1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1.1. Các nghiên cứu đất tại Việt Nam
Đất đai là nguồn tài nguyên, là hướng mở rộng cho phát triển nông lâm nghiệp của đất nước, cho nên chúng ta cần nắm chắc được quỹ đất đai của các vùng. Trên cơ sở đó định hướng quy hoạch sử dụng cho có hiệu quả và lâu bền (Nguyễn Thế Đặng và cộng sự, 2003).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Có thể nói cả ba thời kỳ nghiên cứu phân loại đất trên thế giới đều có ảnh hưởng đến Việt Nam, tuy có ảnh hưởng chậm hơn. Ông cha ta từ xa xưa đã biết phân loại đất sử dụng, cải tạo, quản lý và nhất là công tác thuế nông nghiệp. Triều Nguyễn đã có những nghiên cứu khá sâu sắc về đất, trong đó phân loại đất khá rõ ràng.
Thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở nước ta đã có những cuộc điều tra nghiên cứu đất. Những thành tựu đó có sự đóng góp của nhiều nhà khoa học Việt Nam như:
Phạm Gia Tu, Hồ Đắc Vị… của các nhà khoa học nước ngoài như: Lâm Văn Vãng (Trung Quốc), E.M Castagnol, Y.Henry (Pháp)…
Thời kỳ 1965 - 1975 đây là thời kỳ phát triển đầy gian khổ nhưng khoa học đất lại được phát triển mạnh mẽ nhất là lĩnh vực nghiên cứu phân loại và xây dựng bản đồ.
Ở miền Bắc năm 1959 sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam theo phân loại phát sinh ra đời (V.M.Friland, Vũ Ngọc Tuyên, Tôn Thất Thiên, Đỗ Anh,…). Tiếp đó là giai đoạn nghiên cứu hoàn chỉnh hệ thống phân loại và xây dựng bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn cho các tỉnh, các huyện và nghiên cứu khác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000 cũng được xây dựng.
Ở miền Nam, năm 1959 cũng đã tiến hành nghiên cứu phân loại đất và sơ đồ đất miền Nam theo phân loại của Soil Taxonomy do F.R.Moorman chủ trì ra đời năm 1960.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu phân loại bản đồ lớn cũng đã được tiến hành ở một số vùng để khai thác sử dụng.
Thời kỳ sau năm 1975 đến nay: Sau khi nước nhà thống nhất, công tác điều tra phân loại xây dựng bản đồ tập trung phục vụ quy hoạch phát triển chung và khai thác vùng đất mới. Năm 1976, bản đồ đất Việt Nam thực hiện do ban biên tập bản đồ đất Việt Nam. Năm 1978, hệ thống toàn bộ phía Nam ở cấp huyện (tỷ lệ 1/25.000), cấp tỉnh (1/100.000) và cấp vùng (1/250.000) được viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thực hiện từ năm 1976 - 1978. Năm 1996, Hội khoa học đất Việt Nam đã biên soạn tài liệu Phân loại đất Việt Nam theo phương pháp định lượng FAO Đặng Văn Minh và Phan Thị Thanh Huyền, 2006).
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong đánh giá thích hợp đất đai tại Việt Nam
Việt Nam, công nghệ GIS mới được biết đến vào đầu thập niên 90 cuối thế kỷ XX. Từ đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, dự án về GIS với nhiều quy mô trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Riêng trong lĩnh vực đánh giá thích hợp hầu hết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn các nghiên cứu đều ứng dụng GIS, chủ yếu tập trung nghiên cứu các tiện ích sẵn có của GIS.
Phương pháp đánh giá đất đai được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu tại các viện, các trường Đại học là mặt hạn chế lớn nhất của ứng dụng theo FAO ở nước ta.
Trong khi đó, việc sử dụng GIS trong đánh giá thích hợp đất đai ở Việt Nam còn chưa phổ biến và đi vào thực tiễn. Một số nghiên cứu ứng dụng GIS đã được thực hiện tại Lào Cai và các tỉnh:
Thực hiện đánh giá và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu trên địa bàn huyện có 08 loại sử dụng đất, có 06 loại sử dụng đất có triển vọng, được đề xuất để phát triển trong tương lai và định hướng giải pháp sử dụng đất nông nghiệp huyện Tuyên Hóa với diện tích các loại sử dụng đất được đề xuất khác nhau (Đặng Văn Minh, Phan Thị Thanh Huyền, 2006).
Việc đánh giá thích hợp đất đai cho một số loại sử dụng đất trồng cây ngắn ngày ở miền Trung Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành tại xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã xác định được 11 đơn vị bản đồ đất đai trong đó có 01 đơn vị bản đồ đất đai mức thích hợp S2 đối với lúa; có 05 đơn vị bản đồ đất đai mức thích hợp S2 đối với lạc và 04 đơn vị bản đồ đất đai mức thích hợp S2 đối với rau (dẫn theo Lê Thanh Nguyệt, 2014).
Việc đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Kết quả đã được xây dựng bản đồ đơn vị đất đai với 27 đơn vị đất đai thể hiện 06 loại đất chính, đó là đất phù sa ngòi suối; đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất; đất vàng nhạt trên đá cát; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước; đất thung lũng dốc tụ và đất mùn vàng nhạt trên đá cát (dẫn theo Lê Thanh Nguyệt, 2014).
Đánh giá thích hợp đất đai nhằm sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cho kết quả sau: Tỷ lệ diện tích đất thích hợp ở mức S1của các loại sử dụng đất phổ biến: 02 lúa, lúa đặc sản, 02 lúa 01 màu, 01 lúa 02 màu, chuyên màu, 01 lúa 01 thủy sản nước ngọt, 01 lúa 01 thủy sản nước lợ, chuyên thủy sản nước ngọt, chuyên thủy sản nước lợ và chuyên thủy sản nước mặn so với tổng diện tích đánh giá, tương ứng đạt 45,35%, 47,75%, 39,34%, 15,77%, 5,01%, 47,85%, 37,10%, 52,77%, 35,09% và 4,72% (dẫn theo Nguyễn Thị Lý, 2016).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Kiều Quốc Lập (2012) “Ứng dụng GIS trong đánh giá mức độ thích hợp sinh thái của cây thảo quả với các điều kiện khí hậu tỉnh Lào Cai”, Tạp chí Khoa học công nghệ - ĐHTN.
- Vũ Thị Huyền Trang (2010) “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 tại xã Quang Kim - Huyện Bát Xát - Tỉnh Lào Cai”, đề tài khoa học trường Đại học Lâm Nghiệp.