Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình và chính sách giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 111)

Chương 4. GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

4.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

4.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình và chính sách giảm nghèo bền vững

Giải pháp về chính sách tín dụng

+ Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; thực hiện Kế hoạch số 3964/KH-UBND ngày 24/9/2015 của ủy ban nhân dân Tỉnh về triển khai thực hiện Thông tư số 19-TT/TƯ ngày 08/5/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư.

+ Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, người cận nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, để cho người nghèo, hộ nghèo, người cận nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh tự tạo việc làm, tăng thu nhập; hoặc để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập.

+ Tiếp tục phối hợp phát huy hiệu quả công tác tín dụng chính sách đối với các tổ chức đoàn thể nhận uỷ thác, các tổ Tiết kiệm và vay vốn, thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo đúng quy định của Nhà nước.

+ Kinh phí: Từ Ngân sách Trung ương, ngân sách Tỉnh hàng năm và nguồn vốn quay vòng thu nợ từ các chương trình tín dụng chính sách để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

+ Phân công trách nhiệm: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở, Ngành, địa phương, đơn vị liên quan thực hiện.

Giải pháp về chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo

+ Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Tỉnh (theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ

tướng Chính phủ). Trong đó ưu tiên dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo khu vực nông thôn, nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và đô thị hóa, các xã điểm xây dựng nông thôn mới.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề. Gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo, dạy nghề phù hợp với cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề của địa phương, ưu tiên dạy các nghề có thể tự tạo việc làm tại chỗ, những nghề có nhu cầu cao, có khả năng tìm được việc làm trên thị trường và tham gia xuất khẩu lao động.

+ Kinh phí: Từ ngân sách tỉnh theo dự toán hàng năm.

+ Phân công trách nhiệm: Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Sở, Ngành, địa phương, đơn vị liên quan thực hiện.

Giải pháp về chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật

+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất cho người nghèo, hộ nghèo, người cận nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, người cận nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo phát triển kinh tế, phát triển ngành nghề;

chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, hỗ trợ tổ chức, phát triển sản xuất nông, công, lâm, ngư nghiệp hàng hóa gồm: giống, cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, máy móc thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất... để tạo cơ hội cho người nghèo ổn định sản xuất, việc làm, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương.

+ Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo hỗ trợ phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm; dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y; vệ sinh an toàn thực phẩm; hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất, mô hình tạo việc làm, tạo điều kiện cho người dân tham quan, học tập, nhân rộng mô hình.

+ Phân công trách nhiệm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, địa phương, đơn vị liên quan thực hiện.

Giải pháp về chính sách hỗ trợ y tế

+ Đẩy mạnh công tác truyền thông về Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung để nhân dân hiểu rõ hơn ý nghĩa nhân văn của chính sách BHYT, những điểm mới của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, qua đó tạo sự thống nhất cao ở các cấp, các ngành, sự đồng thuận xã hội về việc triển khai và thực thi Luật BHYT sửa đổi, bổ sung. Trong đó nhấn mạnh vào những điểm mới như: Quy định bắt buộc tham gia BHYT, khuyến khích người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình, quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của người tham gia, đặc biệt là đối tượng người nghèo, bảo trợ xã hội, thân nhân người có công...

+ Xây dựng cơ sở y tế ở các xã, phường, thị trấn, trong đó chú trọng nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao, đảm bảo người nghèo được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế.

+ Phân công trách nhiệm: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện thực hiện.

Giải pháp về chính sách hỗ trợ giáo dục

+ Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã, phường, thị trấn, trong đó ưu tiên các địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao.

+ Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021; Thông tư Liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

+ Phân công trách nhiệm: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan và các địa phương thực hiện.

Giải pháp về chính sách hỗ trợ nhà ở

+ Triển khai thực hiện Quyết định số 603/QĐ-UBND ngàỵ 13/4/2016 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn Tỉnh (theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ).

+ Phân công trách nhiệm: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Lao động

Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan thực hiện.

Giải pháp về chính sách hỗ trợ giá điện sinh hoạt

+ Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giá điện cho các hộ thuộc diện hộ nghèo theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.

+ Phân công trách nhiệm: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, các huyện chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện.

Giải pháp về chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo

+ Đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý đối với người nghèo, hộ nghèo, người cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước Tỉnh và tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở về các lĩnh vực như: hình sự, dân sự, đất đai, nhà ở, lao động...; tư vấn pháp luật.

+ Thường xuyên tổ chức hoạt động trợ giúp pháp lý bằng nhiều hình thức khác như trợ giúp pháp lý thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý, cấp tờ rơi pháp luật, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, sân khấu hóa hoạt động tuyên truyền pháp luật.

+ Tập huấn, nâng cao năng lực cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, tư pháp xã, tổ hòa giải, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý cấp xã;

tăng cường hoạt động tuyên truyền về trợ giúp pháp lý.

+ Khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo để thường xuyên và kịp thời phổ biến những quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước cho người nghèo.

+ Phân công trách nhiệm: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.

Giải pháp về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sinh kế hộ nghèo Tăng cường đầu tư phát triển KCHT: Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi riêng của tỉnh để huy động các nguồn lực ngoài Nhà nước đầu tư xây dựng KCHT ở nông thôn, đầu tư xây dựng KCHT kinh tế - xã hội một cách đồng bộ, ưu tiên phát triển KCHT giao thông, hạ tầng phát triển công nghiệp và các công trình có ý nghĩa động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi bị xuống cấp, đầu tư xây dựng mới các công trình thủy lợi, cung cấp đủ nước cho sản xuất lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của địa phương. Tập trung đầu tư KCHT về điện, nước sinh hoạt, đảm bảo cho người dân trong toàn tỉnh được sử dụng;

đầu tư xây dựng đủ phòng học cho các trường mầm non, phổ thông, trường dân tộc nội trú; hoàn thành các trung tâm dạy nghề ở tuyến huyện; cải tạo, nâng cấp các Trạm y tế xã; phát triển hạ tầng truyền thanh, truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH nâng cao đời sống nhân dân, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới và thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững ở khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)