PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và đề xuất các giải pháp trong chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh lào cai giai đoạn 2013 2017 (Trang 31 - 35)

Đối tượng nghiên cứu: đối tượng chịu sự tác động của chính sách (các đối tượng sử dụng, đối tượng cung cấp DVMTR) và điều tra so sánh chất lượng rừng tại nơi được hưởng và không được hưởng chính sách.

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: tại các khu vực được chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

+ Phạm vi thời gian: từ năm 2013 đến năm 2017.

2.2. Nội dung nghiên cứu

(1) Thực trạng công tác chi trả môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013-2017

- Công tác triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR - Đánh giá thực trạng công tác tổ chức quản lý chi trả DVMTR

- Đánh giá kết quả về thu phí DVMTR của những tổ chức cá nhân sử dụng DVMTR.

- Đánh giá thực trạng công tác chi trả tiền DVMTR cho các đối tượng cung cấp DVMTR.

(2) Đánh giá hiệu quả và tác động của chính sách - Kinh tế

- Xã hội

- Môi trường-chất lượng rừng...

(3) Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chi trả DVMTR (ĐKTN; xã hội;

chính sách; tổ chức; kỹ thuật; nhân lực; sự tham gia….).

(4) Đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong những năm tới.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng cách tiếp cận định tính, định lượng thông qua các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp, phân tích để đánh giá chính sách chi trả DVMTR. Dữ liệu được thu thập bao gồm dữ liệu sơ cấp từ quá trình phỏng vấn của tác giả và nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo thực hiện chính sách trên cả nước và của tỉnh Lào Cai, trong giai đoạn 2013-2017. Ngoài ra, là các nguồn thông tin từ sách báo, các nghiên cứu trong và ngoài nước về chi trả DVMTR.

2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp từ các báo cáo tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR các năm từ 2013 đến 2017 của Bộ NNPTNT, của Quỹ BVPTR tỉnh Lào Cai, các số liệu thống kê từ các nguồn thu, chi trên cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, website ngành... Tham khảo nội dung báo cáo kết quả kiểm tra các đơn vị không chấp hành chính sách chi trả DVMTR năm 2016 của Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh và các nghiên cứu trước về kinh nghiệm của các nước trong việc thực hiện chi trả DVMTR.

2.3.2. Phương pháp điều tra đánh giá có sự tham gia

Sử dụng công cụ PRA điều tra nhanh, các công cụ sử dụng trong điều tra gồm Phiếu điều tra phỏng vấn cán bộ địa phương; Phiếu điều tra phỏng vấn hộ gia đình, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng.

Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane:

)

* 1

( N e2 n N

 

Trong đó:

n: Quy mô mẫu

N: Kích thước của tổng thể. N = 15.000 (tổng số hộ dân nhận chi trả DVMTR).

Chọn khoảng tin cậy là 90%, nên mức độ sai lệch e = 0,1

Dung lượng mẫu điều tra là 99 hộ là những hộ có diện tích rừng được hưởng dịch vụ môi trường rừng nhiều, chúng tôi điều tra trên 9 xã đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau, mỗi xã điều tra 11 hộ.

- Phỏng vấn cá nhân : Nhằm thu thập thông tin từ các đối tượng nghiên cứu đề tài sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn từng cá nhân riêng biệt.

Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên nội dung đề tài cần thu thập và được sử dụng trong kỹ thuật phỏng vấn cá nhân. Phỏng vấn cá nhân sẽ là công cụ giúp đề tài có được số liệu thực tế khách quan và giải thích được các vấn đề có liên quan.(Bộ câu hỏi phụ biểu).

- Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chính sách

Việc đánh giá tác động, hiệu quả của chính sách đến kinh tế - xã hội và môi trường được thông qua việc phỏng vấn dựa trên căn cứ vào một số chỉ tiêu, cụ thể:

+ Hiệu quả môi trường: số tiền người dân thu được từ DVMTR; tổng thu tiền DVMTR trên toàn tỉnh đã giúp giảm nguồn vốn ngân sách đầu tư cho BVPTR...

+ Hiệu quả về xã hội: mức độ nhận thức của người dân về lợi ích của rừng; mức độ yên tâm làm nghề rừng giảm tỷ lệ bỏ thôn sang lao động tại nơi khác; mức độ tạo công ăn việc làm...

+ Hiệu quả về môi trường: chất lượng rừng; mức độ thiên tai; khả năng phục hồi sinh thái...

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Lựa chọn đúng chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu, trung thực, khách quan trong nhận định, đánh giá như lãnh đạo Quỹ Bảo vệ và PTR tỉnh, Lãnh đạo sở Nông nghiệp và PTNT phụ trách mảng DVMTR, chuyên viên phụ trách lĩnh vực DVMTR của Chi cục Kiểm lâm, các GS,PGS, Tiến sĩ giảng dạy để phỏng vấn, tham khảo ý kiến về nội dung nghiên cứu của đề tài.

Lựa chọn những vấn đề cần tham vấn với những mục đích cụ thể để phỏng vấn chuyên gia một cách phù hợp.

Bên cạnh đó, đánh giá việc áp dụng hệ số K tại các lưu vực trên địa bàn tỉnh.

2.3.4. Phương pháp lập OTC nghiên cứu chất lượng rừng

Lập 04 OTC 500m2, với đối tượng là rừng tự nhiên phòng hộ tại khu vực đầu nguồn trọng yếu. Trong đó: 03 OTC tại vị trí rừng được hưởng chính sách chi trả DVMTR và 01 OTC tại nơi không được hưởng chính sách chi trả DVMTR.

Trong OTC tiến hành xác định được độ che phủ, số cây, số loài... để thông qua đó đánh giá chất lượng rừng nhằm so sánh hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR tác động đến chất lượng môi trường rừng tại nơi có DVMTR và nơi không có DVMTR.

2.3.5. Phương pháp thành lập nhóm phỏng vấn

Qua các buổi hội thảo tập huấn, tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR, tham vấn cộng đồng bằng phương pháp thảo luận nhóm để đánh giá tác động chính sách.

2.3.6. Xử lý số liệu

Căn cứ những số liệu thu thập được kết hợp với kết quả phỏng vấn, điều ta tác giả tiến hành tổng hợp và tính toán thông qua phần mềm Excell và viết báo cáo trên phần mềm Microsoft Word.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả và đề xuất các giải pháp trong chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh lào cai giai đoạn 2013 2017 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)