Giới thiệu về Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 59)

Chương 3. THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Giới thiệu về Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên nằm ở vị trí địa lý trung tâm chính trị, kinh tế của vùng trung du miền núi Đông Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Đây là điều kiện thuận lợi cho Thái Nguyên phát triển KT - XH về mặt địa lý.

Địa hình: Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Khí hậu thời tiết: Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, thị xã Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm [35]. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

3.1.2. Kết quả phát triển kinh tế chung của tỉnh

Kinh tế Thái Nguyên tăng trưởng cao trong nhiều năm. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người năm 2016 đạt 52 triệu đồng/người/năm, tăng 5,6

triệu đồng/người/năm so với năm 2015 (46,4 triệu đồng/người/năm) vượt mức bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng. Thu ngân sách trong cân đối năm 2016 ước đạt đạt 8.500 tỉ đồng, tăng 16,1% so với năm 2015 (6.800 tỉ đồng) vượt mục tiêu đề ra [35]. Đây là nguồn lực quan trọng hỗ trợ thực hiện giảm nghèo bền vững của tỉnh Thái Nguyên.

Thu hút đầu tư có bước chuyển biến tích cực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014 đứng thứ 8 trong 63 tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong giai đoạn 2011 - 2015 đã thu hút được gần 700 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt trên 250 nghìn tỷ đồng, trong đó có trên 50 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký khoảng 7 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 4,5 tỷ USD [35]. Đây là điều kiện thuận lợi cho tạo việc làm cho người dân, hỗ trợ thực hiện giảm nghèo bền vững của Tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2012 - 2016 đạt 13,1%, cao hơn 7,28% so với bình quân chung của cả nước; trong đó, công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng 20,7%, dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng 7,7%; nông - lâm nghiệp - thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng 5,1% [35].

Với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh cho thấy tiềm lực kinh tế của Thái Nguyên khá vững, góp phần không nhỏ vào việc giảm nghèo bền vững của địa phương.

Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn trong giảm nghèo bền vững tác động từ điều kiện kinh tế, xã hội tự nhiên của tỉnh

Thuận lợi

Hoạt động sản xuất kinh doanh tại Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi, một số ngành nghề trọng điểm đều tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần

Điều kiện tự nhiên tại Thái Nguyên khá thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi về đất đai và nước, có nhiều khả năng để phát triển nông, lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác. Nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản dồi dào.

Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 9 trường đại học, 29 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động. Điều này đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ

Khó khăn

Tình hình kinh tế trên địa bàn phát triển chưa bền vững và chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế trong tỉnh còn thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn thiếu, chưa đồng bộ. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn hạn chế.

Thái Nguyên hiện phải đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức như:

thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp.

Vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm... Từ đó làm giảm thu nhập của người dân, làm giảm hiệu quả của những hỗ trợ từ những chính sách giảm nghèo bền vững.

Thái nguyên là địa bàn đa dạng về số lượng dân tộc, do đó có những nét văn hóa khác nhau. Điều này đòi hỏi việc tuyên truyền các hoạt động giảm nghèo cũng phải khác nhau, đi sâu và am hiểu về những nét văn hóa của từng dân tộc.

3.1.3. Kết quả giảm nghèo bền vững tại tỉnh Thái Nguyên 3.1.3.1. Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo tại các địa phương

Sau khi triển khai các chương trình xoá đói giảm nghèo, bằng việc huy động tổng hợp các nguồn lực thực hiện các chương trình và dự án, cùng với sự giúp đỡ từ các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh và sự nỗ lực của người dân tình trạng đói nghèo đã thay đổi theo hướng tích cực giảm nhanh cả về quy mô và tỷ trọng các hộ đói nghèo. Kết quả cụ thể được tổng kết trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.1: Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo tại các địa phương

Đơn vị (TP/TX/

Huyện)

Năm 2012 Năm 2014 Năm 2016 Chênh lệch 2014/2012

Chênh lệch 2016/2014 Số hộ

nghèo (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ nghèo (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ nghèo (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%) Thái Nguyên 2.656 4,53 2.450 1,76 1.704 1,21 -206 -7,8 -746 -30,4 Sông Công 1.250 10,3 1.003 3,58 627 2,98 -247 -19,8 -376 -37,5 Phổ Yên 4.705 17 4.501 5,48 3.809 4,21 -204 -4,3 -692 -15,4 Phú Lương 5.433 21,99 5.100 9,53 3.375 7,04 -333 -6,1 -1.725 -33,8 Đồng Hỷ 5.237 22,88 4.905 10,82 3.905 7,21 -332 -6,3 -1.000 -20,4 Phú Bình 6.374 24,83 6.237 10,43 5.303 8,04 -137 -2,1 -934 -15,0 Đại Từ 9.694 27,66 9.332 12,28 8.403 8,12 -362 -3,7 -929 -10,0 Định Hóa 6.536 33,98 6.310 18,94 5.989 13,45 -226 -3,5 -321 -5,1 Võ Nhai 3.436 43,2 3.291 21,81 2.568 13,03 -145 -4,2 -723 -22,0 Toàn tỉnh 45.321 20,6 43.129 9,6 35.683 6,09 -2.192 -4,8 -7.446 -17,3

Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên

Theo kết quả trong bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giảm nhanh qua các năm, từ 45.321 hộ chiếm 20,57% năm 2012 giảm còn 35.683 hộ tương ứng tỷ lệ 6,09% năm 2016. Số hộ nghèo năm 2014 giảm 4,8% so với năm 2012 và năm 2016 giảm 17,3% so với năm 2014. Những đơn vị hành chính có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế - xã hội phát triển như thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên là những khu vực có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất so với các huyện khác trong tỉnh. Ngược lại một số huyện có tỷ lệ nghèo cao như Định Hóa, Võ Nhai… là những huyện thuộc khu vực địa hình phức tạp, hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao do đó giao thông chưa có điều kiện phát triển. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa nóng nhiệt độ lên đến 410C, mùa lạnh nhiệt độ xuống tới 10C.

Độ ẩm trong không khí cao trên 80%, tháng 8 và tháng 9 thường có mưa bão, lốc xoáy gây lũ quét, lũ ống sạt lở đất, mùa đông kéo dài thường có sương muối, giá rét…

Điều kiện tự nhiên là một trở ngại lớn không những gây khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp mà còn ảnh hưởng rất lớn tới đời sống người dân. Đặc trưng của những

huyện có tỷ lệ nghèo cao trong tỉnh là lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn (78 - 80%) nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp lại không cao, do đó thu nhập của người dân rất thấp và thường không ổn định. Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo tại những huyện này rất lớn.

Khi so sánh tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thái Nguyên so với tỷ lệ nghèo cả nước, tác giả thu được bảng số liệu như sau:

Bảng 3.2: Tỷ lệ hộ nghèo tại Thái Nguyên so với Yên Bái và tỷ lệ bình quân cả nước Thời điểm

điều tra nghèo

Tổng số hộ nghèo Thái Nguyên (Hộ)

Tỷ lệ nghèo Thái Nguyên

(%)

Tỷ lệ nghèo Yên Bái

(%)

Tỷ lệ nghèo cả nước

(%)

31/1/2012 45.321 20,57 32,53 11,76

31/12/2013 43.965 13,76 29,23 9,6

31/12/2014 43.129 9,6 25,38 7,8

31/12/2015 40.080 7,06 20,56 5,97

31/12/2016 35.683 6,09 16,02 4,25

Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thái Nguyên giảm xuống đáng kể trong giai đoạn 2012-2016. Từ 20,57% năm 2012 giảm còn 6,09%

năm 2016. Đây là kết quả giảm nghèo gây ấn tượng của tỉnh Thái Nguyên, là công sức của toàn tỉnh, người nghèo và cộng đồng chung tay thực hiện. Tuy nhiên tỷ lệ nghèo còn khá cao so với bình quân chung cả nước (4,25% năm 2016), nhưng thấp hơn rất nhiều so với tỉnh Yên bái (16,02% năm 2016). Hộ nghèo chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là huyện Võ Nhai. Từ kết quả trên cho thấy, các chương trình xóa đói, giảm nghèo của Chính quyền các cấp tỉnh Thái Nguyên đã thu được nhiều thành công nhất định. Song toàn tỉnh cần nỗ lực hơn nữa để giảm thiếu các hộ đói nghèo bắt kịp tốc độ giảm nghèo chung của cả nước.

3.1.3.2. Thực trạng tái nghèo và tỷ lệ hộ cận nghèo tại các địa phương

Bảng 3.3: Thực trạng tái nghèo và tỷ lệ hộ cận nghèo tại các địa phương

Đơn vị (TP/TX/

Huyện)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Hộ cận

nghèo

Hộ tái nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ tái nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ tái nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ tái nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ tái nghèo

Thái Nguyên 769 56 659 45 342 67 208 78 234 56

Sông Công 349 34 342 46 342 58 257 56 453 60

Phổ Yên 430 58 343 54 453 29 259 46 246 39

Phú Lương 384 33 304 34 293 45 333 64 302 43

Đồng Hỷ 345 34 323 43 304 38 306 23 205 54

Phú Bình 340 35 303 34 406 67 137 32 305 40

Đại Từ 943 76 903 35 542 56 364 26 402 67

Định Hóa 569 54 453 58 563 31 374 35 354 98

Võ Nhai 568 32 322 49 328 28 305 26 287 53

Toàn tỉnh 4.697 412 3.952 398 3.573 419 2.543 386,00 2.788 510

Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên

Bảng số liệu trên cho thấy số hộ cận nghèo tại tỉnh đã có xu hướng giảm đáng kể qua các năm. Tuy nhiên, số hộ tái nghèo đang có xu hướng tăng. Kết quả trên phần nào cho thấy chính sách giảm nghèo tại địa phương chưa phát huy được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)