Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 51)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin Về thông tin thứ cấp

Đề tài sử dụng những thông tin thứ cấp từ các nguồn khác nhau để phân tích thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cụ thể như sau:

- Từ thông tin công bố chính thức của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương và tỉnh Thái Nguyên;

- Thông qua việc thu thập tài liệu, báo cáo của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn nghiên cứu như: Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Y tế; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Xây dựng;

Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Sở Tư pháp; Sở Thông tin và truyền thông; Ngân hàng Chính sách và xã hội; Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên; Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên được thể hiện chủ yếu thông qua các sơ đồ, bảng biểu.

- Các ấn phẩm, tài liệu, báo cáo và website của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Về thông tin sơ cấp:

Luận văn thu thập thông tin đánh giá của những hộ dân nghèo thuộc tỉnh Thái Nguyên về các hoạt động mà UBND tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhằm giảm nghèo bền vững cho các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Theo quy tắc chọn mẫu, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu theo công thức dưới đây:

n = N/ (1 + Ne2)

Trong đó:

N là tổng thể

e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5%=0,05 n là cỡ mẫu.

Hiện tại số lượng hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2016 là 35.683 hộ.

Áp dụng công thức trên, ta có:

n = 35.683 /(1+35.683 x 0,052) = 395 mẫu

Dựa vào công thức trên thì cỡ mẫu tối thiểu là 395 mẫu, tác giả lựa chọn mẫu thấp nhất của nghiên cứu là 400 mẫu để loại đi những mẫu không hợp lệ. Tuy nhiên, số lượng hộ nghèo của tỉnh Thái Nguyên ở các khu vực khác nhau là khác nhau nên việc lựa chọn mẫu tối thiểu phải tính theo tỷ lệ của từng khu vực và lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Vì vậy, mẫu nghiên cứu sẽ được chọn theo bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Cỡ mẫu tối thiểu để nghiên cứu

STT Địa phương Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Cỡ mẫu tối thiểu Làm tròn

1 TP Thái Nguyên 1.704 4,78 19,10153 20

2 TP Sông Công 627 1,76 7,028557 7

3 Thị xã Phổ Yên 3.809 10,67 42,6982 43

4 Huyện Phú Lương 3.375 9,46 37,83314 38

5 Huyện Đồng Hỷ 3.905 10,94 43,77435 44

6 Huyện Phú Bình 5.303 14,86 59,44567 60

7 Huyện Đại Từ 8.403 23,55 94,19612 95

8 Huyện Định Hóa 5.989 16,78 67,13561 68

9 Huyện Võ Nhai 2.568 7,20 28,78682 29

Toàn tỉnh 35.683 100,00 400 404

Nguồn: Số liệu tác giả tự thiết kế

Dựa trên bảng số liệu trên cho thấy, cỡ mẫu tối thiểu để nghiên cứu là 404 mẫu.

Để thu thập dữ liệu khảo sát, tác giả sẽ gửi mẫu khảo sát về từng huyện và nhờ các cán bộ ở các huyện và các xã trong huyện thu thập giúp. Kết quả khảo sát sẽ gửi lại cho tác giả và tổng hợp dưới dạng excel để tính toán.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Tiến hành phân loại, sắp xếp, xử lý thông tin thu thập được bằng phần mềm Excel. Trên cơ sở đó, luận văn sử dụng một số phương pháp tổng hợp như: Phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp đồ thị, phương pháp bảng thống kê…

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi số liệu được tổng hợp dưới dạng excel thành bảng biểu, tác giả sẽ mô tả lại và phân tích thống kê mô tả lại số liệu dựa trên kết quả tính toán. Nguồn số liệu mà tác giả tính toán, phân tích lại bao gồm các số liệu liên quan đến các chính sách giảm nghèo cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm, do vậy để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (mean) đánh giá mức độ tốt, trung bình, yếu, kém của các chính sách giảm nghèo bền vững của tình Thái Nguyên

- Trung bình từ 1,00-1,80- Hoàn toàn không đồng ý - Trung bình từ 1,80-2,60- Không đồng ý

- Trung bình từ 2,60-3,40- Bình thường - Trung bình từ 3,40-4,20 – Đồng ý

- Trung bình từ 4,20 -5,00 – Hoàn toàn đồng ý 2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Với cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau được biểu hiện bằng phần trăm để có các kết luận về hiệu quả giảm nghèo bền vững tại tỉnh Thái Nguyên.

Phân tích thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để từ đó phát hiện vướng mắc, tồn tại.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về hộ nghèo, công tác quản lý giảm nghèo bền vững, các chỉ tiêu tác động đến giảm nghèo bền vững theo thời gian bao gồm:

* Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài

Công thức tính: ∆i= yi - y1; i = 2,3, … Trong đó:

∆i: là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời gian đầu của dãy số.

yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i.

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu.

* Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm.

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:

Công thức tính:

𝑡𝑖 = 𝑦𝑖

𝑦𝑖−1 (𝑙ầ𝑛) (i=2, 3,4 ….) 𝑡𝑖 = 𝑦𝑖

𝑦𝑖 − 1 100 (%) Trong đó:

ti: Tốc độ phát triển liên hoàn ở thời gian i so với thời gian i-1, có thể tính theo lần hoặc phần trăm

yi: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó i-1 + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

𝑇𝑖 = 𝑦𝑖

𝑦1 (lần) (i = 2, 3, 4…) 𝑇𝑖 = 𝑦𝑖

𝑦1 100 (%) Trong đó:

Ti: Tốc độ phát triển định gốc yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

* Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (A1)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu T1 tính bằng lần) hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu T1 tính bằng %)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (ā) tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)