai, minh bạch mọi thông tin liên quan đến đánh giá thực hiện hoạt động tín dụng, cũng như thông tin về kết quả đánh giá của các thành viên trong ban giám sát.

- Kết thúc cuộc kiểm tra lập biên bản kiểm tra, nêu những tồn tại, hạn chế, sai sót, sai phạm (nếu có); nêu những kiến nghị đồng thời tham mưu cho Giám đốc có văn bản kết luận, chỉ đạo khắc phục, chỉnh sửa.

Một phần của tài liệu Giải pháp kết nối cung cầu tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn xã phú đình huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)