Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng ở tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 29 - 36)

Chương I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng ở tỉnh Lai Châu

Ngay sau khi đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu thành lập Quỹ BVPTR tỉnh Lai Châu (năm 2009) để thực hiện theo nội dung Nghị định số 05/2008/NĐ- CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; trong quá trình thực hiện đƣợc sửa đổi bổ sung để phù hợp theo quy định của pháp luật về thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. 08/08 huyện, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; thành lập Tổ kỹ thuật thực hiện chính sách chi trả DVMTR của huyện, thành phố; Ban Quản lý rừng phòng hộ các huyện và Hạt Kiểm lâm thành phố là đơn vị đƣợc giao trực tiếp thực hiện chi trả DVMTR tại địa bàn.

Quỹ BVPTR tỉnh Lai Châu đã sớm kiện toàn ổn định tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, người lao động; tích cực nghiên cứu, học hỏi nắm bắt các văn bản về chế độ chính sách liên quan; chủ động tham mưu và phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu văn bản cụ thể hoá cơ chế chính sách trình tự thực hiện chính sách chi trả DVMTR; thường xuyên hướng dẫn các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR; phối hợp với các cơ quan tổ chức tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đã ký hợp đồng uỷ thác chi trả tiền DVMTR với tất cả các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động; tích cực đôn đốc việc thu nộp; rà soát, xác định chủ rừng, lập phương án khoán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở xây dựng kế hoạch thu chi. Công tác giải ngân cho người cung cấp DVMTR cơ bản kịp thời, đạt tỷ lệ cao góp phần tích cực trong công tác BVPTR.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, cùng với sự nỗ lực quyết tâm của các cấp, các ngành các địa phương đã triển khai đồng bộ các hoạt động, đến nay việc triển khi chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Lai Châu đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, cụ thể nhƣ:

- Công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn:

+ Thông tin tuyên truyền: Quỹ BVPTR tỉnh Lai Châu đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền, tập huấn thực hiện chính sách chi trả DVMTR, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đƣa tin trong ấn phẩm thông tin nội bộ 03 số báo, đƣa thông tin tuyên truyền tại hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh, phát 1.870 tờ rơi, mở 08 lớp tuyên truyền với 640 người tham dự, cấp thí điểm 1.000 cuốn sổ theo dõi chi trả DVMTR đến từng hộ gia đình nhận khoán, cắm 10 biển tuyên truyền; đƣa 52 tin, bài, 27 phóng sự tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR. Công tác tuyên truyền trên địa bàn các huyện, thành phố cũng đƣợc đẩy mạnh. Các huyện đã tổ chức 12 hội nghị tuyên truyền với 625 lượt người tham gia; 217 hội nghị tuyên truyền cấp xã với 8.950 lượt người tham gia. Đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền tại cộng đồng dân cƣ thôn bản với 3.522 cuộc họp, 102.929 lượt người tham gia. Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện, Hạt Kiểm

lâm thành phố phối hợp với Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện, thành phố, báo Lai Châu đƣa 14 tin, 08 phóng sự tuyên truyền về chính sách, tổ chức cắm 977 biển, in phát 10.233 tờ rơi, tờ gấp, làm 190 áp phíc tuyên tuyền, in phát 335 cuốn lịch lồng ghép các nội dung tuyên truyền. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của người dân về chính sách chi trả DVMTR nói riêng và công tác BVPTR nói chung trên địa bàn tỉnh;

+ Triển khai tập huấn với đối tƣợng chính là các cán bộ thuộc các Ban quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm thành phố Lai Châu; nội dung tập huấn về triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR, rà soát, xác lập phương án khoán quản lý bảo vệ rừng, hợp đồng, nghiệm thu, quản lý, sử dụng kinh phí và trình tự thanh quyết toán tiền DVMTR hàng năm.

- Kết quả huy động các nguồn thu, chi:

+ Công tác đàm phán, ký kết hợp đồng và đôn đốc thu nộp tiền ủy thác chi trả DVMTR: đối với các cơ sở sử dụng DVMTR có lưu vực liên tỉnh (thủy điện Hoà Bình, Sơn La, Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex): Quỹ BVPTR tỉnh đã phối hợp với Quỹ BVPTR Việt Nam đàm phán, ký kết hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR, xác định phần chuyển trả của tỉnh Lai Châu và triển khai tiếp nhận tiền ủy thác chi trả DVMTR của các cơ sở sử dụng DVMTR. Đối với các nhà máy thủy điện sử dụng DVMTR có lưu vực trong tỉnh: hàng năm, Quỹ BVPTR tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, kê khai, đàm phán và tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR với các nhà máy thủy điện đã đi vào hoạt động.

Căn cứ hợp đồng đã ký, Quỹ BVPTR thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc các nhà máy thủy điện chuyển trả tiền ủy thác theo nội dung đã ký [1].

+ Công tác rà soát diện tích rừng, xác định chủ rừng, xây dựng phương án khoán bảo vệ rừng thực hiện chính sách chi trả DVMTR; thu, chi tiền chi trả DVMTR hàng năm đƣợc Hội đồng quản lý quỹ BVPTR công khai minh bạch;

đƣợc thông qua nghị quyết kế hoạch thu chi và nghị quyết quyết toán thu chi tiền chi trả DVMTR; kết quả thực hiện các năm chi tiết tại Bảng 1.2

Bảng 1.2. Diện tích chi trả DVMTR và tiền thu, chi ủy thác tiền DVMTR từ năm 2014 - 2019 tỉnh Lai Châu

Năm

Diện tích chi trả DVMTR

(ha)

Tổng thu (triệu đồng)

Trong đó

Tổng chi (triệu đồng) Quỹ

BVPTR Việt Nam

Quỹ BVPTR

tỉnh

Kết dƣ, nguồn

năm trước chuyển

sang

Lãi tiền gửi ngân hàng

2014 429.657,75 259.379 148.200 17.604 92.125 1.450 218.443 2015 429.659,56 211.967 152.500 17.660 40.937 870 175.126 2016 497.812,30 271.311 213.200 20.424 36.840 847 219.293 2017 405.497,29 342.862 260.100 30.141 52.017 604 273.150 2018 422.902,00 517.641 390.387 58.168 69.086 517.641 2019 438.444,20 603.254 510.232 50.899 41.123 1.000 603.254 (Nguồn: Quỹ BVPTR tỉnh Lai Châu)

Biểu 1.1. Biểu đồ diễn biến diện tích chi trả DVMTR tỉnh Lai Châu từ 2014-2019

Nhƣ sơ đồ trên có thể thấy diện tích rừng đƣợc tăng theo từng năm; tuy nhiên thủy điện Lai Châu dâng nước lòng hồ, đã làm giảm diện tích rừng của tỉnh (năm 2017), sau đó diện tích rừng tỉnh Lai Châu tiếp tục tăng dần theo các năm.

- Quỹ BVPTR tỉnh đã trích kinh phí trong chi phí quản lý để hỗ trợ các chương trình, dự án như: hỗ trợ cây giống trồng rừng với diện tích trồng mới, hỗ trợ xây dựng chốt gác bảo vệ rừng, hỗ trợ xây dựng trạm quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ đầu tư xây dựng vườn ươm giống cây nông, lâm nghiệp, cây ăn quả, hỗ trợ đầu tƣ xây dựng công trình trụ sở làm việc...

- Tiền trồng rừng thay thế các năm đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê dự án trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát hàng năm đƣợc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nghiệm thu diện tích cung cấp DVMTR của các chủ rừng là tổ chức và phúc tra kết quả nghiệm thu diện tích cung cấp DVMTR của các Ban quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm thành phố Lai Châu, góp phần đảm bảo công tác thanh toán tiền DVMTR đúng đối tƣợng và diện tích cung cấp DVMTR. Việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR cơ bản tuân thủ các quy định về tài chính, kế toán và đảm bảo theo các quy định hiện hành.

- Tác động của chính sách đến công tác BVPTR:

+ Sau thời gian triển khai thực hiện, chính sách chi trả DVMTR đã có tác động tích cực tới công tác BVPTR trên địa bàn tỉnh. Các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh đã nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác BVPTR, tạo niềm tin của nhân dân vào chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước; hệ thống Ban chỉ đạo về kế hoạch BVPTR và thực hiện chính sách chi trả DVMTR các cấp (tỉnh, huyện, xã) hoạt động có hiệu quả và đƣợc cấp kinh phí hoạt động từ chi phí quản lý nguồn DVMTR. Các thôn bản tham gia nhận khoán bảo vệ rừng đã thành lập Tổ chuyên trách BVPTR, ban hành quy chế hoạt động của Tổ và phân phối thu nhập từ nguồn DVMTR;

+ Với những hoạt động bảo vệ rừng cụ thể nêu trên, đã tập trung bảo vệ đƣợc diện tích cung cấp DVMTR với trên 466 nghìn ha; số vụ phá rừng, cháy rừng, diện tích cháy và số vụ vi phạm luật BVPTR đã giảm đáng kể diện tích rừng đã đƣợc nâng lên (độ che phủ rừng của tỉnh Lai Châu từ 45,0% năm 2014 lên 50,16% (năm 2019). Diện tích che phủ rừng tăng lên hằng năm đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, đa dạng sinh học nâng lên; giảm

thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; các diện tích rừng ngoài diện tích cung cấp DVMTR cũng được người dân ý thức bảo vệ theo, các diện tích nương (trồng cây hàng năm) dần đƣợc trồng cây lâu năm để phát triển rừng.

+ Đã cải thiện sinh kế của người nhận khoán của người dân: trong thời gian qua, Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo nâng cao thu nhập cho người dân tham gia nhận khoán BVPTR.

Năm 2018, chi trả bình quân theo diện tích cung ứng là 1,22 triệu đồng/ha; có 73.866 hộ, thu nhập bình quân của các hộ nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh 5,8 triệu đồng/năm/hộ;

+ Người dân đã sử dụng tiền DVMTR nhận được một cách có hiệu quả để phát triển sản xuất, xây dựng công trình phúc lợi và cải thiện cuộc sống.

- Thuận lợi trong quá trình hoạt động Quỹ BVPTR tỉnh Lai Châu:

+ Được sự hướng dẫn thường xuyên của Trung ương đặc biệt là Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ BVPTR Việt Nam trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các sở, ban ngành, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách;

+ Sự đồng tình nhất trí cao của các chủ rừng, tổ chức đƣợc giao quản lý rừng và các cơ sở sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh về chính sách;

+ Công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong đơn vị luôn có sự nỗ lực, cố gắng, tâm huyết với công việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ đƣợc giao;

+ Công tác tổ chức đã thành lập, từng bước kiện toàn và vận hành hoạt động có hiệu quả hệ thống tổ chức quản lý, chỉ đạo điều hành và thực hiện chính sách từ tỉnh đến thôn, bản;

+ Cơ chế quản lý, triển khai thực hiện sớm cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, tạo cơ sở để triển khai thực hiện chính sách đƣợc thuận lợi;

+ Công tác phối hợp với Quỹ BVPTR Việt Nam được duy trì thường xuyên, đảm bảo cho việc ký kết và tiếp nhận tiền ủy thác. Việc tiếp nhận tiền ủy thác của các nhà máy thủy điện nội tỉnh đều đạt kế hoạch đề ra;

+ Đã sớm rà soát xác định được diện tích rừng theo lưu vực để chi trả cho các chủ rừng và đối tƣợng nhận khoán trên địa bàn. Sự tham gia của hệ thống Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện, Hạt Kiểm lâm thành phố Lai Châu góp phần tích cực trong việc triển khai thực hiện chính sách trả tiền DVMTR.

+ Công tác chi trả tiền DVMTR đƣợc triển khai kịp thời, đảm bảo đúng quy định. Tiền DVMTR đƣợc chi đến từng chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân tham gia nhận khoán;

+ Việc thực thi chính sách đã góp phần BVPTR bền vững; số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị thiệt hại do cháy đã giảm rõ rệt; các vụ vi phạm Luật BVPTR, tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy đã giảm đáng kể, công tác tuần tra bảo vệ được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua Tổ chuyên trách BVPTR thôn, bản... qua đó đã góp phần tăng độ che phủ, tăng khả năng phòng hộ của rừng, điều hòa khí hậu, cung cấp, điều tiết nguồn nước cho các nhà máy thủy điện và sinh hoạt người dân. Đã tạo nguồn thu ổn định cho người dân trên địa bàn tỉnh.

- Bên cạnh những thuận lợi, kết quả đạt đƣợc trong trong quá trình triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại địa phương cũng bộc lộ một số khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực thi chính sách, cụ thể như:

Chậm trả, nợ đọng tiền DVMTR của một số đơn vị ảnh hưởng đến việc chi trả tiền DVMTR theo quy định; công tác rà soát, xác định chủ rừng và giao đất, giao rừng chƣa đƣợc thực hiện do chƣa có kinh phí; một số diện tích rừng có cung ứng DVMTR vẫn bị cháy, chặt phá trái phép...

Vì vậy, đề tài sẽ đi sâu tập trung nghiên cứu về các khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý bảo vệ rừng gắn với chính sách chi trả DVMTR địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Mường Tè nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)