Tình hình biến động tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Mường Tè

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 49 - 54)

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với chính sách chi trả

3.2.1. Tình hình biến động tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Mường Tè

Phân tích tình hình diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Mường Tè chung của huyện qua các năm đƣợc thể hiện qua đánh giá phân tích và các bảng số liệu thống kê (Bảng 3.3).

Tài nguyên rừng huyện Mường Tè có tổng diện tích rừng khá lớn và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 - 2018. Năm 2011, diện tích rừng (gồm cả cây cao su) là 141.032ha, năm 2015 diện tích rừng của huyện có khoảng 164.837 ha,

bảo vệ rừng trên 200.000 lƣợt ha, khoanh nuôi tái sinh 65.760,2 lƣợt ha. Diện tích rừng tăng nhanh từ năm 2011 đến nay, từ 141.032ha (năm 2011) lên 162.806 ha (năm 2015) và 170.036ha (năm 2018), độ che phủ rừng tăng từ 52,8% năm 2011 lên gần 65,0% năm 2018 và là huyện có độ che phủ rừng cao nhất tỉnh. Trong cơ cấu diện tích rừng thì rừng đặc dụng giữ ổn định diện tích ở mức 21.000 - 22.000ha/năm; rừng phòng hộ tăng nhanh về diện tích từ 60.190ha năm 2011 lên 65.77ha năm 2015 và 77.174ha năm 2018. Diện tích rừng sản xuất cũng tăng mạnh.

Rừng Mường Tè có hệ động thực vật đa dạng, phong phú với nhiều loại gỗ quý như: giổi, lát, gù hương; nhiều cây dược liệu quý hiếm, nhiều sản vật rừng nổi tiếng như: mật ong rừng, tam thất, nấm hương, thảo quả.... Năm 2018 tỷ lệ che phủ rừng của huyện đạt 65,0%. Diện tích rừng phân bố ở tất cả các xã trong huyện, nhờ quan tâm phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại rừng đã góp phần đem lại thu nhập cao cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực.

Diện tích rừng trồng mới cũng tăng nhanh, trong 3 năm 2016 - 2018 trồng mới đƣợc 598,3 ha (năm 2016: 108ha, năm 2017: 307,3ha, năm 2018: 183ha)

Bảng 3.3. Biến động tài nguyên rừng và tỷ lệ che phủ rừng huyện Mường Tè giai đoạn 2011 - 2018 (Đơn vị: ha)

STT Năm

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

1

Tổng diện tích rừng (tính cả cây cao su)

141.032 162.687 162.806 149.425 164.837 166.120 170.316 173.594 1.1 Rừng đặc dụng 21.867 22.322 22.322 22.322 22.322 21.198 21.247 21.504 1.2 Rừng phòng hộ 60.190 66.774 65.777 52.359 67.939 74.291 77.174 78.873 1.3 Rừng sản xuất 59.715 73.591 74.745 74.745 74.576 63.198 64.462 72.932 1.4 Rừng ngoài quy

hoạch 7.433 7.433

2 Tỷ lệ che phủ

rừng (%) 52,82 60,68 60,76 60,78 61,50 62,00 63,57 64,79 (Nguồn: UBND huyện Mường Tè, 2019).

Biểu 3.1. Biểu đồ tăng trưởng rừng (theo diện tích)

Theo biểu đề trên thấy tỷ lệ diện tích che phủ rừng đươc tăng dần 141.032 ha rừng năm 2011 đã tăng lên 173.594 ha rừng năm 2018; tuy nhiên năm 2014 diện tích rừng phòng hộ có giảm 13.418ha do Nhà nước thực hiện các tiểu dự án của thủy điện Lai Châu nhƣ: tạo mặt bằng đập và nhà máy thủy điện, mặt bằng phụ trợ phục vụ thi công nhà máy; thi công đường tránh ngập, bố trí tái định cư, xây dựng các công trình công cộng do lòng hồ thủy điện dâng nước thì bị ngập, chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đât sản xuất nông nghiệp để ổn định lương thực cho người dân mất đất sản xuất nông nghiệp.

Việc thực hiện giao đất, giao rừng đến các hộ dân cƣ đƣợc thực hiện đúng quy định của nhà nước. Hoạt động của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Tè là cơ quan chuyên môn của huyện thực hiện chức năng quản lý, phát triển vốn rừng phòng hộ, thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn 14 xã và thị trấn. Ban quản lý rừng phòng hộ lập quy hoạch, kế hoạch, dự án bảo vệ và phát triển rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo đúng quy định; phối kết hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

hỗ trợ phát triển lâm nghiệp; thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn đƣợc giao quản lý; quản lý và phát triển vốn rừng theo quy hoạch trên địa

Đơn vị: ha

bàn quản lý; giao đất, giao rừng cho các hộ, cộng đồng dân cƣ thôn bản để thực hiện công tác khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng và trồng rừng; thường xuyên bám sát cơ sở vận động, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các chính sách hỗ trợ cũng như pháp luật của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; ký hợp đồng hỗ trợ ổn định theo chu kỳ đầu tƣ với các hộ, cộng đồng dân cƣ, Hợp tác xã, doanh nghiệp nhận khoán phát triển rừng phòng hộ hoặc nhận đất phát triển rừng sản xuất trên địa bàn dự án giao quản lý; hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng thực hiện đúng quy trình lâm sinh và thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; Nghiệm thu thanh toán cho các chủ rừng theo hợp đồng đã ký. Cung ứng dịch vụ giống, khuyến lâm, vật tƣ cho các chủ rừng theo hợp đồng kinh tế đã đƣợc ký kết; là cơ quan đầu mối thực hiện ký kết hợp đồng và quản lý, thanh quyết toán vốn cho các hộ gia đình tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

Qua kết quả điều tra, phỏng vấn (cán bộ xã, cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ) tình hình diễn biến tài nguyên rừng điều tra bảng hỏi, số người được phỏng vấn đều khẳng định về sự thay đổi về số lƣợng diện tích rừng qua các năm; về chất lượng rừng đa số diện tích cơ bản có chiều hướng tăng lên, tuy nhiên vẫn còn một số diện tích nào đó theo đánh giá của một số hộ dân đƣợc phỏng vấn cho biết vẫn có sự suy giảm về trữ lƣợng mà chƣa có một nghiên cứu hay đánh giá về khía cạnh này. Mẫu = 40 (20 cán bộ xã, 20 cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ).

Bảng 3.4. Khảo sát đánh giá về t nh h nh giao đất giao rừng (Khảo sát cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Tè

và cán bộ xã Can Hồ, Bum Nƣa)

STT Thông tin khảo sát

Số người đƣợc khảo sát

Tỷ lệ đánh giá (%) Hoàn

toàn đồng ý

Đồng ý

Không đồng ý

1

Cơ quan quản lý rừng phòng hộ có tham vấn các bên liên quan về triển khai giao đất

giao rừng 40

90% 10% 0%

2

Các tiêu chí để thực hiện chính sách giao đất giao rừng có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn địa phương

40 40% 40% 20%

3

Công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn xã

đã đƣợc triển khai đồng bộ và hiệu quả 40 40% 40% 20%

4 Diện tích rừng đã giao cho hộ gia đình, cá

nhân, cộng đồng dân cƣ thôn bản là hợp lý 40 20% 60% 20%

(Nguồn: Xử lý từ kết quả điều tra của tác giả) Qua kết quả khảo sát ý kiến 40 phiếu đối với cán bộ xã, cán bộ Ban quản lý rừng về tình hình giao đất giao rừng thì đa số hoàn toàn đồng ý với nội dung Cơ quan quản lý rừng phòng hộ có tham vấn các bên liên quan về triển khai giao đất giao rừng. Có 20% ý kiến không đồng ý với các tiêu chí để thực hiện chính sách giao đất giao rừng có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn địa phương;

công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn xã đã đƣợc triển khai đồng bộ và hiệu quả; diện tích rừng đã giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thôn bản là hợp lý. Nguyên nhân 20% ý kiến không đồng ý do có người dân được giao đất, giao rừng chƣa tiếp cận công nghệ để xác định diện tích (vẫn ƣớc lƣợng về diện tích); có khu vực được nhận tiền chi trả DVMTR trước, khu vực nhận sau

(do chƣa đủ điều kiện hình thành rừng); diện tích giao rừng chƣa có ran giới cụ thể tại thực địa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)