Giải pháp về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 81 - 91)

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với chính sách chi trả DVMTR tại huyện Mường Tè

3.3.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện

- Tăng cường phối hợp với Quỹ BVPTR Việt Nam, các Sở, ban ngành tỉnh để triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đôn đốc các nhà máy thủy điện nộp tiền ủy thác DVMTR, trồng rừng thay thế theo quy định.

- Tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, coi là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp các ngành; phải quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; sáng tạo trong cách làm, điều hành phải linh hoạt; cán bộ thực thi nhiệm vụ phải nhiệt tình, trách nhiệm. Tổ chức bộ máy phải tinh gọn, hiệu quả.

- Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện rà soát điều chỉnh phương án khoán trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. Tiến hành phân định rõ diện tích, ranh giới, quản lý bảo vệ rừng theo từng bản, nhóm hộ, hộ gia đình cá nhân để gắn quyền lợi và trách nhiệm cụ thể.

- Ban quản lý rừng phòng hộ phối hợp với chính quyền, Ban Chỉ đạo cấp xã hướng dẫn các thôn, bản rà soát việc thành lập Tổ chuyên trách BVPTR, ban hành quy chế hoạt động và phân phối thu nhập đảm bảo các quy định, đồng thời hướng dẫn, đôn đốc việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

- Công tác kê khai, rà soát xác định diện tích ranh giới rừng để khoán bảo vệ phải chính xác, đúng đối tƣợng và có sự tham gia bàn bạc nhất trí của đại bộ phận nhân dân trên địa bàn.

- Công tác lập danh sách, tiến hành giao khoán ngoài thực địa phải công khai minh bạch; số tiền chi trả phải rõ ràng, đƣợc niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã và thôn bản để nhân dân biết tham gia kiểm tra, giám sát.

- Cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện phải đƣợc giao nhiệm vụ cụ thể để chủ động tổ chức thực hiện.

b) Công tác thông tin, báo cáo

- Hàng tháng, quý Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện lập báo cáo về tình hình thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nắm bắt thông tin xử lý những vấn đề phát sinh.

- Quỹ BVPTR tỉnh tổng hợp số liệu, tiến độ triển khai thường xuyên báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ, Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị có liên quan định kỳ theo quy định.

c) Công tác kiểm tra, giám sát

- Các cấp, các ngành thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình, phát hiện kịp thời những nảy sinh mâu thuẫn vướng mắc, đề xuất các giải pháp xử lý trên cơ sở có sự đồng thuận cao của đại bộ phận nhân dân, kịp thời hướng dẫn tháo gỡ, xử lý các phát sinh ngay tại địa bàn; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

- Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR đảm bảo đúng quy định.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động tăng cường triển khai công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách chi trả tại cơ sở; đảm bảo

quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân, không để xảy ra sai sót, tiêu cực trong quá trình thực hiện.

- Ủy ban nhân dân xã, Ban Chỉ đạo cấp xã tăng cường kiểm tra, giám sát về hoạt động của Tổ chuyên trách BVPTR, quản lý và sử dụng tiền trích lại tại thôn bản để sử dụng BVPTR.

d) Xây dựng mô hình quản lý bảo vệ rừng đặc th tại địa phương

Qua nghiên cứu thực trạng tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện, tác giả đề xuất mô hình tổ chức quản lý rừng và lâm nghiệp trên địa bàn huyện nhƣ sau:

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện - Chi cục kiểm lâm tỉnh: chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Hạt kiểm lâm huyện thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ phát triển rừng và đất lâm nghiệp.

- Hạt kiểm lâm và Ban quản lý bảo vệ và phát triển rừng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chính quyền địa phương, kiểm lâm viên trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại cơ sở;

- Ban lâm nghiệp xã là bộ phận tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.

- Ban quản lý rừng cấp thôn do người dân trong thôn bản bầu chọn.

Trưởng Ban quản lý rừng của thôn bản chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trong việc bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn của thôn.

- Tổ, đội bảo vệ rừng trực thuộc Ban quản lý rừng thôn bản. Tổ trưởng tổ bảo vệ rừng chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban quản lý rừng trong việc tuần tra rừng của tổ.

Bộ máy, thành phần, quy chế hoạt động của Ban lâm nghiệp xã, Ban quản lý rừng cấp thôn, Tổ đội bảo vệ rừng đƣợc Ủy ban nhân dân xã quyết định.

Nhƣ vậy với mô hình trên đã phân cấp mạnh cho Ban Lâm nghiệp cấp xã để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã; qua đó kịp thời giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thực hiện chính sách chi trả DVMTR là một trong nội dung quan trọng trong công tác quản lý và phát triển rừng ở nước ta nói chung, tỉnh Lai Châu nói chung nhất là đối với huyện miền núi, đầu nguồn sông Đà (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu); là một chính sách đột phá của ngành Lâm nghiệp trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, nguồn vốn xã hội cho đầu tƣ và phát triển rừng; phần lớn nguồn thu từ các nhà máy thủy điện. Là một chính sách đúng đắn, một biện pháp có hiệu quả để thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng để bảo vệ rừng của Đảng và Nhà nước. Chính sách chi trả DVMTR đƣợc triển khai đã thu đƣợc nhiều thành quả to lớn, góp phần quản lý, bảo vệ rừng, thúc đẩy xã hội hóa nghề rừng, giảm áp lực chi ngân sách nhà nước; việc chặt phá rừng giảm, tỷ lệ che phủ rừng hằng năm tăng. Nguồn thu từ DVMTR tiếp tục tăng lên góp phần nâng cao vai trò, giá trị của rừng; xóa đói giảm nghèo và quản lý hiệu quả phát triển bền vững tài nguyên rừng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR có một số tồn tại đã làm giảm bớt hiệu quả của chính sách nhƣ: mức thu tiền DVMTR còn thấp, chậm đƣợc điều chỉnh (chính sách đƣợc điều chỉnh năm 2019 nhƣng vẫn bằng năm 2016 (năm 2010 thu 20đồng/kwh, năm 2016 thu 36 đồng/kwh, từ năm 2019 thu 36đồng/kwh); vẫn còn tình trạng nợ tiền DVMTR.

Để chính sách chi trả DVMTR phát huy hiệu quả, bền vững kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần tích cực vào công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện có hiệu quả hơn chính sách chi trả DVMTR, đề nghị Chính phủ tăng đơn giá thu DVMTR theo tỷ lệ thuận với tăng giá điện; kiên quyết xử lý đối với các tổ chức cố tình chậm nộp tiền DVMTR.

Để nâng cao hiệu quả công tác chi trả DVMTR trong thời gian tới, thì công tác tuyên truyền, vận động phải thực hiện thường xuyên liên tục, nhất là các bản vùng sâu, vùng xa. Việc kê khai, rà soát xác định diện tích ranh giới rừng để khoán bảo vệ cho các chủ hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn bản phải chính xác, đúng đối tượng và có sự đồng thuận nhất trí của người dân. Việc lập

danh sách, tiến hành giao khoán ngoài thực địa cho các nhóm hộ, cộng đồng thôn bản phải công khai minh bạch. Cùng với đó, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, phát hiện kịp thời những nảy sinh mâu thuẫn vướng mắc, đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời...

2. Khuyến nghị

Trên cơ sở Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành ban hành các Thông tư hướng dẫn liên quan đến chính sách chi trả DVMTR. Cụ thể: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành thông tƣ liên tịch quy định, hướng dẫn về tiêu chí, thành lập, mô hình tổ chức và phân cấp quản lý các Quỹ BVPTR các cấp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi, ban hành Thông tƣ quy định trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính cho Quỹ BVPTR thay thế cho các Thông tƣ bị bãi bỏ và đã hết hiệu lực thi hành.

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ BVPTR Việt Nam sớm có hướng dẫn cụ thể việc thu tiền đối với các đối tượng và loại dịch vụ phải trả tiền DVMTR sau:

+ Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất.

+ Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ DVMTR phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.

+ Các đối tượng phải trả tiền DVMTR cho dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cacbon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thuỷ sản.

- Khuyến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu:

+ Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, đôn đốc các đơn vị sử dụng DVMTR thực hiện nghiêm túc việc thu nộp tiền DVMTR theo quy định;

+ Kiện toàn tổ chức bộ máy Quỹ; quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, chế độ và nguồn lực (kinh phí, trang thiết bị, phương tiện) để Quỹ tỉnh yên tâm tổ chức thực hiện chính sách;

+ Lồng ghép thực hiện chính sách chi trả DVMTR gắn với thực hiện Kế hoạch BVPTR và các chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp khác, bổ sung nguồn ngân sách thông qua các chương trình, dự án, kế hoạch BVPTR để hỗ trợ, đảm bảo đơn giá tối thiểu đến chủ rừng;

+ Bố trí nguồn lực và hoàn thành dứt điểm việc rà soát ranh giới diện tích rừng đến các chủ rừng có cung ứng DVMTR;

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả DVMTR;

chỉ đạo giải ngân tiền DVMTR kịp thời, đầy đủ đến các chủ rừng;

+ Chỉ đạo cơ quan chuyên môn đồng bộ các loại thủ tục, hồ sơ chi trả DVMTR trong toàn tỉnh; ban hành bộ quy chế hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ chi trả DVMTR và mẫu bảng kèm theo; thành lập Tổ chức chi trả DVMTR cấp huyện.

- Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền các văn bản pháp luật quy định thực hiện chính sách chi trả DVMTR đến cá nhân, tổ chức; đặc biệt tập trung tuyên truyền Luật lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản dưới luật được ban hành./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng và thực hiện chính sách chi trả DVMTR tỉnh Lai Châu (2016), Báo cáo đánh giá Sơ kết 8 năm tổ chức hoạt động Quỹ BVPTR và 5 năm thực hiện Chính sách chi trả DVMTR gắn với quản lý BVPTR trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

2. Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Tè. Báo cáo hằng năm (từ 2014 đến năm 2019) về Kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm tiếp theo.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017), Báo cáo tổ chức hoạt động quỹ BVPTR (2008 - 2016) và 5 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR (2011 - 2016).

4. Nguyễn Việt Dũng và Nguyễn Hải Vân (Trung tâm Con người và Thiên nhiên). Chính sách chi trả DVMTR và tác động đến hệ thống quản trị lâm nghiệp địa phương (2015).

5. Phạm Hồng Lƣợng (Tổng cục Lâm nghiệp). Chi trả DVMTR ở Việt Nam:

Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 1, 2018.

6. Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả DVMTR.

7. Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

8. Quyết định số 36/2014/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành quy định một số nội dung thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

9. Quyết định số 41/2019/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành quy định một số nội dung thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

10. Tổng cục Lâm nghiệp, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và các tổ chức liên quan. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả chi trả DVMTR và sự tham gia của các bên liên quan tại địa phương”, 2015.

11. Phạm Thu Thủy và nnk (2013). Chi trả DVMTR tại Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn - Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR).

12. Phạm Thu Thủy, Lê Ngọc Dũng và Đào Thị Linh Chi. Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế. Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế.

13. Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, Nghị quyết hằng năm (2013 - 2019) về Thông qua kế hoạch thu - chi tiền DVMTR.

14. UBND huyện Mường Tè (2019), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Mường Tè đến năm 2020.

15. UBND huyện Mường Tè (2019), Báo cáo phát triển KT-XH Mường Tè hằng năm.

16. Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu 2018.

17. Đào Hồng Vân. Phân tích kết quả chi trả dịch vụ môi trường (PES) tại Việt Nam sau 10 năm thực hiện. Tạp chí Công thương.

Phụ lục 1 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ

VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN MƯỜNG TÈ

Biển tuyên truyền về chi trả DVMTR huyện Mường Tè

Rừng phòng hộ xã Bum Tở huyện Mường Tè

Phụ lục 2

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)