Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Định hướng phát triển cây lúa trong tương lai theo đánh giá thích hợp tự nhiên đất đai
3.5.1. Phân vùng thích hợp tự nhiên sau khi nâng cấp thích hợp hiện tại
Sau khi tính toán được kết quả đánh giá về mặt thích hợp hiện tại, các cấp thích hợp sẽ được nâng cấp bằng cách xem kết quả đánh giá thích hợp của các kiểu sử dụng ứng với mỗi đơn vị đất đai về mặt tự nhiên, nếu là phân cấp thích hợp trung bình, thích hợp kém và không thích hợp thì ta có thể nâng cấp thích hợp cao hơn nếu có thể. Tùy vào kiểu sử dụng đất và hạn chế của đơn vị đất đai đó ta có thể nâng cấp khác nhau:
- Với khả năng cấp nước thì ta có thể nâng cấp cao hơn trong điều kiện phải chủ động nước vào mùa khô, tiêu nước phù hợp vào mùa nước, hệ thông thủy lợi điều hòa nước thích hợp từng mùa.
- Với thành phần cơ giới ta có thể nâng cấp cao hơn bằng cách bón phân chuồng, bón vôi, cày bừa, làm đất để có được thành phần cơ giới phù hợp hơn với cây lúa.
- Địa hình là yêu tố khó có thể cải tạo nhanh chóng được, chỉ cải thiện với từng diện tích nhỏ có độ dốc < 3 độ mới đem lại hiệu quả. Đối với nhưng địa hình cao và có độ dốc lớn hơn thì không nên cải thiện vì chi phí cho việc cải tạo nâng cấp tốn kém.
- Loại đất là yếu tố khó có thể cải thiện trọng thời gian ngắn vì loại đất do đá mẹ quyết định và thay đổi trong thời gian rất dài. Vậy nên nếu đơn vị bản đồ hạn chế yếu tố này thì sẽ đánh giá là không thể năng cấp được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Từ những điều kiện nâng cấp thích hợp được áp ứng, kết quả đối chiếu phân hạng thích hợp có nâng cấp được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.11. Mức độ thích hợp tự nhiên sau khi nâng cấp cho đất trồng lúa tại khu vực nghiên cứu thuộc huyện Bát Xát
ST T
Mức độ thích hợp và yếu tố hạn chế hiện tại
Mức độ thích hợp sau khi nâng cấp
Diện tích (Ha)
1 1 1 1535,65
2 2 KH_DAT/TPCG 1 2981,85
3 2DO_DOC/KH_DAT/TPCG 1 67,96
4 2DO_DOC/CD_TUOI/TPCG 1 1000,35
5 2KH_DAT/TPCG/DO_CAO 2KH_DAT/TPCG/DO_CAO 349,62
6 2KH_DAT/TPCG 1 437,03
7 3CD_TUOI/DO_DOC 2CD_TUOI/DO_DOC 1193,98
8 3CD_TUOI/DO_DOC/DOC AO
2CD_TUOI/DO_DOC/DOCA
O 1141,15
9 3DO_DOC/DOCAO 3DO_DOC/DOCAO 1532,10
10 3DO_DOC/KH_DAT 2DO_DOC/KH_DAT 274,72
11 3DO_DOC/KH_DAT 2DO_DOC/KH_DAT 686,81
12 3DO_DOC/TPCG 3DO_DOC/TPCG 1141,15
13 3DO_DOC/TPCG 3DO_DOC/TPCG 1426,44
14 3DO_DOC 3DO_DOC 137,36
15 3TPCG 2TPCG 1289,08
16 3TPCG/ DO_DOC 3TPCG/ DO_DOC 792,47
17 4DO_DOC 4DO_DOC 2546,46
18 NON NON 87124,41
Tổng diện tích 105662,36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Kết quả sau khi nâng cấp thích hợp tự nhiên cho 22 đơn vị thị trấn, xã thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, có cơ cấu vùng thích hợp như sau: Vùng I: rất thích hợp cho trồng lúa có diện tích 6022,84 ha (chiếm 5,7%) tăng 4487,19 ha so với chưa nâng cấp thích hợp; vùng II: thích hợp cho đất trồng lúa có diện tích 4935,36 ha (chiếm 4,67
%) tăng 98,55 ha so với chưa nâng cấp thích hợp; vùng III: kém thích hợp cho đất lúa có diện tích 5029,52 ha (chiếm 4,76 %) vùng IV: không thích hợp cho đất trồng lúa là 2546,46 ha (chiếm 2,41 %) và diện tích không đánh giá là 87124,41 ha chiếm 82,46 %.
Hình 3.20. Bản đồ phân vùng thích hợp tự nhiên trong tương lai sau khi nâng cấp các yếu tố tại vùng nghiên cứu thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
3.5.2. Đề xuất giải pháp mở rộng diện tích trồng lúa trong tương lai
Theo lý thuyết thì tất cả các diện tích đất ở mức độ thích hợp S2 đều có thể trở thành đất để phát triển cây lúa (sau khi nâng cấp thích hợp). Tuy nhiên khi thu được bản đồ phân vùng thích hợp sau khi nâng cấp, chúng tôi đã so sánh, đối chiếu với bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại địa phương năm 2017, thì thấy rằng trên diện tích đất thích hợp S2 đã được sử dụng vào mục đích khác như nhà ở, công trình sự nghiệp, giao thông,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn và trồng rừng, cây ăn quả khác… Đã gây khó khăn cho việc định hướng mở rộng diện tích đất lúa. Chính vì vậy tác giả nhận xét và đề xuất giải pháp như sau:
- Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài đánh giá thích hợp đất trồng lúa với sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng. Nghiên cứu đã giải quyết được tất cả mục tiêu đề tài hướng tới. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của đề tài gặp khó khăn trong việc ứng dụng vào thực tế bởi nguyên nhân cụ thể sau:
- Chưa có sự so sánh hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất, vì đề tài chỉ hướng tới 1 kiểu sử dụng đất là đất trồng lúa. Nên chưa thể khẳng định việc phát triển cây lúa sẽ đem lại hiệu quả hơn.
- Hầu hết các quy hoạch sử dụng đất từ trước tới nay được lên kế hoạch và thực hiện chỉ dựa vào nhu cầu của con người chưa quan tâm đúng mức tới việc đất ở đó có phù hợp không. Chưa thực hiện đánh giá thích hợp đất đai trước khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất, dẫn tới việc quy hoạch sử dụng đất chưa phát huy được hết tiềm năng của đất. Đây cũng là khó khăn cho việc định hướng mở rộng đất trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu.
Chính vì vậy nghiên cứu đề xuất giải pháp thực hiện để có hướng phát triển cây lúa như sau:
- Cần thực hiện đánh giá thích hợp đất đai trước khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Bởi vì đánh giá thích hợp đất đai là cơ sở khoa học bền vững cho quy hoạch sử dụng đất.
- Cần đánh giá thích hợp đất đai cho nhiều loại hình sử dụng đất, đánh giá thích hợp tự nhiên là cơ bản, nhưng cần có những đánh giá về kinh tế - môi trường cảu nhiều loại hình sử dụng đất. Từ đó mới có kết quả sừ dụng tối ưu nhất cho tài nguyên đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ