Nội dung quản lý giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 33)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững

1.2.1. Nội dung quản lý giảm nghèo bền vững

1.2.1.1. Xây dựng các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững

Căn cứ vào chiến lược giảm nghèo bền vững quốc gia, căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, Chính quyền tỉnh xây dựng chiến lược giảm nghèo bền vững của tỉnh. Trong đó, xác định mục tiêu giảm nghèo bền vững dài hạn của địa phương, nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững và các lực lượng tham gia giảm nghèo bền vững. Chiến lược giảm nghèo bền vững được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp có liên quan trực tiếp đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là các chính sách liên quan trực tiếp đến đầu tư KCHT, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, văn hóa, giáo dục, nhà ở, điện, nước sinh hoạt,… tạo tiền đề để hộ nghèo, người nghèo cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa khu vực nông thôn và thành thị. Chính quyền tỉnh cần xác định rõ mục tiêu thực hiện chiến lược giảm nghèo bền vững trong từng giai đoạn cụ thể như: thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo được tăng lên;

tỷ lệ hộ nghèo ở những nơi có đông đồng bào người dân tộc, các xã vùng sâu tăng, giảm, tái nghèo theo chuẩn nghèo hàng năm; việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người nghèo, hộ nghèo; KCHT nông thôn được tăng cường trên cơ sở xây dựng nông thôn mới.

Cùng với việc xây dựng chiến lược giảm nghèo bền vững, Chính quyền tỉnh còn có thể xây dựng các chương trình giảm nghèo bền vững, kế hoạch giảm nghèo bền vững cho từng năm,Các chương trình, kế hoạch này được xây dựng và thực hiện để bảo đảm thực hiện các mục tiêu trong chiến lược giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Hàng năm, Chính quyền tỉnh có thể ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện.

Trên cơ sở đó, phân cấp, giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thực hiện những công việc cụ thể.

1.2.1.2. Tổ chức thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững

Với bất kỳ chính sách giảm nghèo nào, chính quyền cấp tỉnh bố trí đủ kinh phí quản lý, tổ chức triển khai thực hiện chính sách (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự cân đối được ngân sách), chỉ đạo các Sở, Ngành có liên quan lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách gửi Bộ, Ngành Trung ương tổng hợp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách). Chính quyền cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn triển khai việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo tại địa phương; Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến được từng hộ nghèo, không để xảy ra thất thoát tiêu cực. Chỉ đạo lập kế hoạch vốn thực hiện chính sách và lập báo cáo tiến độ thực hiện và kết quả giải ngân.

* Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất là một cấu phần quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Việt Nam.

Chính sách này đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo.

Đối tượng của chính sách ưu đãi tín dụng là những hộ nghèo nhóm đối tượng yếu thế của xã hội cần được trợ giúp thông qua hoạt động của NHCSXH. Chính sách đã thể hiện được quyền bảo đảm về an sinh xã hội của người dân, đặc biệt là những người dân nghèo cần được trợ giúp an sinh xã hội để vươn lên thoát nghèo đảm bảo cuộc sống.

Chính quyền tỉnh ban hành các văn bản về việc nâng cao chất lượng chính sách tín dụng. Chính quyền tỉnh thực hiện chính sách này thông qua hoạt động của NHCSXH, chính sách ưu đãi tín dụng không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp, không phải thế chấp cho ngân hàng. Việc cho vay tín dụng chính sách xã hội của NHCSXH thực hiện theo phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét từ cấp thôn, UBND cấp xã phê duyệt (nguồn vốn vay của ngân hàng phục vụ người nghèo chủ yếu là huy

động cộng đồng và vay các tổ chức tín dụng ngân hàng, Nhà nước cấp bù lãi suất chênh lệch huy động).

* Chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo

Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế nhằm trợ giúp người nghèo trong khám chữa bệnh bằng các hình thức như mua thẻ BHYT, cấp thẻ và giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí, khám chữa bệnh từ thiện nhân đạo... chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người nghèo.

Theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo, Chính quyền cấp tỉnh cụ thể là Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo trong việc hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ tiền đi lại cho người nghèo.

Ngoài ra Chính quyền tỉnh huy động cộng đồng trong việc xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, quỹ bảo trợ người nghèo, bữa ăn nhân đạo, khám chữa bệnh nhân đạo, khuyến khích các đội y tế lưu động phục vụ vùng cao, vùng sâu, biên giới hải đảo, xác định trách nhiệm của người nghèo trong phòng bệnh, tự bảo vệ chăm lo sức khoẻ và chia sẻ một phần kinh phí trong khám chữa bệnh.

* Chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo

Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục nhằm bảo đảm cho con em tất cả các hộ nghèo có các điều kiện cần thiết trong học tập. Giảm sự chênh lệch về môi trường trong học tập và sinh hoạt trong các nhà trường ở thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa vùng khó khăn với vùng có điều kiện phát triển. Theo đó người nghèo sẽ được miễn giảm học phí và các khoản đòng góp xây dựng trường, lớp, hỗ trợ vở viết sách giáo khoa, cấp học bổng cho học sinh tiểu học loại quá nghèo, khuyến khích học sinh nghèo học khá, học giỏi bằng các giải thưởng, học bổng và các chế độ ưu đãi khác. Chính quyền tỉnh tổ chức thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học theo nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ; thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là học sinh, sinh viên nghèo;

thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”; xây dựng các trung tâm dạy nghề, trường đạt chuẩn quốc gia, tạo điều kiện tốt nhất để người nghèo được học tập. Mặt khác, Chính quyền khuyến khích các tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia giúp người nghèo nâng cao trình độ học vấn, tổ chức các hình thức giáo dục phù hợp để xoá mù chữ và ngăn chặn tình trạng tái mù như các lớp bổ túc văn hoá, lớp học tình thương, lớp học chuyên biệt.

* Chính sách hỗ trợ về nhà ở

Theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2), chính quyền cấp tỉnh (thành phố) chịu trách nhiệm trong việc lập, phê duyệt Đề án và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn, công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và chỉ đạo bình xét, lập danh sách các hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây dựng nhà ở cho NHCSXH để thực hiện cho vay, danh sách được hỗ trợ xếp loại thứ tự ưu tiên cho các đối tượng theo quy định: đầu tiên là những Hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật), hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, hộ gia đình đang sinh sống tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ gia đình đang sinh sống tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, hộ gia đình đang cư trú tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, và các hộ gia đình còn lại. Sở Xây dựng là đơn vị thường trực chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo và thiết kế một số mẫu nhà ở phù hợp để người dân tham khảo, lựa chọn. Ngoài ra, Chính quyền tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan, các cấp chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn vận động cộng đồng ủng hộ, giúp đỡ hộ nghèo xây dựng nhà ở.

* Chính sách hỗ trợ về dạy nghề cho hộ nghèo, tạo việc làm

Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo:

Chính quyền tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo.

Ngoài ra Chính quyền tỉnh hỗ trợ về giáo dục và đào tạo qua chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo.

* Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo

Chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo nhằm tạo điều kiện cho người nghèo nắm được những kiến thức phổ thông về pháp luật để phát huy được vai trò của mình trong đời sống KT - XH. Nhận thức được đầy đủ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong gia đình và xã hội.

Chính quyền tỉnh thông qua Sở Tư pháp cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo dưới các hình thức: tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng; đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác.

* Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo.

Với chính sách này, mỗi hộ nghèo được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện, mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng và được chi trả trực tiếp theo hình thức hỗ trợ bằng tiền từng quý đến hộ nghèo. Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 tăng, giảm so với hiện hành, Chính quyền cấp tỉnh điều chỉnh kịp thời mức hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 đã điều chỉnh.

* Chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật

Với phương châm giúp người nghèo có cái “cần câu” còn hơn cho “xâu cá”, Chính quyền tỉnh có thể mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…

để hỗ trợ giúp người dân có một nghề phù hợp hoặc được hỗ trợ vốn vươn lên xóa nghèo và làm giàu.

1.2.1.3. Phát triển kết cấu hạ tầng hỗ trợ sinh kế hộ nghèo

Kết cấu hạ tầng là cơ sở để người dân nói chung, người nghèo nói riêng phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống. Kết cấu hạ tầng có tác động một cách gián tiếp nhưng rất quan trọng đến chương trình giảm nghèo.

- Kết cấu hạ tầng bao gồm, kết cấu hạ tầng kinh tế, gồm: Giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước, thoát nước,… Kết cấu hạ tầng xã hội, gồm: Các công trình nhà văn hóa, sân thể thao, phát thanh, truyền thanh, truyền hình,... các công trình đó đều gắn liền với đơn vị hành chính (làng, xã), khó tách riêng cho người nghèo.

- Thực hiện chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn, tuyến đường trục xã, đường trục thôn, đường trục chính nội đồng của các xã chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp hệ thống đê điều, kiên cố hóa mặt đê, đảm bảo phòng chống lụt bão và phát triển giao thông nông thôn.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống điện cho các xã chưa đảm bảo cung cấp phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

- Việc phát triển kết cấu hạ tầng hỗ trợ sinh kế người nghèo cần quan tâm ưu tiên cho các vùng khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao.

- Những hộ nghèo có thể được hỗ trợ như: Cho vay tiền để lắp đặt hệ thống cấp nước từ nguồn chung vào gia đình, hoặc kéo điện hạ thế vào gia đình để sử dụng,…

- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân người hảo tâm tham gia vào chương trình, nhận hỗ trợ, giúp đỡ các xã nghèo, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tăng cường kết cấu hạ tầng thiết yếu.

Trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng, hộ nghèo cũng được quan tâm, ưu tiên trên một số mặt, như: giảm mức đóng hoặc được miễn đóng góp kinh phí xây dựng hạ tầng; được ưu tiên sử dụng lao động tham gia trực tiếp vào hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng để có thêm thu nhập.

1.2.1.4. Nâng cao năng lực giảm nghèo cho người nghèo, hộ nghèo

* Nâng cao năng lực giảm nghèo:

Chính quyền tỉnh thường xuyên tổ chức hoặc chỉ đạo mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo. Qua đó Chính quyền tỉnh

định hướng giảm nghèo tại địa phương, triển khai các Nghị quyết về giảm nghèo; tập huấn phương pháp xây dựng kế hoạch giảm nghèo; những nội dung cơ bản về theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động giảm nghèo; hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; hướng dẫn truyền thông về giảm nghèo cấp xã, huyện; hướng dẫn xây dựng, thực hiện và nhân rộng mô hình giảm nghèo; hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và giảm nghèo; hướng dẫn kỹ năng điều hành “đối thoại hỗ trợ giảm nghèo”; các chính sách hỗ trợ về giáo dục cho con hộ nghèo…

* Truyền thông về giảm nghèo.

Truyền thông có vai trò to lớn trong việc đưa thông tin giảm nghèo của Chính phủ tới người dân. Báo chí sẽ chủ động cung cấp thông tin theo các chủ đề phù hợp với các thời điểm cho người dân nắm được. Trong đó, kịp thời thông tin về cách làm, mô hình hay trong công tác tổ chức, thực hiện giảm nghèo, đồng thời phát hiện các sai phạm, phê phán biểu hiện gian dối, ỷ lại của người dân không muốn thoát nghèo...

Do đó Chính quyền tỉnh hết sức chú trọng công tác truyền thông về giảm nghèo tại địa phương, thường xuyên chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng là truyền hình, báo chí vào cuộc trong công cuộc giảm nghèo.

1.2.1.5. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giảm nghèo bền vững

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững là nhằm bảo đảm cơ chế, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo bền vững được tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng đối tượng; kịp thời điều chỉnh các cơ chế, chính sách và các biện pháp thực hiện chưa phù hợp. Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, cần quan tâm kiện toàn bộ máy, cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc của bộ phận kiểm tra các cấp, nhất là ở cơ sở; thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát.

Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm:

Đánh giá lãnh đạo, chính quyền các cấp từ việc nhận thức về công tác giảm nghèo đến việc xây dựng các kế hoạch giảm nghèo hàng năm; đánh giá từ mục tiêu, giải pháp đến công tác chỉ đạo.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)