Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Đánh giá tác động của chính sách
* Đánh giá chung: Chính sách chi trả DVMTR là chính sách mới về phát triển lâm nghiệp của Chính phủ, lấy mục tiêu xã hội hóa việc bảo vệ và phát triển rừng để giải quyết vấn đề sinh kế, cải thiện đời sống cho người lao động sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo cho người dân sống trên địa bàn rừng núi. Tạo cơ chế kinh tế nhằm kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng DVMTR.
Công tác triển khai chính sách chi trả DVMTR trong thời gian qua đã có tác động rất lớn đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi toàn
với các nguồn lực và thông qua các giải pháp, các hoạt động triển khai thực hiện đồng bộ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đã góp phần làm giảm số vụ vi phạm, phá hại rừng, cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép, nâng cao, độ che phủ rừng.
Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng hàng năm của tỉnh Lào Cai năm 2012 diện tích rừng toàn tỉnh 334.893 ha, đến năm 2015 tổng diện tích rừng toàn tỉnh 348.327 ha (tăng 13.434 ha), theo đó độ che phủ rừng tăng từ 51,3% lên 54,2%
năm 2017.
Tổng số vụ vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng ngày càng có xu hướng giảm, năm 2012 có 283 vụ, thì đến năm 2017 giảm còn 239 vụ (giảm 44 vụ). Số vụ cháy rừng năm 2012 là 37 vụ, năm 2017 chỉ còn 03 vụ (giảm 34 vụ).
Nguồn tiền DVMTR là nguồn kinh phí khá ổn định, lâu dài và trong tương lai đây có thể sẽ trở thành nguồn thu chính cho các chủ rừng khi mà trái đất bị tác động tiêu cực bởi sự suy thoái tài nguyên rừng, biến đổi khí hậu.
Thực hiện phỏng vấn đối với 99 hộ dân trên địa bàn 9 huyện/ thành phố của tỉnh Lào Cai cho thấy chính sách đã có một số tác động nhất định đến kinh tế, xã hội và môi trường của tỉnh (bảng 3.7)
Bảng 3.7 Tổng hợp kết quả phỏng vấn 99 hộ gia đình về tác động của chính sách đến kinh tế, XH, MT
TT Tiêu chí Kết quả
1 Số lao động trung bình trong 1 HGĐ
Bình quân 2-3 lao động/1 HGĐ (4-5 khẩu)
2 Diện tích rừng của HGĐ Đa phần 76% các hộ có rừng với diện tích trung bình từ 0,5-3 ha. 100% các hộ phỏng vấn tham gia bảo vệ rừng và nhận khoán bảo vệ rừng
2 Nguồn vốn để gia đình thực hiện việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ bảo vệ rừng hàng năm và tiền DVMTR rừng.
3 Số lao động trong gia đình tham gia bảo vệ rừng
Bình quân 2-3 lao động/1 HGĐ
4 Số lần tuần tra bảo vệ rừng Trung bình1 lần/tuần 5 Số tiền DVMTR được trả hàng
năm
Trung bình từ 3-4 triệu đồng/năm
6 Đơn giá DVMTR/ha được trả Trung bình 183.000đ/ha. Một số nơi đạt 518.000đ – 733.0000đ/01ha/năm.
7 Tiền nhận được sử dụng như thế nào
Phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, học hành của con cái.
8 Nhận thức về chính sách chi trả DVMTR
Đa phần đã được tuyên truyền về chính sách. Một số người nhận thức: bảo vệ rừng càng tốt thì càng có nhiều tiền.
9 Chất lượng, diện tích rừng sau khi được hưởng tiền DVMTR
Các hộ nhận khoán tích cực tham gia bảo vệ rừng; ngày càng ít người lên rừng chặt trộm gỗ; rừng xanh hơn. Thú rừng lại trở về sinh sống.
10 Tình hình thời tiết khí hậu 5 năm trở lại đây
Thời tiết tốt hơn, ít xuất hiện lũ, sạt lở đất.
11 Nguồn nước trong khu vực 5 năm trở lại đây
Trước kia nước mạch cạn nay đã bắt đầu có trở lại tuy chưa nhiều.
12 Đề xuất, kiến nghị Tăng tiền hỗ trợ bảo vệ rừng cho người dân; trả sớm cho dân; cho người dân được nhận thêm nhiều rừng để bảo vệ
(Bảng 3.4) Trong những năm gần đây, tiền DVMTR thu hàng năm ủy thác thông qua Quỹ DVMTR thu trung bình trên 70 tỷ đồng và số tiền được chi trả cho các chủ rừng nằm trong lưu vực trên địa bàn tỉnh vào khoảng 45-50 tỷ đồng. Số còn lại một phần nhỏ được chi trả cho hoạt động của Quỹ và nguồn dự phòng 5%, phần lớn được đầu tư cho các dự án trồng rừng, bảo vệ rừng.
(Bảng 3.7) Nguồn tiền DVMTR còn là nguồn lực có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng toàn tỉnh, giúp giảm thiểu gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Tính từ khi triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh, tỉnh Lào Cai đã áp dụng việc lồng ghép vốn DVMTR với nguồn ngân sách nhà nước cho việc hỗ trợ khoán bảo vệ rừng nhằm giảm áp lực lên nguồn ngân sách chi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, huy động tối đa các nguồn lực để bảo vệ rừng. Hàng năm số tiền ngân sách thực hiện cho công tác khoán bảo vệ rừng trung bình khoảng là 70 tỷ đồng, trong đó nguồn tiền DVMTR chiếm tỷ lệ 68% tương đương với số tiền 47 tỷ đồng.
3.2.2. Hiệu quả xã hội
(Bảng 3.7) Chính sách chi trả DVMTR được triển khai thực hiện đã tạo ra một nguồn thu mới, ổn định lâu dài đối với người làm nghề rừng. Ngoài việc góp phần bảo vệ rừng tốt hơn, thông qua việc thực thi chính sách, ý thức của người dân dần dần được nâng cao, đời sống người dân từng bước được cải thiện. Tại một số nơi, đơn giá chi trả bình quân trên 01ha rừng đạt cao, cao hơn cả mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ rừng (200.000đ/ha), tiêu biểu như:
lưu vực nhà máy thủy điện Nậm Khóa 3, nhà máy thủy điện Nậm Tha có đơn giá chi trả đạt từ 518.000đ – 733.0000đ/01ha/năm.
Nhờ triển khai tốt chính sách chi trả DVMTR, thu nhập thực tế bình quân của các hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán bảo vệ rừng đã có những cải thiện,
tiền DVMTR đã góp phần nâng cao đời sống người làm nghề rừng người, giảm tỷ lệ hộ nghèo tại các lưu vực cung ứng DVMTR.
Số chủ rừng là hộ gia đình: lượng chủ rừng được chi trả tăng từ 9.036 hộ gia đình (2012) lên 14.691 hộ gia đình (2016), tăng gấp 1,63 lần với tổng diện tích 31.349,69 ha.
Bên cạnh đó, nguồn tiền DVMTR góp phần ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của một số các công ty lâm nghiệp (Cty Lâm nghiệp Bảo Yên, Văn Bàn) trong điều kiện Chính phủ có chủ trương tạm dừng, khai thác gỗ từ rừng tự nhiên, nguồn tiền DVMTR cùng với các nguồn lực khác đã giúp các công ty đứng vững, khôi phục được hoạt động sản xuất kinh doanh, sớm đưa các đơn vị từng bước hoạt động có hiệu quả, ổn định đời sống cán bộ, công nhân viên lao động tại đơn vị.
Về giáo dục và đào tạo: Việc triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã có tác động không hề nhỏ tới nhận thức của người dân về vai trò của rừng, lợi ích về kinh tế, giá trị về môi trường từ hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó góp phần nâng cao ý thức của nhân dân tích cực, chủ động tham gia công tác trồng mới rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, hạn chế hiện tượng phá rừng làm nương rãy, du canh du cư chuyển sang định canh định cư, đặc biệt làm giảm tình trạng vượt biên sang trung quốc làm thuê của những người dân tộc thiểu số tại các xã vùng biên giới.
Từ những kết quả thực tiễn đã cho thấy, cùng với các chính sách khác của Nhà nước, các nguồn thu nhập khác từ rừng, tiền DVMTR đã góp phần tạo công ăn, việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế của người dân, giúp người dân gắn bó với rừng. Từ đó góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các xã vùng cao, biên giới và trong toàn tỉnh Lào Cai.
3.2.3. Hiệu quả môi trường
Tài nguyên rừng của tỉnh Lào Cai trong những năm qua ngày càng phát triển: Diện tích có rừng tăng từ 344.305 ha năm 2013 lên 355.662 ha năm 2017;
hàng năm đã tiến hành bảo vệ tốt toàn bộ ha rừng hiện có. Nâng cao độ che phủ rừng toàn tỉnh từ 52,1 % (năm 2013) lên 54,2% vào năm 2017.
Một phần kinh phí DVMTR từ nguồn thu du lịch, cá nước lạnh và nguồn 5%, nguồn thu tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất được tái đầu tư cho các dự án như trồng bù rừng; trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thay thế nương rãy chống sa mạc hóa; dự án trồng cây sơn tra trong phân khu phục hồi sinh thái VQG Hoàng Liên; bảo vệ rừng gỗ trai, gỗ nghiến tại Cốc Ly, Bắc Hà; dự án khắc phục sau cháy trên địa bàn một số huyện... Các dự án trên đã góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, chống sa mạc hóa tại một số các huyện có nguy cơ cao như Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương; bảo vệ đất đai sản xuất, giảm thiểu nguy cơ xói mòn, rửa trôi, lũ quét, lũ ống; bảo vệ, cung cấp ổn định nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; hạn chế xói mòn đất, chống suy thoái tài nguyên nước; bảo vệ môi trường sinh thái và góp phần bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm.
Việc áp dụng chi trả dịch vụ môi trường là một công cụ để giảm thiểu các tác động đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học (Lê Văn Hưng, 2013). Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã góp phần quản lý, sử dụng tài nguyên rừng một cách hợp lý, bền vững, đảm bảo cung ứng DVMTR có hiệu quả đi đôi với giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việc tích cực bảo vệ rừng đã góp phần bảo vệ các sinh vật trong hệ sinh thái rừng, tạo cho môi trường rừng phát triển hài hoà, phục hồi môi trường sống của một số loài sinh vật quý hiếm; đảm bảo sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.
thêm nguồn thu cho địa phương.
Để đánh giá chất lượng rừng, tác giả đã tiến hành khảo sát, lập 04 OTC 500m2 với đối tượng rừng tự nhiên phòng hộ tại xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, trong đó 03 OTC ( ô 1,2,3) nằm trong khu vực được chi trả DVMTR và 01 OTC (ô 4) không nằm trong khu vực được chi trả DVMTR để làm cơ sở đối chứng.
Bảng 3.8. Kết quả đo đếm OTC
TT Chỉ tiêu OTC1 OTC2 OTC3 OTC4
1 Số lượng cây 19 19 23 10
2 Số lượng loài 9 10 12 5
3 Đường kính trung bình (D1.3) (cm)
15,68 14,87 17,04 14,16
4 Chiều cao vút ngọn trung bình (Hvn)
9,37 12,16 10,92 11,9
5 Trữ lượng gỗ (m3) 3,6235 4,7687 3,17 1,0576
6 Độ tàn che 0,65 0,76 0,8 0,3
Qua quan sát, phỏng vấn các hộ gia đình kết hợp với việc đo đếm các OTC (Bảng 3.8) cho thấy, ở những nơi được hưởng tiền DVMTR thì độ tàn che, trữ lượng rừng, chất lượng rừng không ngừng tăng, ngược lại tại nơi không được hưởng tiền DVMTR thì rừng không được chăm sóc, bảo vệ tốt, độ tàn che thấp, cây còi cọc, thậm chí có hiện tượng bị gia súc phá hoại.
Bên cạnh đó, những lưu vực được hưởng đơn giá cao thì rừng được bảo vệ tốt hơn những nơi có đơn giá thấp hơn.
Có thể nói, chất lượng rừng và tiền thu từ DVMTR có tác động qua lại tương tác lận nhau, ở những nơi rừng được chăm sóc tốt thì giá trị thu lại từ DVMTR cao hơn và ngược lại. DVMTR là động lực để người tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Bảng 3.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi trả dịch vụ môi trường rừng
TT
Các yếu tố ảnh hưởng
Ảnh hưởng tích
cực(%)
Ảnh hưởng cản trở(%)
Đánh giá của người dân về mức độ của yếu tố ảnh
hưởng 1 Điều kiện
tự nhiên
30 40 Ít ảnh hưởng tới việc chi trả DVMTR
2 Điều kiện kinh tế-xã
hội
70 50 Ảnh hưởng tới mức chi trả DVMTR khi điều kiện kinh tế phát triển, thủy điện nhiều,
du lịch nhiều thì mức chi trả cao
3 Công tác tổ chức thực hiện
90 70 Đây là khâu quan trọng trong việc triển khai chính sách chi trả DVMTR, quyết định sự thành công hay thất bại của
chính sách 4 Chính
sách
70 30 Chính sách phù hợp sẽ đảm bảo sự tham gia nhiệt tình
của các đối tượng và ảnh hưởng trực tiếp đến các bên
liên quan 5 Khoa học
– kỹ thuật
50 50 Việc xác định diện tích cung ứng chuẩn hay không cần dựa vào khoa học-kỹ thuật, đây cũng là yếu tố không nhỏ
ảnh hưởng tới việc chi trả cho chủ rừng cung ứng 6 Nhân lực 70 40 Nhân lực còn ít, chưa đáp
ứng được tiến độ.
tỉnh đã ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, công tác tổ chức thực hiện, chính sách, khoa học - kỹ thuật, nhân lực (Bảng 3.9). Những yếu tố này đã có những tác động nhất định đến chính sách bao gồm cả những thuận lợi và khó khăn, cụ thể:
a) Điều kiện tự nhiên - Thuận lợi
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc với 09 đơn vị hành chính (01 thành phố, 8 huyện). Tổng diện tích tự nhiên là 638.389,59 ha trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 476.880,21 ha (chiếm 65,38% tổng diện tích tự nhiên), diện tích có rừng là 355.662 ha, với 158/164 xã, phường, thị trấn có rừng.
Với diện tích đất lâm nghiệp lớn chiếm trên 65% diện tích đất tự nhiên là điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Diện tích có rừng được hưởng dịch vụ môi trường rừng trải đều trên địa bàn các xã phường thị trấn tạo sự đồng đều cho tất các người dân trồng rừng trên địa bàn tỉnh.
Với điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú là cơ sở thuận lợi để triển khai thực hiện đầy đủ tất cả các loại hình DVMTR, tạo điều kiện tối đa để người dân được hưởng đầy đủ chính sách.
- Khó khăn
Với điều kiện địa hình nhiều đồi núi, nhiều xã vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn việc thực hiện chi trả cho các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng là một vấn đề nan giải.
Do điều kiện phức tạp về địa hình dẫn tới việc xác định hệ số K gặp nhiều khó khăn. Nên hiện nay tạm tính K=1 đối với tất cả các lưu vực.
b) Kinh tế xã hội - Thuận lợi
Với điều kiện tự nhiên kinh kế xã hội ngày càng phát triển, tỉnh Lào Cai đang là một trong những tỉnh có chỉ số PCI đứng thứ 5/63 tỉnh thành của cả nước
thương mại xuất khẩu, kinh doanh dịch vụ du lịch, thủy điện... Đây là nguồn thu tiềm năng đối với chính sách chi trả DVMTR.
- Khó khăn
Điều kiện kinh tế xã hội tại một số nơi trên địa bàn tỉnh còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, thậm chí có những nơi người dân chưa biết nói tiếng Kinh, chưa biết chứ nên việc tiếp thu những chính sách của Nhà nước rất khó khăn. Do đó việc tuyên truyền về chính sach DVMTR cũng không ngoại lệ, người dân chưa hiểu về chính sách nên việc thực hiện chưa đạt kết quả như mong đợi.
c) Tổ chức thực hiện - Thuận lợi
Ngay từ những năm đầu triển khai thực thi chính sách chi trả DVMTR tại địa phương, được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của của Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã nỗ lực phấn đấu, tích cực chỉ đạo, đôn đốc triển khai chính sách chi trả DVMTR đúng theo quy định Chính phủ. Do đó, chính sách chi trả DVMTR đã được tổ chức thực hiện xuyên suốt và rộng khắp trên địa bàn tỉnh.
- Khó khăn
Bên cạnh sự hưởng ứng nhiệt tình trong việc thực hiện chính sách thì một số cấp ủy chính quyền địa phương (nhất là cấp xã, phường) ban đầu nhận thức chưa rõ, chưa thật sự quan tâm trong việc thực hiện chính sách, còn có quan niệm việc thực hiện chính sách này là của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và các ngành chức năng của tỉnh, vì vậy chưa huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tổ chức doàn thể và mọi người dân trong việc tham gia thực hiện chính sách.
Nguồn tiền DVMTR là nguồn tài chính mới, đang trong giai đoạn thực hiện thí điểm nên một bộ phận cán bộ, thậm chí là một số lãnh đạo các cấp chính quyền chưa nắm rõ bản chất của nguồn tiền này, vẫn coi đây là nguồn ngân sách nhà
gây khó khăn cho việc quản lý sử dụng.
Việc áp dụng cơ chế lồng ghép nguồn kinh phí DVMTR vào nguồn ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho công tác khoán, bảo vệ rừng đã làm giảm nguồn thu nhập từ rừng của các hộ nhận khoán diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Điều này, không phù hợp với mục đích, tính chất của nguồn kinh phí này và gây thiệt cho người dân.
d) Chính sách - Thuận lợi
Đây là chính sách phù hợp với xu thế phát triển chung, mang lại nguồn lợi cho người dân làm nghề rừng có thêm thu nhập từ rừng và là nguồn kinh phí tái tạo rừng nên được sự đồng thuận cao từ chính quyền địa phương các cấp đến người dân.
Chính sách được cụ thể hóa bằng các Nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn chỉ đạo điều hành làm cơ sở để các địa phương chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định.
- Khó khăn
Chính sách chi trả DVMTR là lĩnh vực mới, hệ thống chính sách chưa đồng bộ, hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thu, chi tiền DVMTR còn thiếu, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện chính sách đến các đối tượng phải chi trả tiền DVMTR.
Chế tài xử lý vi phạm đối với các đối tượng phải chấp hành chi trả tiền DVMTR còn chưa phân cấp giao rõ trách nhiệm cho cơ quan nào xử lý, dẫn đến một số đơn vị phải chi trả tiền DVMTR vẫn cố tình tránh né, không thực hiện trách nhiệm chi trả DVMTR.
Công tác giao đất, giao rừng, quản lý quy hoạch lâm nghiệp còn nhiều hạn chế, còn có sự chồng chéo, sai lệch vị trí giữa các chủ rừng, rất khó khăn trong công tác chi trả tiền DVMTR.
e) Khoa học kỹ thuật