1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Docuchaev định nghĩa: Đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tô là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất được xem như một thể sống, nó luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển (Nguyễn Thế Đặng và cộng sự, 2008).
Từ năm 1988 đến nay, Liên hợp Quốc cũng như hội khoa học đất thế giới đã liên tục nghiên cứu bổ sung cho hệ thống phân loại của FAO - UNESCO. Đáng chú ý nhất là có hai tài liệu: Cơ sở tham chiếu tài nguyên thế giới (WRB) cung cấp chiều sâu khoa học và cơ sở khóa giải sửa đổi năm 1988. Vì thế phương pháp FAO - UNESCO hiện nay gọi là phân loại FAO - UNESCO - WRB (Nguyễn Thị Lý, 2016).
1.2.2.2. Các nghiên cứu đánh giá thích hợp đất đai trên thế giới
*Đánh giá thích hợp đất đai ở Mỹ
Ở Mỹ, có hai phương pháp phân hạng thí`ch hợp đất đai:
- Phương pháp tổng hợp: Phân chia lãnh thổ tự nhiên và đánh giá qua năng suất cây trồng 10 năm.
- Phương pháp yếu tố: độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ thẩm thấu, chất lẫn vào, lượng độc tố, muối, địa hình, mức độ xói mòn và khí hậu. Phương pháp này không chỉ dựa trên năng suất mà còn thống kê các chi phí và thu nhập (Nguyễn Ngọc Nông, 2011).
*Đánh giá thích hợp đất đai ở Anh
Phương pháp phân hạng thích hợp phổ biến Dựa hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên:
- Yếu tố con người không thể thay thế được: khí hậu, vị trí, địa hình, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Yếu tố mà con người có thể cải tạo nhưng cần phải đầu tư cao: tưới tiêu, thau chua rửa mặn…
- Yếu tố mà con người có thể cái tạo được bằng các biện pháp canh tác thông thường: điều hòa dinh dưỡng trong đất, cải thiện độ chua …
- Dựa vào năng suất và mức độ thích hợp.
Bên cạnh đó nhiều phương pháp đánh giá đất đai của nhiều nước khác như: Liên Xô, Canada, Balan,… đa số dựa trên yếu tố thổ nhưỡng để phân cấp đất đai cho mục tiêu sử dụng đất (Nguyễn Kim Lợi và Lê Tiến Dũng, 2010).
* Đánh giá đất đai ở Canada
Phạm Anh Tuấn (2014) cho biết: Ở Canada việc đánh giá đất dựa vào các tính chất và năng suất ngũ cốc nhiều năm (Lấy lúa mì làm tiêu chuẩn) và nếu có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi lúa mì. Trong đánh giá đất các chỉ tiêu thường được chú ý: thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ xâm nhập mặn vào đất, xói mòn, đá lẫn... Chất lượng đất đai đánh giá bằng thang điểm 100 theo tiêu chuẩn trồng lúa mì. Trên cơ sở đánh giá phân chia khả năng sử dụng đất theo 07 nhóm: Trong đó nhóm cấp I thuận lợi nhất cho sử dụng đất (ít hoặc hầu như không có yếu tố hạn chế), tới nhóm cấp VII gồm những loại đất không thể SXNN được (có nhiều yếu tố hạn chế) (Nguyễn Thị Lý, 2016).
1.2.2.3. Tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong đánh giá thích hợp đất đai Trên thế giới
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 1960 và đến nay đã phát triển hoàn chỉnh khả năng thu nhận, lưu trữ, truy cập, xử lý và cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ quá trình thành lập quyết định trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực đánh giá đất đai phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, cụ thể như sau:
- GIS đã được ứng dụng khá rộng rãi trong đánh giá đất đai ở trong các trường đại học cũng như trong các cơ quan nghiên cứu tài nguyên đất đai tại Mỹ, đặc biệt ở trường đại học Cornel.
- Hệ thống Thông tin Tài nguyên Úc Châu (ARIS); Hệ thống sử dụng đất đai tổng hợp ILUS tại Singapore; Hệ thống khảo sát đất đai (CALS) tại Malaysia được thành lập để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các bang; Hệ thống thông tin tài nguyên đất đai của các quốc gia Địa Trung Hải và Scotland.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Ở Hà Lan, trong dự án đánh giá thích hợp đất đai cho cây khoai tây (Van Lanen, 1992), đã ứng dụng GIS cùng với phương pháp đánh giá đất đai kết hợp giữa chất lượng và định lượng (Nguyễn Hoài Nam, 2017).
- Tại Tanzania - Châu Phi, Boje (1998) đã ứng dụng GIS để đánh giá thích hợp đất đai cho 9 loại cây lương thực cho vùng đất trũng ở phía đông bắc Tanzania (Nguyễn Hoài Nam, 2017).
- Ở Anh đã ứng dụng GIS và phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh giá đất đai cho khoai tây ở lưu vực Stour - Kent.
- Tại Thái Lan, Đại học Yakohama - Nhật Bản và Viện kỹ thuật Á châu đã ứng dụng GIS và phương pháp đánh giá khả năng thích hợp đất đai cho 4 loại hình sử dụng đất: bắp, mỳ, cây ăn quả và đồng cỏ.
- Tại Philippines, nhiều nghiên cứu về ứng dụng GIS để đánh giá tiềm năng thích hợp đất đai cũng đã được thực hiện.
- Tại Ethiopia, các chuyên gia đã đánh giá thích hợp đất đai cho 2 loại cây lúa mì và ngô dựa trên 5 nhân tố bao gồm độ dốc, độ ẩm đất, kết cấu đất, tầng dày đất, loại đất và loại hình sử dụng đất hiện tại. Phương pháp được dùng để tính trọng số và chuẩn hóa các nhân tố và so sánh cặp của AHP kết hợp trọng số tuyến tính. Bản đồ thích hợp trong GIS được phân theo 5 lớp thích hợp của FAO. Kết quả của nghiên cứu thể hiện tiềm năng phát triển của cây trồng nông nghiệp tại Legambo Woreda, Ethiopia.
- GIS cũng được ứng dụng rất hiệu quả trong nghiên cứu tài nguyên đất đai của nhiều quốc gia: Nepal (Madan P.Pariyar và Gajendra Singh, 1994), Jordan (Madan P.Pariyar và Gajendra Singh, 1994), Tây Ban Nha (Navas A và Machin J., 1997), Philippines (Badibas, 1998) (Lê Thanh Nguyệt, 2014).
Ngoài ra, còn có các nghiên cứu tích hợp GIS với Viễn thám, GPS và mạng Nơron nhân tạo (Artifical Neural Network - ANN) trong đánh gái đất đai theo phương pháp đánh giá đất đai của FAO. ALES cũng được ứng dụng trong các nghiên cứu về tài nguyên đất ở nhiều quốc gia: Đánh giá thích hợp đất đai cho vùng trồng lúa mì ở vùng Lorrain - Pháp (1993) và Uruguay (1999), đánh giá thích hợp tự nhiên các loại cây trồng nhiệt đới ở các vùng bán khô hạn thuộc lưu vực các sông trên toàn lãnh thổ Colombia (1992), đánh giá đất đai vùng miền Trung của Ethiopia (1995); đánh giá đất đai trong dự án của FAO triển khai ở Costa Rica, Mozambique, Swaziland, Ecuador (Lê Thanh Nguyệt, 2014).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 2