Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với chi trả DVMTR tại huyện Mường Tè

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 62 - 75)

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với chính sách chi trả

3.2.3. Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với chi trả DVMTR tại huyện Mường Tè

a) Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách chi trả DVMTR

- Đánh giá chung:

Năm 2018, người dân huyện Mường Tè đã được nhận hơn 180 tỷ đồng từ chính sách chi trả DVMTR cho 168.705 ha rừng. Nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng đã đƣợc cấp ủy, chính quyền đặt ra là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu. Để thực hiện tốt nhiệm vụ Ủy ban nhân dân huyện Mường Tè đã kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện Mường Tè.

Ngay từ đầu mùa khô huyện Mường Tè đã triển khai kế hoạch bảo vệ rừng; ban hành các văn bản chỉ đạo lực lƣợng vũ trang, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện, các xã, thị trấn chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện sẵn sàng đảm bảo lực lƣợng cơ động cho nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô.

Hạt Kiểm lâm huyện Mường Tè đã xác định vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao tại khu vực có tập quán sản xuất nương rẫy, có mật độ thảm thực vật dày nhƣ các xã: Pa Ủ, Tà Tổng, Mù Cả, Bum Tở, Ka Lăng, Thu Lũm, Kan Hồ… Qua đó, Hạt Kiểm lâm đã thành lập hai Trạm Kiểm lâm tại hai xã Tà Tổng, Mù Cả và phân công cán bộ kiểm lâm phụ trách các xã, tổ chức các đoàn kiểm tra các địa bàn trọng điểm. Lực lƣợng Kiểm lâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện các quy định bảo vệ rừng gắn với phòng cháy chữa cháy rừng, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật gây cháy rừng; phối hợp các xã, thị trấn tổ chức kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp xã với 398 thành viên và thành lập 126 Tổ chuyên trách bảo vệ, phát triển rừng và thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại các bản, khu phố.

Nhờ chính sách chi trả DVMTR, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, nhiều hộ đã sử dụng tiền chi trả DVMTR để tái sản xuất, mua cây giống, gia súc; đầu tƣ cho con cái ăn học. Trung bình một hộ nhận khoanh nuôi, bảo vệ rừng ở huyện đƣợc chi trả trên 7 triệu đồng/năm. Từ đó, ý thức, trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân các dân

tộc trên địa bàn huyện đƣợc nâng cao, số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị thiệt hại do cháy giảm rõ rệt, trên địa bàn huyện không có tụ điểm lớn về phá rừng, kinh doanh lâm sản trái pháp luật. Nâng độ che phủ rừng của huyện từ 51,9%

năm 2011 lên 64,8% năm 2018.

Để thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn, huyện Mường Tè đã tổ chức 68 Hội nghị tuyên truyền cấp xã về Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định số 99/NĐ-CP, các văn bản của Trung ƣơng, của tỉnh đến cán bộ và Nhân dân các dân tộc trong toàn huyện cho trên 1.400 lượt người. Tổ chức 412 cuộc họp bản trên 19.000 lượt người tham gia, xây dựng được 88 biển tuyên truyền khu vực chi trả DVMTR ở các khu rừng các xã, thị trấn; phát 8.950 tờ rơi và tranh tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tới các bản của các xã, thị trấn

Các thôn bản tham gia nhận khoán bảo vệ rừng đã thành lập các tổ chuyên trách, ban hành quy chế hoạt động, phân phối thu nhập từ nguồn DVMTR. Tổ chuyên trách thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng, đặc biệt trong mùa khô với các dụng cụ nhƣ dao phát, quần áo bảo hộ… đƣợc trang bị trích từ nguồn thu DVMTR. Có nơi còn làm đường tuần tra tại điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, phát đường băng trắng cản lửa phòng chống cháy rừng, lập chốt gác bảo vệ rừng. Kết quả, số vụ phá rừng, cháy rừng, diện tích cháy và số vụ vi phạm luật BVPTR giảm đáng kể, không có tụ điểm lớn về phá rừng, kinh doanh lâm sản trái phép. Tình trạng di cƣ tự do giảm, diện tích rừng đã đƣợc nâng lên (độ che phủ rừng của tỉnh từ 52,8 % năm 2011 lên 65,0 % năm 2018) góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, đa dạng sinh học nâng lên, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Một trong những biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLBV và PTR là thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR. Từ khi chính sách chi trả DVMTR đƣợc triển khai, công tác giữ rừng của tỉnh Lai Châu thêm phần hiệu quả. Các hoạt động xâm phạm, phá hoại rừng, khai thác lâm sản trái phép, tình trạng cháy rừng giảm rõ rệt, diện tích rừng cơ bản đƣợc bảo vệ tốt. Chất lƣợng rừng cũng nhƣ khả năng phòng hộ của rừng đƣợc nâng cao. Tỷ lệ che phủ rừng

toàn tỉnh cũng tăng theo các năm. Huyện Mường Tè năm 2018 có diện tích đất lâm nghiệp 257.930,1 ha, chiếm 96,2% diện tích tự nhiên của huyện. Diện tích rừng hiện có hơn 173.594 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 163.951 ha; tỷ lệ che phủ rừng năm 2017 đạt 63,52%, cao nhất tỉnh Lai Châu. Có đƣợc kết quả đó, ngoài việc tăng cường công tác QLBV và PTR thì chính sách chi trả DVMTR là yếu tố tác động rõ nét nhất.

Việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng hạn chế thấp nhất tình trạng di dân tự do để dần chấm dứt tình trạng phá rừng. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt nhờ chính sách chi trả DVMTR, nhiều hộ đã sử dụng tiền chi trả DVMTR để tái sản xuất, mua cây giống, gia súc, đầu tƣ cho con học hành.

Trung bình một hộ nhận khoanh nuôi, bảo vệ rừng đƣợc chi trả hơn 7 triệu đồng/năm. Từ đó, ý thức, trách nhiệm QLBV và PTR của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện được nâng cao, số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị thiệt hại do cháy giảm rõ rệt, trên địa bàn huyện không có tụ điểm lớn về phá rừng, kinh doanh lâm sản trái pháp luật. Nâng độ che phủ rừng của huyện từ 51,9% (năm 2011) lên hơn 63% (năm 2017).

Năm 2018, công tác phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu cũng đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Các chỉ tiêu trồng mới rừng đều đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch giao. Toàn huyện đã trồng mới 351,5 ha, trong đó, cây quế, cây Mắc Ca, cây Sa mu. Cùng với đó, tiếp tục chăm sóc diện tích rừng phòng hộ đã trồng những năm trước; khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ 21.737ha rừng đặc dụng.

Thực hiện bảo vệ toàn bộ diện tích hơn 173.001 ha rừng hiện có. Chăm sóc hàng chục ha rừng trồng chuyển tiếp năm thứ tƣ bằng nguồn vốn ngân sách Trung ƣơng... Củng cố và duy trì hoạt động của tám Ban chỉ đạo cấp huyện, 14 Ban chỉ đạo cấp xã và hàng trăm tổ chuyên trách quản lý bảo vệ rừng thôn, bản. Ðồng thời, huyện cũng cần có kế hoạch chỉ đạo hạt kiểm lâm, lực lƣợng kiểm lâm địa bàn thường xuyên bám chặt địa bàn và phối hợp các chủ rừng tổ chức tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Bảng 3.7. T nh h nh bảo vệ và phát triển rừng năm 2018 của huyện Mường Tè (phân theo xã, thị trấn)

STT Xã, thị trấn Chỉ tiêu

Đơn vị tính

T.trấn M.Tè

Bum

Nƣa Vàng

San Nậm Khao

Mường

Kan

Hồ

Xã Pa Vệ Sủ

Pa Ủ

Bum

Tở

Xã Tá Bạ

Xã Ka Lăng

Thu Lũm

Xã Mù Cả

Xã Tà Tổng

TOÀN HUYỆN 1 Tỷ lệ che phủ rừng % 48,81 68,00 57,75 45,39 62,89 67,38 57,06 67,10 53,98 72,76 77,41 82,75 76,89 55,19 64,8 2 Tổng diện tích rừng

hiện có Ha 596 5.038 5.499 4.894 11.573 15.983 13.789 22.215 7.284 8.277 10.787 9.342 29.489 28.235 173.001

Trong đó diện tích rừng trồng mới (Quế, Mắc Ca, Sa mu và những cây khác)

Ha 5,3 6,7 20,3 48,7 16,6 47,2 - - 52,9 - 27,9 43,5 43,4 39,0 351,5

2.1 Rừng tự nhiên Ha 596 4.780 5.327 2.804 8.451 14.092 13.703 22.188 7.096 8.217 10.482 9.037 29.262 27.916 163.951

+ Rừng đặc dụng Ha - - - - - - - - - - - - 11.215 10.522 21.737

+ Rừng phòng hộ Ha 250 1.203 1.326 1.854 4.662 8.404 10.716 12.171 2.441 4.314 6.528 7.555 12.743 3.779 77.946 + Rừng sản xuất Ha 346 3.578 4.001 950 3.789 5.688 2.987 10.017 4.656 3.904 3.954 1.482 5.304 13.615 64.271 2.2 Rừng trồng Ha 51,77 117,49 23,30 158,60 56,64 - 6,33 133,95 59,84 176,21 178,03 22,50 67,17 1051,8 + Rừng sản xuất Ha 51,77 117,49 23,30 88,60 40,64 6,33 112,95 59,84 176,21 178,03 22,50 67,17 944,83

+ Rừng phòng hộ Ha 70,00 16,00 21,00 107,0

2.3 Rừng ngoài quy hoạch

lâm nghiệp Ha 205,7 54,3 1.649 2.963 1.835 86,1 20,5 53,7 128,2 126,8 204,8 251,8 7578,9

2.4 Cây cao su Ha - - 418 - - - - - - - - - 418

2.5 Cây mắc ca Ha - - - - 37,9 - - - - 11,8 - 38,3 39,0 127

(Nguồn: UBND huyện Mường Tè).

- Một số điển hình về hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách chi trả DVMTR

Những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn miền núi, vùng cao biên giới nói riêng và huyện Mường Tè nói chung, nhiều chương trình chính sách được đầu tư đến với các dân tộc thiểu số, trong đó có chương trình khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng tự nhiên, chính sách chi trả DVMTR, từ đó nhân dân có thêm việc làm, có thêm thu nhập; đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa xã hội từng bước được nâng lên đáng kể góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện.

Sáu (06) xã khu vực biên giới (Ka Lăng, Thu Lũm, Pa Ủ, Mù Cả, Tá Bạ và xã Mường Tè) trước năm 2019 thuộc phạm vị quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ phía Bắc Mường Tè (Ban thành lập năm 2010, sáp nhập vào Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Tè năm 2018), địa bàn các xã giáp biên giới với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thuộc khu vực đầu nguồn sông Đà, địa hình chia cắt phức tạp độ đốc lớn. Diện tích tự nhiên 126.684,37 ha, trong đó diện tích rừng là 91.683 ha, chiếm 72,4%. Năm 2018, có 59 cộng đồng bản và 4 tổ chức là Đồn Biên phòng tham gia nhận khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích 89.615 ha, kinh phí hơn 96 tỷ đồng, số tiền chi trả bình quân hơn 27 triệu/hộ, xã nhiều nhất 57 triệu đồng/hộ, xã thấp nhất 12 triệu đồng/hộ. (Nguồn: https://thanhtra.com.vn/).

Bảng 3.8. T nh h nh bảo vệ và phát triển rừng của 6 xã phía Bắc huyện Mường Tè năm 2018

STT Xã, thị trấn

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mường

Pa Ủ

Xã Tá Bạ

Xã Ka Lăng

Xã Thu Lũm

Xã Mù Cả

TOÀN KHU VỰC

1 Tỷ lệ che phủ rừng % 62,89 67,10 72,76 77,41 82,75 76,89 72,4%

2 Tổng diện tích rừng

hiện có Ha 11.573 22.215 8.277 10.787 9.342 29.489 91.683

Trong đó diện tích rừng trồng mới (Quế, Mắc Ca, Sa mu và

Ha 16,6 - - 27,9 43,5 43,4

131,4

STT Xã, thị trấn Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mường

Pa Ủ

Xã Tá Bạ

Xã Ka Lăng

Xã Thu Lũm

Xã Mù Cả

TOÀN KHU VỰC

những cây khác)

2.1 Rừng tự nhiên Ha 8.451 22.188 8.217 10.482 9.037 29.262 87.637

+ Rừng đặc dụng Ha - - - - 11.215 11.215

+ Rừng phòng hộ Ha 4.662 12.171 4.314 6.528 7.555 12.743 47.973

+ Rừng sản xuất Ha 3.789 10.017 3.904 3.954 1.482 5.304 28.450

2.2 Rừng trồng Ha 158,60 6,33 59,84 176,21 178,03 22,50 602

+ Rừng sản xuất Ha 88,60 6,33 59,84 176,21 178,03 22,50 532

+ Rừng phòng hộ Ha 70,00 - - - - - 70

2.3 Rừng ngoài quy

hoạch lâm nghiệp Ha 2.963 20,5 - 128,2 126,8 204,8 3.443

2.4 Cây mắc ca Ha - - - 11,8 - 38,3 50,1

Nguồn: UBND huyện Mường Tè.

Để thực hiện có hiệu quả, Ban đã xây dựng phương án khoán diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất; họp, bàn tuyên truyền từ bản đến xã để thống nhất quan điểm thực hiện phương án khoán, từ đó thống nhất phương án khoán trên diện tích 3 loại rừng: 5 xã thực hiện theo phương án mỗi hộ tham gia một người trong độ tuổi lao động không phải công chức xã, công chức Nhà nước và đảm bảo về sức khỏe. 01 xã thực hiện phương án theo lao động, hộ nào có bao nhiêu người trong độ tuổi lao động theo quy định, không phải công chức xã, công chức Nhà nước, người đi học, người đi làm ăn xa từ 6 tháng trở lên/năm và đảm bảo về sức khỏe (không bị tàn tật).

Ban quản lý đã phổ biến chính sách chi trả DVMTR, Nghị định 99- 147/CP và các văn bản tỉnh Ban hành, nghĩa vụ của cấp xã, bản, nhân dân đối với công tác bảo vệ rừng, giữ rừng; quyền được hưởng lợi từ rừng, nhân dân bảo vệ tốt, giữ gìn tốt không cho cháy rừng, không phá rừng làm nương ngoài quy hoạch. Năm 2017, Ban đã tuyên truyền được 59 buổi với 3.100 lượt người tham

gia. Nhờ thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân, không đốt rừng, phá rừng làm nương rẫy bừa bãi, vì vậy diện tích rừng tăng lên rõ rệt, độ che phủ của rừng ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, không còn tình trạng thiếu lương thực kéo dài như trước.

Từ khi có chính sách chi trả DVMTR người dân phấn khởi, tin vào Đảng và Nhà nước hơn không còn tình trạng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, công tác tuyên truyền, vận động cũng có trách nhiệm hơn, công tác tuần tra, phòng cháy, chữa cháy, phát dọn thực bì thực hiện sâu sát, thiết thực hơn. Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần tăng thu nhập, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, nhiều hộ gia đình mua sắm đƣợc nhiều vật dụng đắt tiền nhƣ xe máy, tivi, tủ lạnh, trâu, bò, máy công cụ sản xuất nông nghiệp ....

Công tác giữ rừng, phát triển rừng đã và đang lan tỏa thành phong trào rộng khắp các xã, bản của huyện Mường Tè. Từ khi có chính sách chi trả DVMTR thì phong trào giữ rừng, phát triển rừng ở Mường Tè đã nâng lên tầm cao mới. Điển hình là Mù Cả - xã miền núi, vùng sâu, vùng xa của huyện Mường Tè. Diện tích rừng trên địa bàn xã lên đến hơn 29.489 ha, độ che phủ rừng của xã lên đến 77,0%. Toàn xã có hơn 400 hộ dân. Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần giúp bà con dân tộc Hà Nhì nơi đây xóa đói, giảm nghèo.

Mỗi năm, bình quân mỗi hộ dân trong xã đƣợc nhận hơn 25 triệu đồng tiền DVMTR. Mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm khoảng 5%. Kết quả ấn tƣợng đó có một phần đóng góp không nhỏ từ chính sách chi trả DVMTR. Chính sách chi trả DVMTR của Chính phủ đã và đang giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa của xã Mù Cả nói riêng, huyện Mường Tè nói chung có thêm nguồn thu ổn định, vươn lên thoát nghèo. Nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn đã đƣợc đặc biệt quan tâm triển khai hiệu quả; đã truyền về các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng; hướng dẫn người dân trên địa bàn phát nương, đốt nương trong vùng quy hoạch, đúng kỹ thuật, tránh tình trạng phá rừng làm nương và đốt nương cháy lan vào rừng

Xã Tà Tổng đang đƣợc giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trên 28.000 ha rừng. Trong năm 2018, trung bình mỗi hộ gia đình ở Tà Tổng đƣợc nhận trên 28

triệu đồng từ tiền DVMTR; chính quyền xã xác định nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ rừng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, trong đó phòng cháy chữa cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Để thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, cấp ủy, chính quyền xã luôn xác định “phòng là chính, chữa cháy kịp thời”, theo phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ); thành lập đội cơ động bảo vệ rừng với quân số hơn 35 người, có sự tham gia của các lực lượng dân quân, công an cùng các đoàn thể. Chính quyền xã chỉ đạo 12/12 bản thành lập các đội xung kích bảo vệ rừng, thường xuyên canh gác, tuần tra, kiểm soát, đánh giá tình trạng rừng vào thời gian cao điểm, cảnh báo, nghiêm cấm mọi hoạt động xâm hại đến rừng, chỉ đạo nhân dân chủ động thu dọn thực bì, phát đường băng cản lửa.

Một ví dụ nữa ở xã Bum Tở có 9 bản, với tổng dân số gần 2.500 người, trong đó trên 90% là người dân tộc La Hủ. Năm 2017, các hộ dân trong xã đã đƣợc nhận gần 4 tỷ đồng từ tiền DVMTR, năm 2018 gần gấp đôi con số trên.

Đây là nguồn thu nhập ổn định bền vững của bà con. Xác định nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa quan trọng, UBND xã Bum Tở đã thành lập đội cơ động bảo vệ rừng với quân số gần 30 người gồm các lực lượng dân quân, Công an xã, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ. Tất cả các bản đều thành lập đội xung kích bảo vệ rừng và các hộ gia đình đã ký cam kết tham gia đội xung kích bảo vệ rừng. Đội xung kích tại các bản thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát, đánh giá tình hình và sẵn sàng phối hợp với người dân tham gia chữa cháy theo phương châm “4 tại chỗ”. Từ việc cấp ủy, chính quyền xã Bum Tở nhận thức rõ hiệu quả của chính sách DVMTR và chủ động triển khai công tác chăm sóc bảo vệ rừng đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong người dân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cấp ủy, chính quyền xã đã phối hợp với cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện, cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người dân về lợi ích của rừng; tổ chức ký kết các quy định bảo vệ rừng gắn với phòng cháy, chữa cháy rừng cho các hộ dân trên địa bàn. Đồng thời, thành lập các đội cơ động, xung kích bảo vệ rừng tại các bản yêu cầu các đôi chủ động phương án, chuẩn bị phương tiện, dụng cụ chữa

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rừng bền vững gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)