Xây dựng các bản đồ đơn tính

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp cho huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 48 - 58)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Xây dựng các bản đồ đơn vị đất đai (LMU)

3.3.1. Xây dựng các bản đồ đơn tính

3.3.1.1. Bản đồ thổ nhưỡng

Có thể thấy, đất đai chính là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Lúa. Trong đất, thành phần cơ giới, tính chất lý hoá và hàm lượng các nguyên tố vi lượng cũng đều có những ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cây Lúa. Dựa vào dữ liệu thu thập được từ bản đồ thổ nhưỡng năm 2005 do viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp xây dựng và số liệu báo cáo. Tiến hành cắt bản đồ theo ranh giới khu vực nghiên cứu và thống kê lại 4 nhóm đất với 8 đơn vị phân loại (Báo cáo đất tỉnh Lào Cai, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp):

- Nhóm đất thung lung do sản phẩm dốc tụ (D): có diện thích 1,331.77 ha chiếm 1.27% tổng diện tích khu vực nghiên cứu. Đất được hình thành ở các thung lũng, xung quanh là đổi núi cao khép kín, địa hình khó thoát nước, hàng năm được bổi tụ các sản phẩm từ các sườn đổi núi cao xung quanh đưa xuống. Do địa hình thung lũng nên đặc điểm của loại đất này phụ thuộc nhiều vào tính chất đất đai của các vùng đổi núi xung quanh thung lũng như thành phần cơ giới, độ chua, mức độ lẫn đá và sỏi sạn. Trên loại đất này ở những nơi thuận lợi nguổn nước nên bố trí trổng lúa, còn những nơi chỉ nhờ nước trời thì nên bố trí trổng màu (Viện Quy hoạch và thiết kế Nông Nghiệp, 2005)[31].

- Nhóm đất phù sa:

Trên khu vực nghiên cứu chỉ xuất hiện đất phù sa ngòi suối (Py): Có diện tích 631,37 ha chiếm 0.60% tổng diện tích địa bàn nghiên cứu. Đất thường có địa hình không bằng phẳng do tốc đô dòng chảy lớn, sản phẩm phù sa thô hơn vùng hạ lưu nên đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thường có thành phần cơ giới nhẹ lẫn nhiều sỏi sạn và các sản phẩm hữu cơ khác. Đất phù sa ngòi suối có phản ứng chua, pHKC 4,73-4,95. Hàm lượng mùn và đạm tổng số các tầng trung bình thấp (0,88-1,35% và 0,07-0,13%). Hàm lượng lân tổng số khá 0,12- 0,17%. Kali tổng số các tầng đều ở mức trung bình (1,08-1,26%), lân và kali dễ tiêu ở các tầng đều trung bình. Tổng lượng cation kiềm trao đổi trung bình khá (8.649,64 meq/100g đất). Dung tích hấp thu đạt 11,80-12,72meq/100g đất. Hàm lượng sắt di đông ở mức trung bình (96,32-137,7mg/100g đất), nhôm di động rất thấp (< 1mg/100g đất).

Về thành phần cơ giới: tỷ lệ cấp hạt cát các tầng từ trên xuống đạt 22,9-34,54%, tỷ lệ cấp hạt sét 22,87-25,62% còn lại là cấp hạt limon.

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): có diện tích 30.280,24 ha chiếm 28.87%

tổng diện tích khu vực nghiên cứu. Đất được hình thành trên đá phiến sét, địa hình dốc, có thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét, có màu đỏ vàng chủ đạo.

Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Có diện tích 512,39ha chiếm 0.49% tổng diện tích khu vực nghiên cứu, loại đất này hình thành trên nền mẫu chất phù sa cổ. Vì vậy ở các lớp đất dưới sâu thường xuất hiên nhiều lớp cuội sỏi tròn nhẵn kích thước khá lớn.

Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lê cấp hạt cát 67,01-71,19% cấp hạt sét 14,93 - 15, 24% phản ứng của đất chua, pHKCL 4,79-5,08, tổng lượng cation kiểm trao đổi trung bình 6,4-7,2meq/100g đất, dung tích hấp thu CEC đạt 9,16-9,85meq/100g đất, độ bão hòa bazơ thấp. Sắt di động tầng mặt cao, các tầng dưới trung bình, nhôm ở các tầng đều rất thấp.

Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt nghèo (20,92% và 0,08%), các tầng dưới nghèo và rất nghèo. Hàm lượng lân tổng số trung bình thấp (0,05-0,06%), kali tổng số các tầng nghèo (0,34 - 0,51%), lân dễ tiêu trung bình (6,2-8,2mg/100g đất), kali dễ tiêu nghèo (<10mg/100g đất).

Loại đất này thích hợp với các loại cây trổng cạn như rau màu, cây công nghiêp ngắn ngày và các loại cây lâu năm như: chè, cây ăn quả.

Cụ thể từng loại được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.2. Bảng phân loại đất khu vực nghiên cứu thuộc huyện Bát Xát T

T Chi tiết

hiệu

Diện tích (Ha)

cấu (%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 Pbe 1. Đất phù sa được bồi trung tính ít

chua So1 74,36 0,07

2 Pe 2. Đất phù sa không được bồi trung

tính ít chua So2 33,92 0,03

3 Py 3. Đất phù sa ngòi suối So3 631,37 0,60

4 Fa 4. Đất vàng đỏ trên đá macma axit So4 10.259,31 9,78 5 Fp 5. Đất nâu vàng trên phù sa cổ So5 512,39 0,49 6 Fs 6. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất So6 30.280,24 28,87 7 FL 7. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa

nước So7 978,07 0,93

8 Ha 8. Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit So8 29.653,29 28,27 9 Hs 9. Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến

chất So9 9.437,87 9,00

10 Ao 10. Đất mùn vàng nhạt Potzon hóa So10 19.455,66 18,55 11 At 11. Đất mùn thô thân bùn núi cao So11 234,54 0,22 12 D Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc

tụ So12 1.331,77 1,27

13 Song Sông So13 719,00 0,69

14 Nui

da Núi đá So14 1.278,58 1,22

Tổng 104.880,3

7 100 (Thống kê từ bản đồ đất huyện Bát Xát, viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp 2005)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hình 3. 3: Bản đồ loại đất (Soil map) khu vực nghiên cứu thuộc huyện Bát Xát 3.3.1.2. Xây dựng bản đồ thành phần cơ giới

Thành phần cơ giới đất có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt thành phần cơ giới của lớp đất mặt ảnh hướng trực tiếp đến việc làm đất, sự phát triến của hệ rễ cây trồng cũng như sinh vật đất. Kết quả thống kê xác định diện tích thành phần cơ giới tại khu vực nghiên cứu, đồng thời phân làm 3 cấp cơ bản thành phần cơ giới: Thịt trung bình (Co1), thịt nhẹ (Co2), cát pha (Co3). Ngoài ra núi đá và song không có khả năng trồng trọt được kí hiệu là (Co4). Dưới đây là bảng thể hiện diệc tích và cơ cấu theo 3 cấp thành phần cơ giới tại khu vực nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.3. Bảng phân cấp thành phần cơ giới khu vực nghiên cứu

STT Mã Thành phần cơ

giới Ký hiệu Diện tích

(ha) Cơ cấu (%)

1 d Thịt trung bình Co1 41.233,60 39,31

2 c Thịt nhẹ Co2 61.309,20 58,46

3 b Cát pha Co3 339,90 0,32

4 - Núi đá + song Co4 1.997,58 1,90

Tổng 104.880,28 100

(Thống kê từ bản đồ thành phần cơ giới huyện Bát Xát, viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp 2005) Được thể hiện trực quan bằng bản đồ dưới: thành phần cơ giới thịt trung bình (Co1) có màu xanh lá cây với diện tích 4.1.233,60 ha chiếm 39,31 %; thành phần cơ giới thịt nhẹ có màu hồng nằm tập trung ở ven sườn, có diện tích lớn nhất chiếm 61.309,20 ha chiếm 58,46%; thành phần cơ giới cát pha có màu xanh nước biển chiểm 339,90 ha chiếm 0,32%; thành phần cơ giới núi đá và song có màu tím chiếm 1.997,58 ha chiếm 1,90 %.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hình 3.4. Bản đồ thành phần cơ giới khu vực nghiên cứu

3.3.1.3. Xây dựng bản đồ độ dày tầng đất

Trong khu vực nghiên cứu độ dày tầng đất chia ra làm 5 cấp khác nhau: trên 100cm, 70 - 100 cm, 50 - 70 cm, 30 - 50 cm và trên 50cm. Phần lớn diện tích trên khu vực nghiên cứu có độ sâu tầng đất trên 100 cm và từ 70 - 100 cm lần lượt có diện tích là 48.693,6 ha và 48.990,6 ha chiếm lần lượt là 46,43% và 46,71% được ký hiệu là De1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn và De2. Diện tích đất có độ sâu tầng đất từ 50 - 70cm là 2.802,3 ha chiếm 2,67% được ký hiệu De3; đất có độ sâu tầng đất 30 - 50 cm có diện tích 2.396,3 ha chiếm 2.28%

được ký hiệu De4; còn lại 1,90% diện tích đất là núi đá và song được kí hiệu De5. Số liệu cụ thể được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.4. Phân cấp độ dày tầng canh tác khu vực nghiên cứu

STT Độ dày tầng đất Ký hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Trên 100 cm De1 48.693,60 46,43

2 Từ 70 - 100 cm De2 48.990,60 46,71

3 Từ 50 - 70 cm De3 2.802,31 2,67

4 Từ 30 - 50 cm De4 2.396,32 2,28

5 Núi đá + Sông De5 1.997,58 1,90

Tổng 104.880,41 100%

(Thống kê từ bản đồ độ dày tầng đất huyện Bát Xát, viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp 2005)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hình 3. 5. Bản đồ độ dầy tầng canh tác khu vực nghiên cứu

3.3.1.4. Bản đồ địa hình

Xây dựng bản đồ độ dốc căn cứ vào bản đồ địa hình và dữ liệu DEM thuộc khu vực nghiên cứu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.5. Bảng phân cấp độ dốc khu vực nghiên cứu

STT Độ dốc

hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 II 3-8 độ Sl1 126,13 0,12

2 III 8-15 độ Sl2 1.764,07 1,68

3 IV 15-20 độ Sl3 5.597,01 5,34

4 V 20-25 độ Sl4 12.974,40 12,37

5 VI 25-30 độ Sl5 35.914,10 34,24

6 VII 30-35 độ Sl6 40.679,70 38,79

7 VIII trên 35 độ Sl7 5.827,49 5,56

8 - Núi đá + sông Sl8 1.997,58 1,90

Tổng 104.880,48 100%

(Thống kê từ bản đồ địa hình huyện Bát Xát, viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp 2005)

Hình 3. 6. Bản đồ độc dốc khu vực nghiên cứu thuộc huyện Bát Xát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.3.1.5. Bản đồ chế độ tưới

Dựa vào điều kiện tưới tiêu của địa phương và hệ thống hồ đập kênh mương thuỷ lợi.

Xác định khả năng tưới bằng khoảng cách với nguồn nước, phân loại ra làm 4 mức độ về khả năng cung cấp nước cho trông lúa. Trên diện tích khu vực nghiên cứu, xác định được 5.597,01 ha (5,34%) trên tổng diện tích có khả năng tưới chủ động được ký hiệu là (Ir1); khả năng tưới bán chủ động ký hiệu là (Ir2) có 50.778,60 ha chiếm 48,42 %; khả năng tưới không chủ động ký hiệu là (Ir3) có 46.507,10 ha chiếm 44,34 %; Còn lại khả năng cung cấp nước kém nhất là núi đá ký hiệu là (Ir4) có 1.997,58 ha chiếm 1,90 %. Kết quả được thể hiện chi tiết trong bảng sau:

Bảng 3.6. Bảng tiêu chuẩn phân loại khả năng tưới cho khu vực nghiên cứu STT Khả năng tưới Ký hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Chủ động (CĐ) Ir1 5.597,01 5,34

2 Bán CĐ Ir2 50.778,60 48,42

3 Không CĐ Ir3 46.507,10 44,34

5 Núi đá (Không xét) Ir4 1.997,58 1,90

Tổng 104.880,29 100

(Thống kê từ bản đồ chế độ tưới huyện Bát Xát, viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp 2005)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hình 3.7. Bản đồ Khả năng tưới của khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích hợp đất sản xuất nông nghiệp cho huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)